Doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Theo Từ điển Tiếng Việt: doanh nghiệp được xác định là “làm các công việc kinh doanh”

Điều 3, Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

26

Dưới góc độ kinh tế, DN được xác định là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu con người và xã hội, và thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời. Dựa trên các quy định của nhà nước như Luật DN, Luật Công ty, Luật Hợp tác xã, các nhà kinh tế đã định nghĩa về DN:

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế do nhà nước hoặc các đoàn thể hoặc tư nhân đầu tư vốn nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

Như vậy, doanh nghiệp được xác định là một đơn vị kinh tế, tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và có mục đích hoạt động rõ ràng. Khi thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, DN không chỉ giới hạn ở khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể nữa mà DN được khuyến khích phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế. Sự khác nhau của các DN hiện nay chính là ở hình thức sở hữu của DN và độ lớn của vốn đầu tư.

Có nhiều loại hình DN tùy theo đặc điểm về hình thức sở hữu, về tổ chức sản xuất, về quy mô, về lĩnh vực sản xuất, … người ta có thể phân ra nhiều loại hình DN theo mục đích nghiên cứu. Sau đây tác giả xin đề cập đến DNNQD và một số loại hình DNNQD cụ thể:

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - DN ngoài nhà nước là một đơn vị kinh tế do các đoàn thể hoặc tư nhân đầu tư vốn nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

Các loại hình DNNQD:

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Công ty cổ phần.

Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân.

27 - DN liên doanh

- DN 100% vốn đầu tư nước ngoài

- Khu công nghiệp và DN khu công nghiệp

Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chọn nghiên cứu LĐN tại Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên: là DN trong đó các thành viên chịu trách nhiệm vè các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN (Điếu 26 Luật DN năm 2004).

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)