Dùng lời nói yêu cầu trẻ thao tá c( Vẽ, cắt, nặn, )

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 94)

7 Dùng lời nói yêu cầu trẻ thực hiện trong hoạt động vui

chơi

5 25

8 Vẽ vào tranh để giải thích cho trẻ hiểu 0 0

Qua kết quả biểu hiện trên bảng cho thấy, khi chúng tôi đƣa ra 8 biện pháp sử dụng trong quá trình dạy trẻ hiểu từ để tìm hiểu các biện pháp mà giáo viên mầm non đã sử dụng cho thấy:

Số giáo viên sử dụng các biện pháp 1, 2, 3, 4 chiếm tới trên 65%. Đặc biệt là các biện pháp 3,4 thì 100% giáo viên sử dụng. Trong đó, biện pháp sử dụng các tình huống thực tế trong hoạt động hàng ngày để giúp trẻ hiểu từ chỉ chiếm 40%, biện pháp 7 chiếm 25%, còn biện pháp 6 và 8 thì gần nhƣ không có giáo viên nào sử dụng. Đặc biệt, gần nhƣ tất cả các cô giáo ở trƣờng mầm non Thị Trấn, Thanh Chƣơng đều chủ yếu lựa chọn các biện pháp 1, 2, 3, 4. Các cô giáo ở trƣờng Ánh Sao có sử dụng cả phƣơng pháp 7 nhƣng không nhiều. Đây cũng là một lí do để giải thích vì sao tỉ lệ trẻ em ở trƣờng mầm non Ánh Sao có mức độ hiểu từ cao hơn.

Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các biện pháp 1,2,3,4 đƣợc các giáo viên sử dụng nhiều còn các biện pháp 6, 7, 8 lại ít đƣợc sử dụng chúng tôi kết hợp phỏng vấn sâu. Kết quả thu đƣợc cho thấy nhƣ sau:

Hầu hết các giáo viên đều có ý kiến cho rằng, từ trƣớc đến nay họ chỉ biết đến các biện pháp này là các biện pháp chủ đạo. Mặt khác, các biện pháp 1, 2, 3, 4 cũng dễ sử dụng và có thể thực hiện trong các tiết học mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị, cũng nhƣ dễ bao quát, quản lý các cháu. Việc dạy trẻ hiểu từ ở các biện pháp này chỉ cung cấp tên gọi kèm theo mô tả bằng lời hoặc nhận biết các dấu hiệu bên ngoài bằng đồ dùng trực quan. Ví dụ nhƣ các

khái niệm: ở giữa, bên trái, cao nhất,... đƣợc sử dụng trong giờ làm quen với toán có sử dụng lời và đồ dùng trực quan đồng thời có liên hệ những sự vật hiện tƣợng ngay trong lớp học của trẻ.

Tuy nhiên, các biện pháp 6, 7, 8 không đƣợc sử dụng nhiều hoặc không sử dụng là vì một số giáo viên cho rằng họ không nghĩ rằng việc dạy học cho trẻ lại phải cần phải đặt ra những yêu cầu nhƣ vậy cho trẻ thực hiện. Thực chất các biện pháp đó chính là đặt ra yêu cầu để kiểm tra, đánh giá xem trẻ có hiểu từ hay không? Và để thực hiện đƣợc các phƣơng pháp đó nó đòi hỏi cô giáo cũng phải đầu tƣ nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị. Một số giáo viên cũng cho rằng, ngoài việc học tập trên lớp thì sự kết hợp giữa phụ huynh, gia đình với nhà trƣờng là hết sức cần thiết trong việc nâng cao nhận thức của trẻ đặc biệt là khả năng hiểu từ.

Trên cơ sở đặc điểm hiểu từ, các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hiểu từ và qua tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hƣởng tới khả năng hiểu từ chúng tôi đề xuất một số một biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo đó là:

1. Vẽ từ vào tranh để giải thích cho trẻ hiểu

2. Dùng tình huống thực tế khi dạo chơi, tham quan. 3. Dùng lời yêu cầu trẻ hiểu để vẽ tranh.

4. Dùng lời yêu cầu trẻ hiểu để chơi xây dựng

Trong 4 biện pháp chúng tôi đề xuất, do điều kiện thời gian và thực tế chúng tôi chỉ thử nghiệm tác động sƣ phạm biện pháp thứ hai để khẳng định tính khả thi của biện pháp này.

3.3. Kết quả thử nghiệm tác động biện pháp sƣ phạm nhằm nâng cao mức độ hiểu từ của trẻ em mẫu giáo (3-6 tuổi) cao mức độ hiểu từ của trẻ em mẫu giáo (3-6 tuổi)

Qua phân tích kết quả đặc điểm mức độ hiểu từ của trẻ em mẫu giáo (3- 6) tuổi trong mối quan hệ với độ tuổi, giới tính, môi trƣờng sống, và tìm hiểu ảnh hƣởng của một số yếu tố đến mức độ hiểu từ của trẻ. Chúng tôi đã rút ra

một số nguyên nhân làm thúc đẩy hoặc kìm hãm mức độ hiểu từ ở trẻ. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp thiết thực nhằm nâng cao mức độ hiểu từ cho trẻ em mẫu giáo cụ thể là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trƣờng Mầm non Thị Trấn-Thanh Chƣơng. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đã lựa chọn biện pháp nâng cao mức độ hiểu từ qua dạo chơi, tham quan, làm biện pháp tác động.

3.3.1. Lý do lựa chọn biện pháp tác động

Trong các biện pháp để nâng cao mức độ hiểu từ cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi chọn biện pháp: nâng cao mức độ hiểu từ cho trẻ qua dạo chơi, tham quan. Xuất phát từ lý do sau:

Đặc điểm nhận thức nói chung của trẻ mẫu giáo là nhận thức cảm tính và tƣ duy trực quan cho nên chúng ta cũng thấy dễ hiểu khi trẻ mầm non học từ mới không phải bắt đầu bằng câu hỏi “Từ này nghĩa là gì” mà bằng câu hỏi “Cái này là cái gì”. Việc học từ của trẻ không thể tách rời với thế giới vật thể xung quanh, đặc biệt ở giai đoạn đầu, đối với trẻ nhiều khi từ và vật thể chỉ là một.

Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học từ mới chủ yếu vẫn tuân theo quy luật trên. Sự hiểu nghĩa của từ có liên quan chặt chẽ với quá trình nhận thức vật thể của trẻ. Mặt khác, trẻ nhận thức thế giới vật thể xung quanh mình bằng con đƣờng cảm tính là chủ yếu, cho nên trẻ học nắm ý nghĩa của từ cũng phải dựa trên những cảm giác, tri giác cụ thể. Có thể nói, vật thể đối với trẻ vừa là đối tƣợng của nhận thức, vừa là đối tƣợng của ngôn ngữ, kể cả khi những từ có tính khái quát đƣợc hình thành cũng dựa trên cái cụ thể. Ví dụ: các từ nhƣ “thiện”, “ác”, “chăm chỉ”, “lƣời biếng”... đƣợc hình thành trên cơ sở kết quả nhận thức những nét tính cách qua hành động, tình cảm của nhân vật “Tấm” và “Cám” trong câu chuyện “Tấm Cám”.

Tikheeva cũng đã khẳng định: “Ngôn ngữ phát triển bằng con đƣờng trực quan cụ thể” cho nên chúng ta thấy rằng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

nói chung và nâng cao mức độ hiểu từ nói riêng thì việc ngƣời lớn sử dụng phƣơng pháp trực quan là cần thiết và không thể thiếu đƣợc.

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn nhóm phƣơng pháp trực quan để giúp trẻ phát triển khả năng hiểu từ qua đó giúp trẻ mở rộng vốn từ. Do điều kiện về thời gian và thực tế không cho phép nên trong nhóm phƣơng pháp trực quan chúng tôi chỉ lựa chọn biện pháp giúp trẻ hiểu từ qua dạo chơi, tham quan. Theo chúng tôi thì qua dạo chơi tham quan chúng tôi đƣa trẻ tới gần vật thể, các hiện tƣợng tự nhiên cũng nhƣ hoạt động của con ngƣời. Qua đó, trẻ đƣợc làm quen với những từ gắn liền với đối tƣợng đang quan sát ở những tình huống và hoàn cảnh khác nhau. Những thắc mắc, những suy nghĩ, những nhận xét của trẻ sẽ đƣợc cô giáo giúp trẻ hiểu rõ ràng bằng chính những đối tƣợng xung quanh, giúp trẻ hiểu từ chính xác. Sau những buổi dạo chơi tham quan chúng tôi có tổ chức những biện pháp củng cố các nhận thức và ấn tƣợng mà trẻ đã thu lƣợm (trò chuyện, vẽ tranh, kể lại...)

3.3.2. Mục đích thử nghiệm biện pháp tác động phạm

Khẳng định đƣợc vai trò và tác dụng thiết thực của biện pháp: nâng cao mức độ hiểu từ cho trẻ em mẫu giáo qua tổ chức dạo chơi tham quan

3.3.3. Nội dung và cách thức tác động

Nội dung, cách thức tác động, các tiêu chuẩn, cách đánh giá. Chúng tôi đã trình bày trong nội dung chƣơng 2.

3.3.4. Kết quả thử nghiệm biện pháp tác động sư phạm

3.3.4.1. Đo lần 1 mức độ hiểu từ của trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi tiến hành đo lần 1 mức độ hiểu từ của trẻ em 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, bằng trắc nghiệm các khái niệm ngôn ngữ cơ bản của De Boehm, thu thập tài liệu và xử lý. Chúng tôi thu đƣợc kết quả mức độ hiểu từ của trẻ em trên bảng 3.12

Bảng 3.12 Mức độ hiểu từ của trẻ đo lần 1 Nhóm Mức độ hiểu từ Đối chứng Thực nghiệm Số lƣợng % Số lƣợng % Cao 5 21.7 4 17.4 Trung bình 10 43.5 11 47.8 Thấp 8 34.8 8 34.8

Kết quả đo lần 1, mức độ hiểu từ của trẻ em hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong bảng 3.12 cho thấy: trẻ em hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có mức độ hiểu từ tƣơng đối cân bằng nhau.

Thể hiện:

Mức độ hiểu từ mức trung bình trở lên: Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ 65.2% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ 65.2% Mức độ hiểu từ cao: Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ 21.7% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ 17.4% Mức độ hiểu từ mức trung bình : Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ 43.5% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ 47.8% Mức độ hiểu từ thấp: Nhóm đối chứng đạt tỷ lệ 34.8% Nhóm thực nghiệm đạt tỷ lệ 34.8%

3.3.4.2. Tiến hành thử nghiệm tác động biện pháp sư phạm

- Trẻ em nhóm đối chứng hoạt động vui chơi đúng theo nội dung chƣơng trình quy định.

- Trẻ em nhóm thực nghiệm ngoài hoạt động vui chơi trong chƣơng trình quy định, chúng tôi tổ chức các trò chơi trong nội dung thử nghiệm trong các giờ chơi tự do, đặc biệt là tổ chức các buổi dạo chơi tham quan vào buổi chiều thứ 6, cứ 2 tuần trẻ đƣợc đi tham quan một lần. Chúng tôi đã tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan các địa điểm gần trƣờng đó là:

Hồ nƣớc Thủy Tiên Cánh đồng lúa mùa cấy

Quan sát vƣờn cây ăn quả và vƣờn hoa Quan sát đƣờng phố

Quan sát vƣờn hoa

Sau khi chọn địa điểm hợp lý, thuận tiện ở gần trƣờng chúng tôi lên kế hoạch tổ chức trò chơi gắn từ với các sự vật hiện tƣợng gần gũi xung quanh trẻ. Chúng tôi chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi lƣợt hƣớng dẫn trẻ quan sát khoảng 30 phút

+ Tiến hành: Cô cùng các trẻ đứng ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát nhất rồi trò chuyện gây hứng thú cho trẻ thông qua trò chơi: “Ai tinh mắt”

* Các con hãy nhìn và chỉ cho cô xem, trong đàn vịt kia, những con vịt nào xếp thành một cặp, và những con vịt nào bơi tách rời ra. Và con vịt nào thì bơi mỗi mình thôi.

* Trong mấy cái thuyền kia, cái thuyền nào to trung bình?

* Những con vịt nào xếp thành một hàng, trong hàng đó thì con vịt màu gì đứng thứ nhất, và con vịt màu gì xếp cuối cùng.

Con vịt nào xếp thứ nhì sau con vịt màu xám và con nào là con thứ ba? * Cô đố các con biết ở chính giữa hồ nƣớc có cái gì? (cái thuyền) ...

Qua các tình huống trong thực tế, trẻ đƣợc luyện tập vận dụng khái niệm vào tình huống giao tiếp cụ thể, hình thành đƣợc mối liên hệ giữa biểu tƣợng và từ ngữ.

- Thời gian thử nghiệm tác động biện pháp sƣ phạm là 2 tháng (theo kế hoạch đã trình bày ở chƣơng 2).

- Sau 2 tháng thử nghiệm tác động biện pháp chúng tôi tiến hành đo nghiệm lần hai về mức độ hiểu từ của trẻ thuộc hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Từ kết quả thu đƣợc chúng tôi tổng hợp số liệu cả hai lần đo trong bảng 3.13

Bảng 3.13: Mức độ hiểu từ của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm đo lần 1,

lần 2 (Đơn vị %)

Nhóm Mức độ hiểu từ

Đối chứng Thực nghiệm

Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 1 Lần đo 2

Cao 21.7 26.1 17.4 30.4 Trung bình 43.5 43.5 47.8 52.2 Thấp 34.8 30.4 34.8 17.4 21.726.1 43.5 43.5 34.8 30.4 17.4 30.4 47.8 52.2 34.8 17.4 0 10 20 30 40 50 60 Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp Đo lần 1 Đo lần 2 Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 3.5. Mức độ phát triển khả năng hiểu từ của nhóm trẻ đối chứng và thực nghiệm sau hai lần đo

Kết quả đo lần 1, lần 2, mức độ hiểu từ của trẻ em hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong bảng 3.13 và biểu đồ 3.5, cho thấy:

Mức độ hiểu từ của trẻ em hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có xu hƣớng phát triển tăng ở mức độ hiểu từ cao, trung bình và đồng thời có xu hƣớng giảm đi ở mức hiểu từ thấp.

Mức độ hiểu từ mức trung bình trở lên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm đối chứng: Đo lần 1 đạt tỷ lệ 65.2.% Đo lần 2 đạt tỷ lệ 69.6% Nhóm thực nghiệm: Đo lần 1 đạt tỷ lệ 65.2.7% Đo lần 2 đạt tỷ lệ 82.6% Mức độ hiểu từ thấp: Nhóm đối chứng: Đo lần 1 đạt tỷ lệ 34.8% Đo lần 2 đạt tỷ lệ 30.4% Nhóm thực nghiệm: Đo lần 1 đạt tỷ lệ 34.8% Đo lần 2 đạt tỷ lệ 17.4%

- Mức độ hiểu từ trung bình của trẻ em nhóm đối chứng có mức độ tăng chậm hơn mức độ hiểu từ của trẻ em nhóm thực nghiệm và cũng giảm chậm hơn trẻ em nhóm thực nghiệm về mức độ hiểu từ thấp.

Nhóm đối chứng:

Mức độ hiểu từ cao tăng 4.4 % (21.7% và 26.1%)

Mức độ hiểu từ trung bình ổn định giữa hai lần đo 43.5% Mức độ hiểu từ thấp giảm 4.4% (34.8 và 30.4%)

Nhóm thực nghiệm:

Khi tác động biện pháp dạo chơi, tham quan để nâng cao mức độ hiểu từ cho trẻ chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các em đều rất hứng khởi, vui vẻ hân hoan. Gƣơng mặt của các cháu ai nấy cũng đều rạng ngời. Khi cả đoàn vừa bƣớc chân đến hồ nƣớc Thủy Tiên, các cháu reo hò “vịt, vịt tề các bạn ơi”. Sau khi ổn định tổ chức, nghiệm viên tổ chức một trò chơi “Ai thông

minh nhất”. Sau đó nghiệm viên đặt câu hỏi? “Cô đố các bạn biết trƣớc mặt chúng mình là cái gì? Ai thông minh nhất cho cô biết nào?” Trẻ xung phong “Cháu ạ, cháu ạ!”. Khi đƣợc trả lời các trẻ rất vui, cháu thì bảo là cái “Cái ao”, cháu bảo là cái “’hồ’, cháu thì bảo là “hồ Thủy Tiên” và cứ nhƣ thế các cháu cứ kháo nhau, mỗi ngƣời một ý rất náo nhiệt. Nghe ý kiến của các cháu nghiệm viên đều hỏi lí do vì sao cháu gọi tên nhƣ vậy? Mỗi cháu đều có lí do riêng của mình. Sau khi nghe sự lý giải của các trẻ, nghiệm viên kết luận và giải thích cho trẻ hiểu. Tiếp đó nghiệm viên lại hỏi: “Các con hãy nhìn và chỉ cho cô xem, trong đàn vịt kia, những con vịt nào xếp thành một cặp”. Với câu hỏi này có trẻ chỉ sai, có trẻ chỉ đúng, chẳng hạn H trả lời đúng và còn giải thích “một cặp là hai cô ạ, vì hôm qua bà ngoại bảo cho con một cặp bánh có hai chiếc bánh cô ạ!”... Nhìn chung khi các cháu dạo chơi tham quan tiếp xúc với các sự vật hiện tƣợng tự nhiên các cháu tỏ ra rất chủ động trong ngôn ngữ, các cháu gọi tên đối tƣợng, thẩm chí còn hỏi nhau, thảo luận với nhau, thậm chí cả tranh luận... Đây là điều kiện để phát huy khả năng ngôn ngữ rất thuận lợi.

Sau 2 tháng đƣợc dạo chơi tham quan cùng với việc đƣợc củng cố lại các ấn tƣợng về những buổi dạo chơi tham quan trong các giờ chơi tự do, kết quả hiểu từ của trẻ em nhóm thực nghiệm tăng lên rõ rệt.

Mức độ hiểu từ cao tăng lên 13% so với lần đo thứ nhất (17.4% và 30.4%).

Mức độ hiểu từ trung bình:

Tăng lên 4.4% so với lần đo thứ nhất (47.8% và 52.2%)

Mức độ hiểu từ thấp:

Giảm 17.4% so với lần đo thứ nhất (34.8% và 17.4%)

- Sau khi có tác động biện pháp sƣ phạm đối với trẻ em nhóm thực nghiệm kết quả thu đƣợc cho thấy mức độ phát triển và hiểu từ của trẻ em

nhóm thực nghiệm cao hơn trẻ em nhóm đối chứng. Kết quả thể hiện rõ rệt sau lần đo 2.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 94)