9. Cấu trúc của luận văn
2.1.7. Cơ cấu theo tiền lương và thu nhập
Lương và thu nhập mà người lao động nhận được không chỉ phản ánh tình hình, hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN mà còn cho thấy phần nào đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ. Lương và thu nhập chính là phần quan trọng mà NLĐ nhận được, bù đắp cho sức lao động của họ bỏ ra, giúp họ nuôi sống mình và gia đình qua những trang trải trong cuộc sống hàng ngày và không loại trừ việc tăng khoản tích lũy từ đó, được sử dụng để đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu xã hội khác của lao động. Nếu những khoản thu nhập này đủ làm cho lao động hài lòng, tương xứng với những gì họ bỏ ra thì họ sẽ yên tâm tiếp tục mong muốn làm việc trong DN. Ngược lại, nếu thu nhập của họ quá thấp so với công sức mà họ bỏ ra, lẽ tất nhiên tiêu chí làm việc của họ sẽ tiêu cực hơn nhiều.
Theo bà Lê Quỳnh Mai - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Khương và Lê, lương và thu nhập của người lao động trong DN được tính, bao gồm: Thu nhập = Lương cứng (theo thỏa thuận) + % doanh thu + phụ cấp + thưởng.
Do đó, bản thân người lao động trong Công ty luôn cố gắng để hàng tháng có mức thu nhập cao nhất có thể. Tháng này có thu nhập cao, tháng sau họ còn phấn đấu hơn nữa, …
Kết quả khảo sát về tiền lương và thu nhập của LĐN trong các DNNQD cho thấy:
Biểu 2.6: Thu nhập của LĐN trong DNNQD (%)
38 41.9 9.5 3.9 6.7 0 10 20 30 40 50 Từ 1,5- 3 triệu > 3 - 5 triệu > 5 - 7 triệu > 7 - 9 triệu > 9 triệu
60
Qua Biểu đồ ta thấy thu nhập của LĐN trong các DNNQD có mức thu nhập tương đối: 41.9% LĐN có mức thu nhập trên 3 - 5 triệu đồng/tháng và 38% LĐN có mức thu nhập 1,5 -3 triệu đồng/tháng. Số liệu trên cho ta thấy, mức thu nhập bình quân của LĐN trong các DNNQD không thấp. Để tìm hiểu sâu hơn xem các mức thu nhập trên đây phụ thuộc vào yếu tố nào? Vì sao có người chỉ có thu nhập từ 1,5- 3 triệu đồng, nhưng lại có người thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng?
Em làm Kế toán trong Công ty đã được 3 năm rồi, em vẫn được tăng lương theo thâm niên và cả mức độ đóng góp với công việc, nhưng dù sao vẫn không thể có mức thu nhập cao bằng các bạn làm bên bộ phận kinh doanh vì các bạn được hưởng lương theo doanh thu bán hàng.
PVS, LĐN, Công ty TNHH Thương mại Việt Mai Tại các DNNQD, mức thu nhập vênh nhau rất xa như trên là do đâu? Thứ nhất, những NLĐ làm việc tại vị trí quản lý sẽ có thêm phụ cấp trách nhiệm, thưởng tháng cao hơn nhân viên bình thường nên sẽ có mức thu nhập cao hơn. Thứ hai, hầu như nhân sự làm việc tại bộ phận kinh doanh có mức thu nhập cao nhất trong số nhân viên trong công ty, không ngạc nhiên về điều này vì hầu như trong các DNNQD hiện nay kết quả kinh doanh từng tháng là vấn đề sống còn của DN mà nhân viên kinh doanh lại là người trực tiếp và quan trọng nhất làm ra kết quả kinh doanh cho DN, do đó, không lẽ gì mà không dành cho đội ngũ nhân viên kinh doanh một chế độ đãi ngộ phù hợp với sự đòi hỏi của công việc. Tuy nhiên, dưới tác động cạnh tranh của thị trường đầy khắc nghiệt, nếu tháng nào doanh thu không cao thì các nhân viên kinh doanh chỉ hưởng lương cứng thôi và lương doanh thu không có hoặc có rất ít. Bên cạnh đó, LĐN làm việc tại ví trí kinh doanh thì sẽ vất vả hơn nam giới rất nhiều: đi lại nhiều, phải dành thời gian cho gia đình và chăm sóc con nhỏ khi đã lập gia đình, …
61
Lương - không ngẫu nhiên mà có
Mức lương tư nhân cao hơn đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn và đôi khi còn phải vắt kiệt sức mình. Nếu không, bạn sẽ phải ra đi bất kỳ lúc nào. Mỗi tháng kiếm được lương lên đến con số chục triệu nhưng đổi lại là vô số những đêm mất ngủ để tìm ra ý tưởng, căng thẳng thần kinh….
Không có gì ngẫu nhiên mà có. Lương càng cao thì bạn phải "trả giá" càng nhiều. Tất nhiên, việc trả giá ở đây không có ý tiêu cực. Bởi vì, xét ở khía cạnh nào đó, nó khiến bạn phải luôn vận động, làm mới bản thân, nâng cao trình độ.
Nhưng áp lực của nó mang lại cũng không nhỏ: sự mệt mỏi, stress thường xuyên... Với dân tỉnh lẻ, ở lại và mưu sinh tại Hà Nội quả thật là một cuộc chiến và họ là những chiến binh!
PVS, LĐN, Công ty TNHH ĐT TM Khương & Lê Để đạt được mức thu nhập hàng tháng LĐN còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:
Bảng 2.11: Yếu tố quyết định mức thu nhập của LĐN
Thu nhập phụ thuộc vào Số lượng Tỉ lệ %
Kết quả kinh doanh của tháng đó 106 37,3 Mức độ nhiệt tình với công việc của NLĐ 29 10,2
Đánh giá của NSDLĐ từng tháng 141 49,7
Khác 8 2,8
Yếu tố quan trọng nhất quyết định mức thu nhập của LĐN trong DNNQD là phụ thuộc vào đánh giá của NSDLĐ (chiếm 49.7%), nhất là các nhân viên làm việc tại vị trí nhân viên văn phòng như kế toán, hành chính - nhân sự, chăm sóc khách hàng, ... NSDLĐ căn cứ vào mức độ nhiệt tình (10.2%) đối với công việc từng tháng để thưởng tháng cho NLĐ. Như thế bản thân NLĐ cũng không biết NSDLĐ đánh giá như thế nào về mình để làm ngưỡng thưởng tháng để tăng thu nhập cho mình. Còn đối với các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng tại cửa hàng, ... ngoài lương cứng ra, họ được hưởng phần trăm doanh thu theo kết quả đạt được của từng tháng, như thế đã cho NLĐ thấy muốn có thu nhập cao hơn nữa phải “chạy doanh số” cao lên, còn nếu không bạn chỉ hưởng mức lương cứng thôi.
62
Thu nhập của LĐN trong ba DN thương mại mà tác giả khảo sát không phải là thấp nhưng đó không phải là mức thu nhập cố định và thường xuyên mà còn phụ thuộc vào sự đóng góp trong công việc từng tháng, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh từng tháng, điều này thúc đẩy NLĐ phải lăn lộn và cố gắng liên tục để luôn đảm bảo ở mức thu nhập tạm ổn để trang trải cho bản thân, gia đình và con cái của họ. Nếu tháng sau thu nhập thấp hơn tháng trước thì bản thân người lao động, nhất là các LĐN sẽ gặp khó khăn cho chi tiêu, phải cân nhắc để chi tiêu cho hợp lý với túi tiền và điều kiện hiện có.
Bên cạnh đó, khi xem xét về thời hạn để DN xét tăng lương cho NLĐ cũng phụ thuộc vào sự cống hiến trong công việc (58.7%), xét thời hạn theo thâm niên công tác để tăng lương chiếm số lượng không lớn: có 18,3% LĐN được xét tăng lương sau 6 tháng làm việc và 15,8% LĐN được xét tăng lương sau 12 tháng làm việc tại DN:
Bảng 2.12: Thời hạn để LĐN được tăng lương
Thời hạn để tăng lương Số lượng Tỉ lệ %
6 tháng 52 18,3
12 tháng 45 15,8
Tùy thuộc vào sự cống hiến trong công việc 167 58,9
Khác 4 1,4
Không trả lời 16 5,6
Nhưng thực tế không phải cứ sau 6 tháng hay 12 tháng làm việc tại DN là LĐN được xét tăng lương, mà NSDLĐ xét tăng lương còn phụ thuộc vào mức độ đóng góp đối với công việc là chủ yếu (73.9%):
Bảng 2.13: Căn cứ để LĐN được tăng lương
Căn cứ để DN tăng lương Số lượng Tỉ lệ %
Thâm niên công tác 69 24,4
Mức độ đóng góp với công việc 209 73,5 Tùy vào kết quả trong những kỳ thi lên lương 2 0,7
63
Mặc dù mức thu nhập chỉ đủ chi tiêu cho cuộc sống, nhưng đa số các LĐN không nhận làm thêm việc khác ngoài giờ để tăng thu nhập cho mình, bởi sau một ngày làm việc quá bận rộn và mệt mỏi họ còn phải dành thời gian cho gia đình và con cái chứ không còn sức để làm thêm ngoài giờ ở bên ngoài để tăng thu nhập. Trong số 284 LĐN được hỏi có 239 người cho biết không làm thêm việc khác ngoài giờ để tăng thu nhập, chỉ có 41 người vẫn nhận thêm việc về nhà làm vào ban đêm, xem bảng 2.13, cụ thể là kế toán nhận làm sổ thuế cho các công ty nhỏ là chủ yếu và những nhân viên thông thạo ngoại ngữ nhận thêm tài liệu về dịch, … đó là các công việc mới có thể tranh thủ làm tại nhà ngoài giờ vào buổi tối:
Bảng 2.14: LĐN làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập
Làm thêm việc khác ngoài giờ để tăng thu nhập Số lượng Tỉ lệ %
Có 41 14.4
Không 239 84.2
Không trả lời 4 1.4