Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ là nhận thức cảm tính và tƣ duy trực quan cùng với điều kiện thực tế cho phép chúng tôi thử nghiệm tác động vào khả năng hiểu từ của trẻ. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác động
trên 23 trẻ (5-6 tuổi) thuộc nhóm thực nghiệm và 23 trẻ cùng độ tuổi thuộc nhóm đối chứng.
Mục đích: Thông qua tổ chức các trò chơi trong hoạt động vui chơi
chúng tôi tác động đến mức độ hiểu từ của trẻ em mẫu giáo, nhằm khẳng định đƣợc tính đúng đắn của biện pháp tác động sƣ phạm.
Nội dung:
- Trẻ em nhóm đối chứng hoạt động vui chơi bình thƣờng, theo đúng nội dung vui chơi trong chế độ sinh hoạt.
- Trẻ em nhóm thực nghiệm hoạt động vui chơi bình thƣờng, theo đúng nội dung vui chơi trong chế độ sinh hoạt
Riêng các giờ chơi tự do, trẻ em nhóm thực nghiệm chơi các hình thức trong nội dung thử nghiệm.
- Thông qua hình thức dạo chơi, tham quan của nội dung thử nghiệm, trẻ em đƣợc củng cố 40/50 khái niệm, đặc biệt là những khái niệm mà trẻ chƣa hiểu đúng.
Chọn mẫu: Trẻ em thuộc nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp 1-1 về phƣơng diện giới tính, sức khoẻ, khả năng hiểu từ.
Cách tiếp cận: Nhà nghiên cứu tiếp xúc tự nhiên với trẻ quan sát và giúp cô giáo phụ trách lớp tổ chức những buổi dạo chơi, tham quan ở các giờ chơi tự do của trẻ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Cách tiến hành: Nội dung nghiên cứu đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Bước 1: Đo lần 1 khả năng hiểu từ của trẻ bằng trắc nghiệm các khái niệm ngôn ngữ cơ bản của De Boehm ở nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Bước 2: Lập bảng đánh giá khả năng hiểu từ của trẻ em hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Sau đó xử lý các kết quả thu đƣợc, phân loại khả năng hiểu từ của trẻ, nhận xét về khả năng hiểu từ giữa 2 nhóm.
Bước 3: Tác động nhằm nâng cao khả năng hiểu từ của trẻ thuộc nhóm thực nghiệm thông qua tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan.
Bước 4: Đo lần 2 về khả năng hiểu từ của trẻ em thuộc 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm với hình thức đo 1 lần.
Bước 5: Xử lý các số liệu thu đƣợc qua 2 lần đo bằng công thức toán học, đánh giá khả năng hiểu từ của nhóm đối chứng và thực nghiệm của lần đo 2.
Bước 6: Nhận xét kết quả của quá trình tác động sƣ phạm nhằm nâng cao khả năng hiểu từ cho trẻ dựa trên kết quả phân loại 2 lần đo.
Nội dung thực nghiệm nhƣ sau: Chúng tôi tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan những địa điểm: Hồ nƣớc Thủy Tiên, Cánh đồng lúa mùa cấy, vƣờn cây ăn quả, đƣờng phố, Vƣờn hoa,...
* Các con hãy nhìn và chỉ cho cô xem, trong đàn vịt kia, những con vịt nào xếp thành một cặp, và những con vịt nào bơi tách rời ra. Và con vịt nào thì bơi mỗi mình thôi.
* Trong mấy cái thuyền kia, cái thuyền nào to trung bình?
* Những con vịt nào xếp thành một hàng, trong hàng đó thì con vịt màu gì đứng thứ nhất, và con vịt màu gì xếp cuối cùng. Con vịt nào xếp thứ nhì sau con vịt màu xám và con nào là con thứ ba?
* Cô đố các con biết ở chính giữa hồ nƣớc có cái gì? (cái thuyền) Quan sát cánh đồng lúa
* Trong các đám mạ trƣớc mặt, đám mạ nào rộng nhất? * Đám ruộng nào còn nguyên chƣa cấy?
* Đám ruộng nào đã cấy xong rồi? Có mấy đám ruộng giống nhƣ vây? (2 đám ruộng cấy xong)
* Đám ruộng nào đã cấy đƣợc một nửa? * Đám ruộng nào mới bắt đầu cấy?
* Những đám ruộng nào có số ngƣời cấy bằng nhau?
* Trong hai bác nông dân này, bác nào đang cúi xuống cấy lúa? Bác nào đứng gần bờ nhất và bác nào thì đứng xa bờ nhất?
* Kề bên bác nông dân là con gì đang gặm cỏ? * Con trâu nào đang gặm cỏ chạm sát bờ ruộng? Quan sát vƣờn cây ăn quả
* Trong những loại cây này, loại cây nào có nhiều quả nhất? Cây nào
không có quả ?
* Trong mấy cây đào này, cầy nào có nhiều hoa và cây nào gần như
không có hoa? Cây nào có vài bông hoa? * Cây gì leo xung quanh cây cau?
* Loại cây nào không khi nào có quả? (cây cảnh) * Bên phải cổng vào vƣờn là cây gì?
* Bên trái cổng vào vƣờn là cây gi?
* Hãy xếp thứ tự các cây cau này, từ cây thấp nhất đến cây cao trung bình và cây cao nhất.
...