9. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Cơ cấu theo nguồn gốc xuất thân
“ Em thuê nhà ở trọ ở Hà Nội được 3 năm rồi, quê em ở Nam Định. Em tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân năm 2007, mất nửa năm lật đật đi nộp hồ sơ hết chỗ này đến chỗ khác, bây giờ tạm ổn rồi nên không có ý định về quê nữa. Các bạn cùng quê với em học xong đều ở đây cả.
(PVS, LĐN, Công ty TNHH ĐTTM Khương & Lê) Ngày càng nhiều các doanh nghiệp được lập ra trên địa bàn thủ đô và thu hút ngày càng nhiều người lao động, trong đó có rất nhiều lao động nữ và đặc biệt là lao động ngoại tỉnh.
Đa phần các bạn trẻ khi ra trường không về quê mà muốn ở luôn tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh - hai thành phố lớn nhất cả nước, ngay cả khi biết rõ sẽ khó khăn và không phải ai cũng có thể tìm được cho mình một công việc ưng ý...
Phần lớn các bạn trẻ cho rằng thành phố với nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn và phù hợp với điều kiện học tập hơn. Môi trường thành phố có quá nhiều thử thách để giúp các bạn trẻ được tôi luyện và trưởng thành hơn. Ngoài cơ hội nghề nghiệp, lý do thứ hai: những năm học tại thành phố các bạn trẻ đã quen với môi trường sống năng động, tấp nập ở đây, vả lại, tuổi trẻ thường thích được thử thách mình ở những nơi có tính đào thải khắc nghiệt nhất. Ở quê không có nhiều việc phù hợp với ngành mà họ đã học.
Kết quả điều tra cho thấy 65,8% số lao động nữ trong các DNNQD tại Hà Nội được hỏi có xuất thân ở ngoại tỉnh chứ không phải người Hà Nội.
34
Bảng 2.3: Nguồn gốc xuất thân của LĐN trong DNNQD
Nguồn gốc xuất thân Tần suất Tỷ lệ %
Hà Nội 97 34,2
Tỉnh khác 187 65,8
Tổng số 284 100
Nhìn vào bảng trên đây cho thấy đa số các LĐN trong DNNQD đều đến từ các tỉnh khác. Điều này có thể lý giải thế nào? Do số lao động nữ ngoại tỉnh tập trung quá nhiều ở Hà Nội nên xác suất lựa chọn lao động ngoại tỉnh vào làm việc trong DN lớn hơn hay do một nguyên nhân nào khác?
Các lao động nữ trong DNNQD đều có chung tâm lý:
Về quê để thấy bọn bạn học cùng khóa ngày nào vẫn nổi tiếng là quậy phá, đánh nhau chen chân vào cơ quan nhà nước, đi cái mặt lấc khấc, ... thì sao chịu nổi? Mình tốt nghiệp ĐH chính quy ra, còn nó tốt nghiệp trung cấp, sơ cấp, cùng lắm là cao đẳng hay ĐH tại chức, thậm chí là đi lên nhờ con đường CÔCC (Con Ông Cháu Cha), thế mà nó làm lớn hơn mình, còn sai khiến mình sao mà chịu nổi chứ. Lúc xin việc thì thằng trình độ kém phỏng vấn thằng trình độ thực, trình độ cao làm sao mà làm được
(PVS, LĐN, Công ty TNHH ĐTTM Khương & Lê)
Môi trường và những điều kiện thực tế khiến cho các LĐN phải lựa chọn ở lại thành phố để “bon chen” hay mang những tri thức đã được lĩnh hội tại trường Đại học về để phục vụ quê hương - nơi “chôn nhau cắt rốn” để góp phần đưa quê hương của mình giàu đẹp cùng với sự phát triển nhanh của đất nước ta hiện nay.
35
Tôi cũng đã nghe nhiều người phản ảnh về chuyện này. Nhiều người tâm huyết với quê hương, học xong là te te chạy về quê làm việc. Nhưng được 2-3 năm là hết chịu nổi phải quay lại Hà Nội. Ấy thế mà quay lại Hà Nội lại giàu hơn, làm được nhiều việc hơn mới lạ chứ.
Nhà mình cứ nói thiếu nhân tài, thiếu nhân lực có trình độ, nhưng cứ đuổi họ đi thế này thì sao mà đủ nhân tài, nhân lực để phát triền được?
Là đứa con của Nam Định ai mà chẳng tự hào. Khi ra đi học ĐH nhiều người cứ nuôi ý nguyện về giúp quê hương giàu mạnh hơn, nhưng rồi sao thấy mọi người ở lại nhiều quá. Đây có thể là một số nguyên nhân họ không về:
1. Tỉnh nhà không trọng dụng nhân tài, không có chính sách thu hút nhân tài. 2. Vì vấn đề "cơm, áo, gạo, tiền” mà các SV mới ra trường muốn ở lại để làm việc kiếm vốn, kiếm kinh nhgiệm rồi về quê. Nhưng gần như họ cũng không về 3. Vì SV muốn học hỏi kinh nghiệm và muốn học cao hơn để về phục vụ tỉnh nhà 4. Vì ở tỉnh nhà chưa có những ngành trùng với ngành học của họ để họ về làm đúng chuyên môn, hoặc ko có hướng phát triển.
5. Thu nhập tại tỉnh nhà quá thấp.
(PVS, LĐN, Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Du lịch Sao Việt) Nếu mọi người đều nghĩ thế và mọi người học xong rồi lại tìm cách ở lại các thành phố lớn thì vô hình chung đã làm cho số lượng lao động nói chung và LĐN ngoại tỉnh nói riêng sẽ chiếm số đông trong số những ứng cử viên phỏng vấn và thi tuyển vào làm việc trong các DNNQD tại Hà Nội. Điều này đã làm cho số lượng LĐN nữ ngoại tỉnh làm việc trong các DNNQD nhiều hơn rất nhiều so với LĐN có hộ khẩu tại Hà Nội.
Lúc mới vào ĐH mình nghĩ rằng học xong mình sẽ về quê ngay. Nhưng học xong mình lại nghĩ về ngay làm gì? có làm được gì to tát ko? có thực sự giúp quê hương được không? câu trả lời là gần như không, vì mình chưa có kiến thức thực tế, lại ko phải là con ông cháu cha, muốn chen chân vào đâu có dễ. Lúc này mình mới hiểu ra rằng không phải cứ về quê làm việc là giúp quê hương. Mình có thể giúp quê hương sau khi mình tích lũy đủ kinh nghiệm và vốn liếng. Nếu sau này mình có đủ kiến thức, kinh nghiệm, có chỗ đứng vững chắc trong XH rồi về thì tốt hơn, được tôn trọng hơn và dễ giúp quê hơn. Trước khi giúp quê hương thì phải giúp chính mình sống trên chính đôi chân của mình đã. Sau này ai có kiến thức thì về truyền lại cho người cùng quê, có tiền thì đầu tư về tỉnh, có tâm thì kêu gọi đầu tư cho tỉnh, quảng bá cho tỉnh nhà, ...
36
Với số lượng LĐN chiếm 2/3 tổng số lao động ngoại tỉnh làm việc trong các DNNQD trên địa bàn Hà Nội, chúng ta xem xét xem số LĐN này chủ yếu đến từ các tỉnh nào?
Bảng 2.4: Quê quán của các LĐN trong DNNQD
Quê quán của LĐN Số lượng Tần suất %
Bắc Ninh 21 11,2 Hà Nam 13 6,9 Hà Tĩnh 5 2,7 Hải Dương 15 8,0 Hải Phòng 8 4,3 Hòa Bình 19 10,1 Hưng Yên 14 7,5 Lâm Đồng 5 2,7 Lào Cai 8 4,3 Nam Định 11 5,9 Ninh Bình 6 3,2 Phú Thọ 10 5,3 Quảng Ninh 15 8,0 Thái Bình 11 5,9 Thái Nguyên 5 2,7 Thanh Hóa 7 3,7 Vĩnh Phúc 9 4,8 Yên Bái 5 2,8 Tổng cộng 187 100
Số liệu trêncho thấy chủ yếu LĐN đến từ các tỉnh phía Bắc và đều là các tỉnh gần Hà Nội nhất. Số lượng LĐN quê ở các tỉnh miền Trung và miền Nam là rất ít: Hà Tĩnh và Lâm Đồng đều bằng 2,7%. Đó cũng là quy luật tất yếu vì LĐN ở các tỉnh miền Nam đa số sẽ lên học tại TP Hồ Chí Minh và ở lại thành phố đó, còn LĐN ở các tỉnh miền Trung sẽ học ở các trường tại Vinh, Huế, … sẽ ở lại các thành phố lớn tại các tỉnh miền Trung.
37
Với phần nghiên cứu về nguồn gốc xuất thân của LĐN trong DNNQD, tôi muốn khẳng định rằng đội ngũ LĐN trong DNNQD đa phần có nguồn gốc xuất thân từ các tỉnh lẻ. Những học sinh trẻ ở các tỉnh trở về Hà Nội nhập học và trở thành các sinh viên trẻ, sau 2 đến 4 năm họ trở thành một lực lượng lao động trẻ dồi dào sức khỏe, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết … họ không trở về quê nhà mà đều muốn thử vận may và bắt đầu sự nghiệp nơi phồn hoa đô thị, do đó, họ đã gián tiếp làm cho đội ngũ LĐN trong các DNNQD trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là LĐN có xuất thân ngoại tỉnh.