Sự phát triển nhận thức của trẻ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 39)

Sự hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ. Nhƣ chúng ta đã biết ngôn ngữ là phƣơng tiện để nhận thức và hiểu biết lẫn nhau. Nhận thức của trẻ phát triển từ mức độ nhận cảm tính đến mức độ nhận thức lý tính. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phát triển này. Thông qua các quá trình

cảm giác, tri giác trẻ nắm đƣợc những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tƣợng. Cùng với việc nghe và hiểu lời nói do ngƣời lớn nói và giải thích dần dần ở trẻ hình thành những từ đầu tiên. Số lƣợng của trẻ tăng dần theo sự nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Đồng thời vốn từ đó lại làm phƣơng tiện để trẻ tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh làm cho khả năng nhận thức của trẻ ngày càng cao hơn. Trẻ có thể nói tên, màu sắc, hình dạng, hình thành các biểu tƣợng mới về đặc điểm tính chất của vật, làm quen với các khái niệm không gian, thời gian, lắng nghe và phân biệt các âm thanh của ngôn ngữ. Điều đó chỉ có thể có đƣợc khi trẻ thƣờng xuyên tiếp xúc với thế giới đồ vật, các hiện tƣợng trong xã hội, thiên nhiên… Vì vậy mà trẻ có đƣợc những ấn tƣợng, biểu tƣợng về các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan. Các biểu tƣợng đa dạng về thế giới đồ vật sẽ làm cho ngôn ngữ của trẻ không chỉ tăng lên về số lƣợng mà nghĩa của từ cũng đƣợc trẻ hiểu một cách đầy đủ hơn. Mặt khác, chính thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ cũng là đối tƣợng kích thích trẻ hay nói, hay hỏi để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Điều đó giúp cho trẻ sử dụng ngôn ngữ tích cực hơn làm cho khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng hơn.

Hơn nữa, nhờ có ngôn ngữ trẻ có thể tìm hiểu nhận biết sự vật với những mối liên hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tƣợng, biết so sánh, tổng hợp, phân tích để hình thành những khái niệm ban đầu, những suy đoán đơn giản. [19]

Tóm lại, sự hình thành phát triển ngôn ngữ của trẻ chịu sự tác động, ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau. Và rõ ràng là để sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đƣợc diễn ra tốt nhất thì trẻ cần phải có các điều kiện sinh học thuận lợi và phải đƣợc sống trong môi trƣờng ngôn ngữ, đƣợc chăm sóc, giáo dục một cách hợp lý. Các công trình nghiên cứu đã cho phép rút ra kết luận về cơ chế tâm lý của sự hình thành và phát triển tiếng mẹ đẻ là: Sự nảy sinh và phát triển tiếng nói bắt nguồn từ sự hoạt động bên ngoài (thao tác, đối tƣợng)

rồi đến hoạt động bên trong (tâm lý), từ nhu cầu giao tiếp, hoạt động giao tiếp trong xã hội. Sự phát triển tiếng mẹ đẻ gắn liền với sự phát triển tƣ duy logich. Đối với trẻ cần tổ chức những hoạt động thực tiễn phong phú để trẻ nắm đƣợc toàn bộ sự phong phú của thực tại, các hình thức đa dạng của hoạt động giao tiếp của trẻ để phát triển tiếng cho trẻ. Các tác phẩm văn chƣơng, cũng nhƣ thế giới đồ vật là kết tinh của năng lực ngƣời, năng lực tƣ duy, năng lực sáng tạo ngôn ngữ của loài ngƣời.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ( 3- 6 tuổi (Trang 39)