9. Cấu trúc của luận văn
2.1.6. Cơ cấu theo loại hợp đồng lao động
Trong quan hệ lao động, hợp đồng lao động (HĐLĐ) là văn bản pháp quy được giao kết giữa NLĐ và NSDLĐ. Việc ký kết HĐLĐ là bắt buộc và là cần thiết đối với chủ DN và NLĐ. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên. Tất nhiên, hợp đồng cùng với các quy định của nó phụ thuộc vào nhận thức, thái độ của cả chủ DN và NLĐ.
57
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, những khái niện như HĐLĐ hay thỏa ước lao động tập thể đã trở nên quen thuộc với hầu hết NLĐ. Việc ký kết được hợp đồng làm việc ổn định và được đảm bảo quyền lợi thiết thực về vật chất, tinh thần là mong ước của mọi NLĐ. Đối với các DN, kể cả DN nhà nước, nơi vấn đề hiệu quả sản xuất- kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận cao được đặt lên hàng đầu, việc ký kết HĐLĐ được xuất phát từ thực tế sản xuất kinh doanh cần bổ sung lao động thuộc ngành nghề hoặc thuộc khu vực chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ nào đó nhằm mục đích phục vụ kịp thời nhiệm vụ sản xuất hiện tại và đáp ứng nhiệm vụ phát triển lâu dài của công ty.
Trong khuôn khổ của báo cáo tốt nghiệp này, tác giả đi sâu tìm hiểu cả HĐLĐ thử việc và HĐLĐ sau thử việc của LĐN trong DNNQD. Trong số các LĐN được hỏi, có 97.9% cho rằng được ký hợp đồng với DN khi vào làm việc. Qua bảng 2.11 dưới đây cho thấy DNNQD không vi phạm về thời hạn ký kết HĐLĐ thử việc với người lao động. Theo Điều 32 của Bộ luật Lao động (2006) “ ... Thời hạn thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác ... ”. Qua kết quả nghiên cứu thể hiện tại bảng 2.5 có 52.4% số LĐN tốt nghiệp đại học và trên đại học, ta mang so sánh với 54.6% LĐN tại bảng 2.11 ký HĐLĐ thử việc đến 60 ngày thì con số này có thể nói lên sự hợp lý và như thế DNNQD không vi phạm điều khoản HĐLĐ thử việc đối với người lao động.
Bảng 2.10: Thời hạn ký HĐLĐ thử việc của LĐN
Thời hạn HĐLĐ thử việc Tần số Tỉ lệ (%) 1 tháng 78 27.5 1 tháng rưỡi 18 6.3 2 tháng 155 54.6 Khác 27 9.5 Không trả lời 6 2.1
Theo thực tế phỏng vấn sâu được biết: với những LĐN có trình độ chuyên môn cao và đã có kinh nghiệm công tác thì đa số chỉ ký HĐLĐ thử việc 1 tháng, còn những LĐN mới tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc có kinh nghiệm làm việc dưới 1
58
năm thì tùy từng trường hợp mà DN thỏa thuận thời hạn thử việc khác nhau. Như vậy, thời hạn HĐLĐ thử việc cũng là một cách DNNQD thể hiện sự trọng dụng nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm, bởi lẽ thời hạn thử việc ngắn tương đương với thời hạn hưởng mức lương thử việc ngắn.
Từ ngày tốt nghiệp Đại học đến nay em đã đi làm được 4 năm rồi, đây là lần thứ 2 em thay đổi môi trường làm việc, lý do em thay đổi môi trường làm việc không phải do em muốn mà do điều kiện hoàn cảnh thúc đẩy: Khi em có chuyên môn cao hơn em mong muốn thu nhập tương xứng với sự đóng góp của mình, nhưng tại DN cũ điều này là khó vì thế em mới tìm môi trường khác tốt hơn, thu nhập tốt hơn và em thấy không nhất thiết phải thử việc đến 2 tháng đối với những lao động như em. Em đã thỏa thuận với người phỏng vấn về thời hạn thử việc của mình tối đa là 1 tháng và được chấp thuận.
PVS, LĐN, Công ty TNHH ĐT TM Khương và Lê Xét đến thời hạn HĐLĐ chính thức của LĐN trong DNNQD thì có 58.1% LĐN hiện tại đang ký kết với DN loại HĐLĐ có thời hạn từ 1 - 3 năm., 15.1% là loại HĐLĐ vô thời hạn, 26.8% là loại HĐLĐ theo mùa vụ. Xem bảng dưới đây:
Biểu 2.5: Thời hạn ký HĐLĐ chính thức của LĐN (Tỉ lệ %)
58.1 15.1 26.8 0 10 20 30 40 50 60 70
Mùa vụ (dưới12 tháng) 12 tháng - 36 tháng Không xác định thời hạn
Nhìn chung, già nửa số LĐN ký HĐLĐ có thời hạn từ 1 đến 3 năm (58.1%), số người ký HĐLĐ mùa vụ cũng đáng kể chiếm 26.8%, số người ký HĐLĐ không xác định thời hạn chiếm số lượng nhỏ nhất với 15.1%.
59