Cơ cấu theo trình độ chuyên môn và chức năng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.Cơ cấu theo trình độ chuyên môn và chức năng nghề nghiệp

Nếu cơ cấu LĐN theo trình độ học vấn xem xét trình độ NLĐ về mặt lý thuyết, lý luận thì cơ cấu LĐN về mặt chuyên môn gắn liền với thực tiễn. Trình độ chuyên môn của LĐN được đo bằng tỉ lệ người có trình độ đào tạo và trình độ tay nghề hay tính thành thạo về một lĩnh vực chuyên môn nhất định nào đó. Nó được biểu hiện qua khả năng thích nghi của người lao động trong việc tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới, đáp ứng các yêu cầu thích ứng nhanh trong nghề nghiệp, giao tiếp trong sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và giao lưu quốc tế. Có thể nói, trí tuệ, tri thức là thuộc tính quan trọng của con người với tư cách là lực lượng sản xuất, tác

47

động mạnh mẽ đối với sự phát triển xã hội song nó chỉ có vai trò to lớn tạo ra nguồn của cải vô tận khi gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhằm hướng tới mục tiêu chiến lược là từ nay “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [12,tr.148]. Muốn thế chất lượng lao động phải không ngừng được nâng cao. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà các DNNQD lại có xu hướng giảm tỉ lệ lao động trình độ thấp (THPT, học nghề) và tăng tỷ lệ lao động có trình độ cao hơn (trung cấp, cao đẳng, đại học, rên đại học) và những lao động này có tính thành thạo trong công việc hơn.

Bảng 2.6: Cơ cấu LĐN theo trình độ đào tạo về chuyên môn

Trình độ Chuyên môn Số lượng Tỉ lệ (%) - Lao động không có chuyên môn 17 6,0 - Lao động có chuyên môn, trong đó: 267 94,0

+ Trung cấp 70 24,6

+ Cao đẳng 33 11,6

+ Đại học và trên Đại học 149 52,5

+ Trình độ khác 11 3,9

+ Không trả lời 4 1,4

Qua bảng số liệu cho thấy số lao động chưa qua đào tạo hay lao động phổ thông - lao động không có chuyên môn chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tổng số LĐN được hỏi ở cả ba công ty với tỷ lệ 6%. Qua kết quả điều tra cho thấy đây là những LĐN được tuyển vào để làm các công việc giản đơn như tạp vụ, nhân viên giới thiệu sản phẩm (PG) theo chương trình (mùa vụ), … Đa số các lao động được đào tạo trình độ chuyên môn, chiếm 94%. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chia lao động có chuyên môn thành bốn nhóm nhỏ: trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học, và nhóm có trình độ khác, bao gồm những người có chứng chỉ học nghề và đã biết sơ qua về chuyên môn khi đã làm công việc này ở một nơi khác. Nhìn chung, nhóm lao động có trình độ đại học chiếm số lượng rất đông đảo là 52,5%. Đứng thứ 2

48

là nhóm có trình độ trung cấp, chiếm 24,6%; nhóm cao đẳng chiếm 11,6% và còn lại là nhóm lao động trình độ khác chiếm tỉ lệ ít nhất, xấp xỉ 3,9%.

Thật ra, chúng tôi thấy không chỉ riêng gì DN của chúng tôi mà đại đa số các DNNQD hiện nay rất thiếu lao động có trình độ chuyên môn. Các sỹ tử tốt nghiệp đại học cực nhiều; hồ sơ dự tuyển cực nhiều nhưng để tuyển được một nhân viên có chuyên môn không hề đơn giản. Khi phỏng vấn hỏi cái gì các ứng viên cũng nói mình biết, nhưng khi hỏi sâu thì chẳng biết gì cả…

PVS, Lãnh đạo, Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Du lịch Sao Việt Ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng lao động trong DN bằng cách tuyển chọn nhiều lao động có trình độ học vấn cao nhưng trong sự phát triển các ngành nghề kinh doanh của các DNNQD tại Hà Nội hiện nay thì bài toán tìm lao động phổ thông cũng là một thách thức. Vì sao như vậy? Bởi lẽ, DN kinh doanh về mỹ phẩm, thời trang, trang sức, điện thoại, máy tính, nhà hàng, … đều có cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, do đó không có đối tượng lao động nào thích hợp hơn lao động phổ thông để lựa chọn cho các công việc này. Công việc đòi hỏi làm ca và không yêu cầu có trình độ học vấn cao thì lao động phổ thông là phù hợp nhất.

Cách đây 3 năm, DN cần 1 lao động phổ thông thì có 100 hồ sơ tham gia dự tuyển, hiện nay DN cần 100 lao động phổ thông thì có 1 hồ sơ tham gia dự tuyển. DN chúng tôi cần tuyển một lượng khá lớn các em có trình độ phổ thông thôi (chỉ cần tốt nghiệp THPT) rồi mở khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các em ngắn hạn sau đó phân công công việc là các em có thể đảm nhiệm được, trong quá trình làm việc các em sẽ trau dồi thêm. Nhưng khó quá, DN chúng tôi có 5 cửa hàng thì DN khác có 10 cửa hàng, DN chúng tôi cần 10 lao động phổ thông thì DN khác cần 20 lao động phổ thông, DN chúng tôi trả lương 1 triệu thì DN khác trả lương 2 triệu,… Cạnh tranh về thị trường hàng hóa đã đủ mệt, giờ đây còn cạnh tranh về thì trường lao động, thật khốn khó cho doanh nhân Việt Nam.

PVS, Lãnh đạo nữ, Công ty TNHH Thương mại Việt Mai Qua nghiên cứu cho thấy DNNQD cần cả lao động có trình độ cao và lao động phổ thông. Vấn đề đặt ra trước mắt là lao động có trình độ học vấn cao thì nhiều (52,5%) nhưng trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được đòi hỏi của DN. Còn lao động phổ thông để DN tự đào tạo thì số lượng lại quá ít để cho DN tuyển chọn.

Thực tế các chuyên ngành mà LĐN đã theo học và những chuyên môn mà DNNQD đòi hỏi có tương thích với nhau không ? Vì sao mà sinh viên tốt nghiệp ra trường thì thất nghiệp nhiều và DNNQD lại thiếu lao động có chuyên môn trầm trọng?

49

Trong số những LĐN được hỏi tác giả thống kê được 28 chuyên ngành học:

Bảng 2.7: Chuyên ngành học của đội ngũ LĐN STT

Ngành học của Lao động nữ Tần số Tần suất %

1 Báo chí 5 1.8

2 Chăn nuôi thú y 7 2.5

3 Công nghiệp thời trang 5 1.8

4 Công nghiệp thực phẩm 5 1.8 5 Du lịch 15 5.2 6 Hàng không 11 3.9 7 Kế toán - Tài chính 70 24.6 8 Kiểm toán 8 2.8 9 Kinh tế 11 3.8 10 Marketing 5 1.8 11 Mỏ địa chất 8 2.8 12 Ngân hàng 14 4.9 13 Ngoại ngữ 14 4.9 14 Quan hệ Quốc tế 5 1.8 15 Quản trị điện lực 3 1.1

16 Quản trị doanh nghiệp 6 2.1

17 Quản trị kinh doanh 28 9.9

18 Quản trị kinh doanh và Du lịch 5 1.8 19 Quản trị kinh doanh và Tài chính ngân hàng 4 1.4

20 Sư phạm 6 2.1 21 Thời trang 5 1.7 22 Thủy lợi 4 1.4 23 Tin học 7 2.5 24 Trang điểm 6 2.1 25 Vận tải 11 3.9 26 Xã hội học 8 2.8 27 Xuất nhập khẩu 4 1.4 28 Y sĩ Y học cổ truyền 4 1.4

Đã có các ngành học đáp ứng sự đòi hỏi của DNNQD nhưng số lượng không đủ như mong muốn của các DN nên các DN vẫn phải tuyển những lao động học các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50

chuyên ngành khác vào để làm các công việc chuyên môn không liên quan nhiều đến đòi hỏi hiện tại. Chính điều này, đã làm cho các DNNQD cảm thấy lao động có bằng cấp cao nhưng trình độ chuyên môn không đáp ứng được đòi hỏi của DN.

Khi nền kinh tế càng hội nhập sâu, tư duy về tuyển dụng và quản trị nhân sự cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Nếu cách đây 10, 15 năm bằng cấp vẫn được coi là “tấm vé” đầu tiên bước qua cánh cửa của nhiều công ty thì ngày nay, các cán bộ Nhân sự hiểu được rằng chỉ có kiếm tìm những con người phù hợp mới giúp tổ chức DN mình phát triển bền vững. Ngoài việc nắm vững chuyên môn, kiến thức xã hội, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng trở thành những đòi hỏi bắt buộc và trong nhiều năm gần đây, kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, làm việc đội nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy và thay đổi bản thân… ngày càng được đánh giá cao ở nhiều doanh nghiệp.

Thực trạng về kỹ năng và chuyên môn của lao động Việt Nam: Theo một cuộc khảo sát gần đây tại Thành phố Hà Nội, những khiếm khuyết không ít người lao động gặp phải là: thiếu kinh nghiệm, chuyên môn và kỹ năng mềm (38%); thiếu hiểu biết về các khía cạnh kinh tế và điều kiện sản xuất kinh doanh (20%); kiến thức ngoại ngữ và tin học chưa đáp ứng yêu cầu (20%); ít động lực làm việc, năng suất thấp, không có tinh thần trách nhiệm (0,9%); kiến thức xã hội hạn chế (0,5%)... Bên cạnh đó, đối với giai đoạn phỏng vấn xin việc, bảng nhận xét thể hiện thứ tự quan trọng như sau: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng xử lý thực tế, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm (30%); có kỷ luật, đạo đức (20%); trình độ ngoại ngữ và tin học (20%); trình độ văn hóa và kiến thức cơ bản (10%); sức khỏe (10%), quan hệ xã hội, lý lịch rõ ràng (10%) [40].

Tiếp xúc và tư vấn cho nhiều tổ chức từ các Tập đoàn đến các DN vừa và nhỏ của Việt Nam, chuyên gia của Skills Group, một tập đoàn chuyên về tư vấn và đào tạo của Đan Mạch nhận thấy việc không được bổ trợ kỹ năng mềm đã gây khó khăn cho cả DN và người lao động. Nhiều công ty chú trọng vào việc đào tạo cho nhân viên cũng nhận thấy những thay đổi thực sự trong hiệu quả và kết quả kinh doanh…[44]

51

Nước ta đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hóa và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình đó sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, đòi hỏi nước ta phải có nguồn nhân lực chất lượng cao được bố trí theo cơ cấu hợp lý để làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh. Trên thực tế cơ cấu lao động đang có nhiều điểm bất hợp lý và một trong những nguyên nhân là công tác hướng nghiệp chưa được coi trọng.

Nghiên cứu về chức năng nghề nghiệp của LĐN trong các DNNQD cho thấy: số lượng LĐN giữ chức vụ quản lý trong DN rất ít, chỉ có 12% số LĐN giữ chức vụ quản lý, còn lại đều là nhân viên làm việc trực tiếp.

Theo chức năng đảm nhiệm, LĐN trong DNNQD được chia thành: Bộ phận quản lý, bộ phận trực tiếp làm việc và bộ phận phụ trợ. Nếu DN có được cơ cấu chức năng nghề nghiệp hợp lý sẽ giúp cho quá trình sản xuất - kinh doanh của DN đạt hiệu quả cao hơn.

Em làm ở đây được 3 năm rồi, phòng em vẫn chưa có Trưởng phòng, nhưng không phải Công ty không muốn bổ nhiệm mà là chưa chọn người thích hợp để sắp xếp. Nói chung trong phòng vẫn có trưởng nhóm để chịu trách nhiệm báo cáo công việc với Ban Giám đốc.

PVS, LĐN 28 tuổi, Công ty TNHH Thương mại Việt Mai

Những lao động trẻ nếu có thâm niên công tác lâu, chuyên môn sâu và tư cách đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm là có thể được bổ nhiệm đứng trên cương vị quản lý như: trưởng phòng, phó phòng, thủ kho, trưởng nhóm, cửa hàng trưởng, … tương đương với chức danh công việc là trách nhiệm cao của người đảm nhiệm trọng trách đó, đồng thời với trách nhiệm là chế độ và quyền lợi tương xứng đi kèm.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 54)