Ảnh hưởng của các biện pháp dạy trẻ hiểu từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 93)

Chúng tôi phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn 20 giáo viên tại hai trƣờng mầm non Ánh Sao và mầm non Thị Trấn – Thanh Chƣơng, Nghệ An. Trong đó, hầu hết giáo viên đều có kinh nghiệm 10 năm giảng dạy trở lên, và một số giáo viên trên 3 năm kinh nghiệm. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.11 Các biện pháp dạy trẻ hiểu từ

TT Các biện pháp Số

lƣợng

%

1 Dùng lời giải thích cho trẻ hiểu 16 80

2 Dùng lời kết hợp với đồ dùng trực quan 13 65 3 Dùng đồ dùng trực quan để minh họa, giải thích 20 100 4 Dùng lời kết hợp với động tác minh họa 20 100

5 Dùng các tình huống thực tế trong hoạt động hàng ngày (hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan...)

8 40

6 Dùng lời nói yêu cầu trẻ thao tác ( Vẽ, cắt, nặn,..) 0 0 7 Dùng lời nói yêu cầu trẻ thực hiện trong hoạt động vui 7 Dùng lời nói yêu cầu trẻ thực hiện trong hoạt động vui

chơi

5 25

8 Vẽ vào tranh để giải thích cho trẻ hiểu 0 0

Qua kết quả biểu hiện trên bảng cho thấy, khi chúng tôi đƣa ra 8 biện pháp sử dụng trong quá trình dạy trẻ hiểu từ để tìm hiểu các biện pháp mà giáo viên mầm non đã sử dụng cho thấy:

Số giáo viên sử dụng các biện pháp 1, 2, 3, 4 chiếm tới trên 65%. Đặc biệt là các biện pháp 3,4 thì 100% giáo viên sử dụng. Trong đó, biện pháp sử dụng các tình huống thực tế trong hoạt động hàng ngày để giúp trẻ hiểu từ chỉ chiếm 40%, biện pháp 7 chiếm 25%, còn biện pháp 6 và 8 thì gần nhƣ không có giáo viên nào sử dụng. Đặc biệt, gần nhƣ tất cả các cô giáo ở trƣờng mầm non Thị Trấn, Thanh Chƣơng đều chủ yếu lựa chọn các biện pháp 1, 2, 3, 4. Các cô giáo ở trƣờng Ánh Sao có sử dụng cả phƣơng pháp 7 nhƣng không nhiều. Đây cũng là một lí do để giải thích vì sao tỉ lệ trẻ em ở trƣờng mầm non Ánh Sao có mức độ hiểu từ cao hơn.

Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các biện pháp 1,2,3,4 đƣợc các giáo viên sử dụng nhiều còn các biện pháp 6, 7, 8 lại ít đƣợc sử dụng chúng tôi kết hợp phỏng vấn sâu. Kết quả thu đƣợc cho thấy nhƣ sau:

Hầu hết các giáo viên đều có ý kiến cho rằng, từ trƣớc đến nay họ chỉ biết đến các biện pháp này là các biện pháp chủ đạo. Mặt khác, các biện pháp 1, 2, 3, 4 cũng dễ sử dụng và có thể thực hiện trong các tiết học mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị, cũng nhƣ dễ bao quát, quản lý các cháu. Việc dạy trẻ hiểu từ ở các biện pháp này chỉ cung cấp tên gọi kèm theo mô tả bằng lời hoặc nhận biết các dấu hiệu bên ngoài bằng đồ dùng trực quan. Ví dụ nhƣ các

khái niệm: ở giữa, bên trái, cao nhất,... đƣợc sử dụng trong giờ làm quen với toán có sử dụng lời và đồ dùng trực quan đồng thời có liên hệ những sự vật hiện tƣợng ngay trong lớp học của trẻ.

Tuy nhiên, các biện pháp 6, 7, 8 không đƣợc sử dụng nhiều hoặc không sử dụng là vì một số giáo viên cho rằng họ không nghĩ rằng việc dạy học cho trẻ lại phải cần phải đặt ra những yêu cầu nhƣ vậy cho trẻ thực hiện. Thực chất các biện pháp đó chính là đặt ra yêu cầu để kiểm tra, đánh giá xem trẻ có hiểu từ hay không? Và để thực hiện đƣợc các phƣơng pháp đó nó đòi hỏi cô giáo cũng phải đầu tƣ nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị. Một số giáo viên cũng cho rằng, ngoài việc học tập trên lớp thì sự kết hợp giữa phụ huynh, gia đình với nhà trƣờng là hết sức cần thiết trong việc nâng cao nhận thức của trẻ đặc biệt là khả năng hiểu từ.

Trên cơ sở đặc điểm hiểu từ, các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hiểu từ và qua tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hƣởng tới khả năng hiểu từ chúng tôi đề xuất một số một biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo đó là:

1. Vẽ từ vào tranh để giải thích cho trẻ hiểu

2. Dùng tình huống thực tế khi dạo chơi, tham quan. 3. Dùng lời yêu cầu trẻ hiểu để vẽ tranh.

4. Dùng lời yêu cầu trẻ hiểu để chơi xây dựng

Trong 4 biện pháp chúng tôi đề xuất, do điều kiện thời gian và thực tế chúng tôi chỉ thử nghiệm tác động sƣ phạm biện pháp thứ hai để khẳng định tính khả thi của biện pháp này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 93)