Để đánh giá một cách khách quan kết quả nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng một số công thức toán học
- Công thức tính %
- Công thức toán học để xác định các số trung bình cộng, số trung vị, số yếu vị
Số trung vị ( 1) 2 1 N (N là số khách thể đƣợc nghiên cứu) Số trung bình cộng: N X
M (X là điểm nguyên thuỷ của từng
khách thể).
Số yếu vị: Điểm X có tần số lớn nhất trong dãy điểm nguyên thuỷ của N
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi
Kết quả trắc nghiệm "Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản" của De Boehm trên 252 trẻ mẫu giáo ở 3 độ tuổi (3-4), (4-5), (5-6) thu đƣợc nhƣ sau.
3.1.1. Bức tranh tổng thể về mức độ hiểu từ của trẻ MG (3-6) tuổi
Bảng 3.1. Mức độ hiểu từ của trẻ em tuổi mẫu giáo (3-6)
Mức độ hiểu từ Khách thể Cao Trung bình Thấp Số lƣợng Tần suất % Số lƣợng Tần suất % Số lƣợng Tần suất % 252 72 28.6 111 44 69 27.4
Biểu đồ 3.1 Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi)
Qua kết quả nghiên cứu khả năng hiểu từ của trẻ em mẫu giáo đã đƣợc trình bày ở trên, có thể thấy, đặc điểm hiểu từ của trẻ mẫu giáo đƣợc chia thành 3 mức độ khác nhau: Mức độ hiểu từ cao, trung bình và mức hiểu từ thấp. Quan sát bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy khả năng hiểu từ của trẻ em mẫu giáo phát triển không đồng đều. Phần lớn trẻ mẫu giáo đƣợc nghiên
44
27.4 28.6
Mức độ hiểu từ cao
Mức độ hiểu từ trung bình Mức độ hiểu từ thấp
cứu có mức độ hiểu từ đạt từ mức trung bình trở lên chiếm 71.4%. Trong đó, mức độ hiểu từ đạt ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 mức độ hiểu từ 44.%. Mức độ hiểu từ thấp chiếm tỷ lệ thấp nhất 27.4%.
- Đặc điểm trẻ em có mức độ hiểu từ cao.
+ Số điểm đạt đƣợc ở trẻ (3-4) tuổi từ (29-50) điểm + Số điểm đạt đƣợc ở trẻ (4-5) tuổi từ (39-50) điểm + Số điểm đạt đƣợc ở trẻ (5-6) tuổi từ (42-50) điểm
Ở những trẻ em có mức độ hiểu từ cao, thƣờng nhận biết đƣợc chính xác dấu hiệu bên ngoài của sự vật qua hình ảnh trong item. Và trẻ chỉ đúng đƣợc các hình ảnh tƣơng ứng với khái niệm nêu trong câu hỏi trắc nghiệm.
Ví dụ: Nội dung item 13, Vẽ hình ảnh những cái hộp đựng trứng, có số lƣợng khác nhau: nhiều trứng nhất, ít trứng nhất và vừa phải. Để thể hiện là trẻ hiểu đƣợc khái niệm "nhiều trứng nhất", trẻ phải so sánh đƣợc số lƣợng của 3 cái hộp đựng trứng và chỉ đúng cái hộp có nhiều trứng nhất.
+ Với 252 trẻ đƣợc nghiên cứu có 4 trẻ đạt số điểm hiểu từ cao nhất, đó là các cháu:
Cháu Nguyễn Xuân Ph. (4-5) tuổi Trƣờng Mầm non Ánh Sao 47 điểm. Cháu Nguyễn Thị H. (5-6 ) tuổi Trƣờng Mầm non Thị Trấn Thanh Chƣơng, Nghệ An 48 điểm.
Cháu Phan Huy H., Ngô Quang B. (5-6) tuổi Trƣờng Mầm non Ánh Sao – Cầu Giấy – Hà Nội đạt 48 điểm.
Ví dụ: Cháu Phan Huy H., có mức độ hiểu từ cao hơn nhiều so với các cháu khác. Cháu hiểu đƣợc 48/50 khái niệm của trắc nghiệm. Cháu H trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi của trắc nghiệm. Các câu hỏi đặt ra với trẻ, chỉ cần một lần hỏi, cháu đã xác định đƣợc câu trả lời và đánh dấu đúng hình ảnh trong item. Thời gian tiến hành trắc nghiệm với cháu H chỉ có 10 phút trong khi các cháu khác phải từ 15-20 phút trở lên.
" H cho cô hỏi: "Sao cháu biết cái đĩa này có vài cái bánh" cô giáo hỏi trẻ và chỉ vào item 8. H trả lời: cháu chỉ vào từng đĩa bánh "đĩa này có một chiếc, đĩa này có nhiều bánh, còn đĩa này chỉ có vài chiếc thôi ạ". Cháu đã biết so sánh số lƣợng bánh trong các đĩa để trả lời câu hỏi.
Nội dung item 8: yêu cầu trẻ hiểu từ "vài". "... Cháu hãy vẽ một chữ thập lên trên cái đĩa đựng vài cái bánh".
Item 33: “Hãy nhìn cái ghế ngồi, quả táo và những cái bánh qui. Các em hãy vẽ một chữ thập lên cái mà một đứa trẻ không khi nào ăn nó... Hãy vẽ một chữ thập lên cái mà một đứa trẻ không khi nào ăn nó...”
Những trẻ em hiểu từ ở mức trung bình, có số điểm đạt đƣợc. Với trẻ mẫu giáo bé (3-4) tuổi từ 27-28 điểm
Với trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5) tuổi từ 36-38 điểm Với trẻ mẫu giáo lớn (5-6) tuổi từ 40-41 điểm
- Đặc điểm trẻ có mức độ hiểu từ thấp:
+ Trẻ em mức độ hiểu từ thấp, số điểm đạt đƣợc. Trẻ (3-4) tuổi từ 0-26 điểm
Trẻ (4-5) tuổi từ 0-35 điểm Trẻ (5-6) tuổi từ 0-39 điểm
+ Ở trẻ em mức độ hiểu từ thấp chúng ta thấy các trẻ thể hiện không nhận biết đƣợc đầy đủ dấu hiệu bên ngoài của sự vật qua tranh, tƣơng ứng với nội dung khái niệm nêu trong câu hỏi trắc nghiệm. Trẻ chỉ sai, đánh dấu sai vào hình vẽ mà nghiệm viên yêu cầu.
Ví dụ: Cháu Nguyễn Phƣơng L (4-5 tuổi) trƣờng Mầm non Ánh Sao, trong nội dung item 2: "Hãy nhìn Các hột chuỗi với những sợi dây, vẽ một chữ thập lên trên hình có sợi dây xuyên qua. Khi nghe xong câu hỏi Cháu chỉ vào hình thứ hai ở giữa. Nghiệm viên hỏi trẻ có phải cái dây này xuyên qua không? Trẻ lại chỉ vào hình thứ 3 tính từ trái qua phải vào.
Nhìn chung, trẻ em hiểu từ thấp, thƣờng có các biểu hiện khác nhau nhƣ cháu Trần Thanh T (3-4) tuổi trƣờng Mầm non Thị Trấn - Thanh Chƣơng - Nghệ An, khi nghiệm viên hỏi thì Chỉ chú ý vào tranh mà ít chú ý vào câu hỏi trắc nghiệm, nên trả lời câu hỏi sai nhiều, cháu chỉ đạt đƣợc 20 điểm/50 điểm.
Cháu Vũ Thị T (5-6) tuổi Trƣờng Mầm non Ánh Sao - Hà Nội, trả lời rất nhanh, nhƣng sai nhiều, ít suy nghĩ trƣớc câu hỏi của nghiệm viên. Cháu đạt 28 điểm/50. Mức độ hiểu từ của cháu chỉ tƣơng đƣơng với mức độ hiểu trung bình của trẻ mẫu giáo (3-4) tuổi. Cháu Nguyễn Thị B, Ngô Đức H (3-4) tuổi trƣờng Mầm non Thị Trấn – Thanh Chƣơng – Nghệ An ... trả lời rất chậm chạp, có nhiều item trắc nghiệm viên phải nhắc nhở cháu "cháu chỉ cho cô xem nào". Cháu mới chỉ vào tranh, trả lời sai nhiều. Các cháu chỉ đạt 18/50 điểm.
3.1.2. Đặc điểm hiểu từ đúng và chưa đúng của trẻ em mẫu giáo (3-6) tuổi 6) tuổi
Trắc nghiệm "Các khái niệm ngôn ngữ cơ bản" của De Boehm gồm 50 item. Mỗi item chứa 1 từ (khái niệm) yêu cầu trẻ hiểu đúng ở mức: nghe xong câu hỏi, trẻ nhận biết dấu hiệu bên ngoài của hình ảnh trong hình vẽ phù hợp với khái niệm, chỉ đúng và gọi tên (nếu cần). Dựa trên đặc điểm đặc trƣng của các loại từ. Chúng tôi phân 50 khái niệm (50 từ) trong trắc nghiệm thành các loại:
- Các khái niệm chỉ ý nghĩa quan hệ về phạm vi hoặc không gian - Các khái niệm chỉ quan hệ giải thích
- Các khái niệm chỉ hƣớng rời chuyển hay nối kết của thành công - Các khái niệm chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian
- Các khái niệm chỉ quan hệ so sánh đối chiếu - Các khái niệm chỉ hành động
- Các khái niệm chỉ quan hệ diễn biến trong không gian - Các khái niệm chỉ thứ tự
- Các khái niệm chỉ đặc điểm tổ chức sự vật - Các khái niệm biểu thị số lƣợng
- Các khái niệm chỉ kết quả hành động - Các khái niệm chỉ sự khẳng định, phủ định - Các khái niệm chỉ không gian xác định
- Các khái niệm chỉ ý nghĩa phân phối về số lƣợng - Các khái niệm chỉ đặc trƣng về số lƣợng
- Các khái niệm chỉ sự so sánh về lƣợng - Các khái niệm chỉ sự so sánh về hình thể - Các khái niệm chỉ sự đặc trƣng tuyệt đối
Qua khảo sát mức độ hiểu từng khái niệm trong các loại khái niệm nêu trên. Chúng tôi thu đƣợc kết quả từ của trẻ (3-6) tuổi nhƣ sau:
Bảng 3.2: Tỷ lệ % hiểu đúng và hiểu chƣa đúng các từ của trẻ mẫu giáo
(n=252)
TT Nội dung Hiểu đúng Hiểu chƣa
đúng 1 Phía trên 88.5 11.5 4 Kề bên 63.9 36.1 5 Trong nhà 85.7 14.3 7 Chính giữa 82.1 17.9 10 Xung quanh 84.5 15.5 14 Ở giữa 81.3 18.7 18 Góc 50.8 49.2 26 Chính giữa 79.4 20.6 28 Chạm sát 77.8 22.2
TT Nội dung Hiểu đúng Hiểu chƣa đúng 34 Dƣới 78.2 21.8 38 Bên phải 64.3 35.7 41 Ở trên 83.3 16.7 44 Bên trái 69.8 30.2
24 Khái niệm chỉ quan hệ giải thích:
Gần nhƣ 76.6 23.4
Khái niệm chỉ hƣớng rời chuyển hay nối kết của hành động
2 Xuyên qua 84.5 15.5
43 Rời xa 77 23
39
Khái niệm chỉ hành động
Cúi xuống 82.1 17.9
Khái niệm chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian
23 Xong rồi 79.4 20.6
29 Bắt đầu 47.6 52.4
Khái niệm chỉ quan hệ so sánh đối chiếu
27 Giống 76.2 23.8
31 Giống nhau 77.4 22.6
22 Khác hơn 75.4 24.6
35 Giống 70.6 29.4
15 Các khái niệm chỉ quan hệ tồn tại:
Còn nguyên 79.4 20.6
TT Nội dung Hiểu đúng Hiểu chƣa đúng trong không gian:
3 Xa nhất 61.5 38.5 9 Xa bờ nhất 60.7 39.3 16 Gần bờ nhất 82.9 17.1 Khái niệm chỉ thứ tự: 17 Thứ nhì 38.9 61.2 49 Thứ ba 34.5 65.5
Khái niệm chỉ đặc điểm tổ chức sự vật:
32 Thứ nhất, cuối cùng 45.6 54.4
21 Một hàng 63.9 36.1
Khái niệm biểu thị số lƣợng:
25 Nửa cái bánh 68.7 31.3
45 Một cặp (một đôi) 50.8 49.2
6 Vài 82.1 17.9
8 Vài 79.8 20.2
48 Khái niệm chỉ kết quả hành động:
Thứ tự 45.2 54.8
36 Khái niệm chỉ sự khẳng định:
Luôn luôn có 52.4 47.6
33 Khái niệm chỉ sự phủ định
Không khi nào 61.9 38.1
40 Không có 81.3 18.7
46 Khái niệm chỉ không gian xác
TT Nội dung Hiểu đúng Hiểu chƣa đúng 42 Khái niệm chỉ ý nghĩa phân phối
về số lƣợng: Mỗi 63.5 36.5 19 Khái niệm chỉ đặc trƣng về số lƣợng: Nhiều 80.6 19.4 20 Dài 71.4 28.6 11 Khái niệm chỉ so sánh về lƣợng: Trên cao nhất 82.5 17.5 13 Nhiều nhất 81.3 18.7 47 Bằng nhau 68.7 31.3 50 Ít nhất 82.5 17.5 12 Rộng nhất 77.4 22.6 37 Khái niệm chỉ sự so sánh về hình thể: To trung bình 36.5 63.5
30 Khái niệm chỉ sự đặc trƣng tuyệt
đối: Khác 69.4 30.6
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy biểu hiện mức độ hiểu từ đúng, chƣa đúng của trẻ em mẫu giáo có một số đặc điểm sau:
- Trẻ mẫu giáo hiểu các khái niệm không đồng đều: Trong 50 khái niệm ngôn ngữ dùng để đo mức độ hiểu từ của trẻ có 29/50 khái niệm đƣợc đa số trẻ em (trên 70%) hiểu đúng, có 7/50 khái niệm đa số trẻ em (trên 50%) chƣa hiểu đúng.
- Trẻ mẫu giáo có xu hƣớng hiểu các khái niệm chỉ ý nghĩa quan hệ về phạm vi hoặc không gian tốt hơn các khái niệm chỉ quan hệ diễn biến trong
không gian (trong 13 khái niệm chỉ quan hệ về phạm vi hoặc không gian có 9/13 khái niệm trên 76% trẻ hiểu đúng).
- Các khái niệm chỉ so sánh về lƣợng, trẻ em hiểu tốt hơn các khái niệm chỉ sự so sánh về hình thể. (Khái niệm: to trung bình có 36.5% trẻ hiểu đúng, khái niệm: ít nhất có 82.5% trẻ hiểu đúng).
- Xu hƣớng hiểu đƣợc các khái niệm chỉ thứ tự, đặc điểm tổ chức sự vật, quan hệ diễn biến theo thời gian, chỉ sự so sánh về hình thể ở trẻ em mẫu giáo còn ở mức độ thấp (trên 50% trẻ hiểu chƣa đúng). Ví dụ khái niệm: thứ , thứ nhì, thứ ba trên 60% trể hiểu chƣa đúng, Thứ nhất – cuối cùng có 54,4 % hay to trung bình có 63.5% trẻ hiểu chƣa đúng…
Tại sao trẻ mẫu giáo có mức độ hiểu từ khác nhau nhƣ vậy. Có thể đề cập đến một số nguyên nhân sau:
1. Một số khái niệm đƣợc đa số trẻ hiểu đúng bởi do các khái niệm này trẻ đã đƣợc làm quen, hình thành đƣợc mối liên hệ giữa từ với biểu tƣợng cụ thể thông qua hoạt động giáo dục cơ bản ở trƣờng mầm non, đặc biệt là hoạt động học tập. Trong chƣơng trình "làm quen với các biểu tƣợng toán học" trẻ em từ (3-4) tuổi đã đƣợc làm quen với các khái niệm trên - dƣới, nhiều - ít, rộng - hẹp, dài - ngắn… đồng thời trẻ đƣợc luyện tập vận dụng các khái niệm vào tình huống cụ thể nhƣ so sánh nhiều hơn - ít hơn, dài hơn - ngắn hơn, nhiều nhất, ít nhất… Nhƣ vậy, việc gắn khái niệm với tình huống hoạt động trực tiếp với đối tƣợng đã giúp trẻ hiểu đƣợc khái niệm.
2. Một số khái niệm trẻ em hiểu đƣợc do trẻ sử dụng thƣờng xuyên trong hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, trong vui chơi ở trƣờng. Ví dụ: các khái niệm ở giữa, xung quanh, trong, xong rồi...
3. Có một số khái niệm, đa số trẻ em chƣa hiểu đƣợc là do những nguyên nhân sau:
- Các khái niệm đó ít đƣợc vận dụng vào những hoạt động, những tình huống thực tiễn hàng ngày của trẻ để giao tiếp, để nhận thức nên việc hiểu
khái niệm còn gặp nhiều khó khăn, trẻ khó nhớ. Nếu không đƣợc luyện tập trƣớc đó thì việc đƣa khái niệm vào câu trong giao tiếp với trẻ thì đa phần các trẻ trả lời chƣa đúng. Ví dụ: Khái niệm một cặp, luôn luôn có, thứ nhì, thứ ba…
Chẳng hạn: Trong nội dung item 17 "Hãy nhìn các con vật đang đi. Con này đi đằng sau con kia. Cháu vẽ một chữ thập lên con đi thứ nhì".
Qua khảo sát cho thấy, trẻ chỉ vào bất cứ con vật nào đi sau con đầu tiên và hiểu đó là con vật đi thứ nhì.
- Tính chủ định của quá trình tâm lý phát triển chƣa cao, điều này ảnh hƣởng tới kết quả hiểu từ của trẻ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy trẻ em hay hấp tấp, nóng vội trả lời câu hỏi, mà ít khi chú ý lắng nghe hết nội dung câu hỏi, nhất là các câu hỏi hơi dài hơn so với các câu hỏi khác.
- Có những khái niệm trẻ hiểu đƣợc do sự bắt chƣớc, tự phát trong giao tiếp hàng ngày, cho nên trẻ thật sự hiểu chúng chƣa chính xác.
Ví dụ: Khái niệm "to trung bình" trong nội dung item 37 "Hãy nhìn mấy con cá, cháu hãy vẽ một chữ thập lên trên con cá trung bình".
Đa số trẻ mẫu giáo đã hiểu đƣợc đúng khái niệm to hơn, nhỏ hơn và sử dụng chúng để so sánh kích thƣớc hai đồ vật cùng loại. Song khi gặp khái
niệm: “to trung bình” thì các cháu tỏ ra lúng túng và đều đánh dấu vào con cá to nhất, hiểu đó là con cá ''to trung bình".
- Khả năng nắm ngữ pháp, sử dụng từ vào tình huống giao tiếp cụ thể của trẻ em chƣa thành thạo. Chúng tối nhận thấy, có khái niệm, thật sự không xa lạ với trẻ nhƣng do khái niệm đặt trong câu phức, trong tình huống nhận thức mới lạ với trẻ, trẻ em thể hiện chƣa hiểu đúng khái niệm.
Ví dụ: Khái niệm "kia" trong nội dung item 46.
"Hãy nhìn mấy hình vuông, trong một hình vuông có chữ thập. Các cháu hãy nhảy qua một hình vuông và vẽ một chữ thập lên hình vuông kia''.
Kết quả trẻ em trả lời hình vuông "kia'' là hình thứ ba, thứ tƣ một cách lẫn lộn.
- Khả năng suy luận ở trẻ em phát triển chƣa cao, cộng với vốn kinh nghiệm sống còn nghèo nàn cho nên có một số khái niệm muốn hiểu đƣợc chúng đòi hỏi trẻ phải suy luận dựa trên việc đã hiểu một số khái niệm khác. Đối với trẻ mẫu giáo đây quả là một điều khó khăn.