Cơ cấu theo trình độ tin học và ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 59)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.5. Cơ cấu theo trình độ tin học và ngoại ngữ

Học ngoại ngữ và sử dụng được vốn ngôn ngữ học được để phục vụ cho công việc quả thật không phải dễ với nhiều người.

Một thực tế là phần lớn sinh viên Việt Nam rất yếu ngoại ngữ và tin học. Trong khi đó, trong thời đại hội nhập mọi mặt như ngày nay, đây lại là hai nhân tố có vai trò rất lớn trong việc quyết định việc các bạn trẻ có thể học hỏi kinh nghiệm từ thế giới, hội nhập vào sân chơi chung trong bối cảnh “thế giới phẳng” hay không?

52

Vậy thì tại sao bạn không dành thời gian để bổ túc thêm vốn ngoại ngữ và tin học nhỉ?

Một câu nói mà sinh viên vẫn luôn truyền miệng nhau là “Nhất tiếng Anh, nhì Tin học”. Đặc biệt, các bạn sinh viên khi ra trường càng thấm thía hơn với câu nói này. Rõ ràng, sinh viên hiện nay ý thức rất rõ vai trò quan trọng của hai môn “chìa khóa” này. Tuy nhiên, không ít các tân cử nhân vẫn sớm bị loại khỏi các cuộc tuyển dụng chỉ vì vốn tiếng Anh nghèo nàn và kỹ năng tin học yếu…

Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới và nó cũng là ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam. Phần lớn các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu trình độ Anh ngữ từ phía ứng viên. Chính vì vậy, thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc xin việc làm cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu ngày nay.

Tin học – “Chìa khóa mở của vào thời @”. Không kém gì ngoại ngữ, các nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi các ứng viên có kiến thức về tin học để sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, sử dụng internet thành thạo. Không chỉ để xin việc, các bạn sinh viên cũng nên ý thức được rằng việc sử dụng máy tính và internet thành thạo sẽ là một công cụ hữu hiệu phục vụ không chỉ cho công việc mà cho cả cuộc sống hàng ngày của bạn, là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong thời đại thế giới đang “phẳng” ra. Một nhân tố quyết định khiến cho thế giới trở nên “phẳng” chính là sự phát triển của công nghệ thông tin mà đặc biệt là việc nối mạng internet toàn cầu.

Ngoại ngữ và tin học có mối quan hệ khá gần gũi với nhau. Nếu bạn giỏi tiếng Anh thì bạn có thể tiếp cận rất nhanh với những kiến thức tin học, có thể sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng phức tạp. Ngược lại, nếu bạn rành về tin học, internet, bạn có thể học ngoại ngữ qua các phần mềm hỗ trợ, các website học trực tuyến…

Ngày nay, xuất hiện một tầng lớp là “công dân thế giới”. Đó là những người có tầm nhìn chiến lược toàn cầu, có tư duy toàn cầu, họ làm những công việc vì lợi ích chung của toàn cầu, có thể làm việc tại nhiều nơi trên thế giới, hợp tác trong các dự án, các công việc mang tính quốc tế. Để có thể trở thành một công dân toàn cầu như vậy, họ phải nắm vững các công cụ hỗ trợ, và hai công cụ cần thiết nhất chính là

53

ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh và tin học. Một khi đã nắm vững hai công cụ này, cộng với năng lực chuyên môn, bạn có thể hội nhập một cách dễ dàng vào thế giới rộng lớn, có thể nắm bắt được nhiều cơ hội hơn bởi nguồn thông tin đồ sộ trên internet là không của riêng ai, nhưng chỉ những người thông thạo ngoại ngữ và tin học mới có thể khai thác triệt để chúng.

Ở các DNNQD tại Hà Nội thì sao? Họ đang sử dụng một đội ngũ LĐN có trình độ ngoại ngữ và tin học ra sao? Qua kết quả nghiên cứu có tới 93% LĐN có trình độ ngoại ngữ là tiếng Anh và chỉ có 7% biết các ngoại ngữ khác. Chỉ có 14.1% số LĐN được hỏi trả lời sử dụng thành thạo ngoại ngữ cho công việc chuyên môn. 31.7% có thể giao tiếp, thậm chí có 11.9% trả lời không biết gì về ngoại ngữ. Tham khảo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.8: Khả năng ứng dụng ngoại ngữ trong công việc của LĐN Khả năng ứng dụng ngoại ngữ Tần số Tỉ lệ (%)

Sử dụng thành thạo cho công việc chuyên môn 40 14.1 Sử dụng tạm được cho công việc chuyên môn 36 12.7

Có thể giao tiếp 90 31.7

Giao tiếp hạn chế 84 29.6

Không biết gì 34 11.9

Với trình độ ngoại ngữ như trên, liệu các DN có gặp nhiều khó khăn và cản trở gì trong quá trình sử dụng lao động trong DN mình và ảnh hưởng gì tới kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại không?

Bà Lê Quỳnh Mai - Giám đốc Công ty TNHH ĐT TM Khương và Lê cho ý kiến: Chẳng hiểu các em học tập thế nào? Tốt nghiệp Đại học bằng khá, vào DN chúng tôi làm, tôi thấy các em rất yếu về ngoại ngữ , mà chúng tôi làm về mặt hàng nhập khẩu nên thường xuyên phải liên lạc, thư tín, đơn hàng và tiếp khách nước ngoài, ... nhưng không sử dụng được sự giúp đỡ của các em nhiều mà vẫn phải thuê người có chuyên sâu ở bên ngoài phiên dịch và hỗ trợ một số mặt. Công ty chúng tôi tuyển dụng cho thi thố đàng hoàng xong hết đợt tuyển này đến đợt tuyển khác kết quả thi của các em nhàng nhàng như nhau, đành chọn em nào nhanh nhẹn và hình thức khá vào làm rồi xác định tiếp tục đào tạo thêm.

54

Qua kết quả khảo sát về kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho thấy đều chiếm số lượng lớn là ở mức độ Trung bình: Kỹ năng nghe - nói - đọc - viết ở trình độ trung bình lần lượt là 42.2% - 47.1% - 34.9% - 42.2%. Có thể nói chiếm xấp xỉ 50% số LĐN trong ba DN đều có trình độ tiếng Anh ở mức độ trung bình. Những người có khả năng ngoại ngữ thành thạo và khá không nhiều lắm, nhiều nhất là 14.1%. Xem xét biểu đồ dưới đây:

Biểu 2.4: Mức độ sử dụng 4 kỹ năng ngoại ngữ của LĐN Kỹ năng: Nghe 10.9 26.8 42.2 6 14.1 Kỹ năng: Nói 9.9 25.7 47.1 4.6 12.7 Kỹ năng: Đọc 12.7 36.2 34.9 3.5 12.7 Kỹ năng: Viết 13.7 26.1 42.2 6 12 Thành thạo Khá Trung bình Yếu Khô ng biết

Khả năng ứng dụng Tin học vào công việc có phần khả quan hơn khả năng ứng dụng ngoại ngữ. Chiếm 35.2% LĐN có trình độ khá về kỹ năng soạn thảo văn bản (Word), 35.6% có kỹ năng lập bảng biểu và thực hiện các công việc số liệu, tính toán trên Excel, đặc biệt là những người làm ở vị trí kế toán trong DN thì kỹ

55

năng Excel là điều kiện không thể thiếu được. Một trong những kỹ năng không thể thiếu được trong công việc ngày nay đó là biết truy cập Internet (36.2% thành thạo) và gửi email (39.8% thành thạo). Các kỹ năng về Powerpoint, Access và phần mềm khác thì rất ít người thành thạo. Chỉ có 11.6% số người được hỏi thành thạo Powerpoint, 6.3% thành thạo Access và 13.4% thành thạo các phần mềm khác. Hiện tại, vẫn có 18.3% không biết gì về Internet và 17% không biết gì về email:

Bảng 2.9: Khả năng ứng dụng Tin học trong công việc của LĐN

Đơn vị: % Khả năng sử dụng Chuyên môn Thành thạo Khá Trung bình Yếu Không biết Word 33.8 35.2 19.0 1.4 10.6 Excel 35.6 27.8 20.8 2.8 13.0 Powerpoint 11.6 11.6 25.3 8.5 43.0 Access 6.3 4.9 13.4 11.0 64.0 Internet 36.2 24.3 18.0 3.2 18.3 Email 39.8 22.5 15.8 4.9 17.0 Phần mềm khác 13.4 8.4 17.0 5.6 55.6

Hàng ngày chúng ta vẫn nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng, đọc trên mạng Internet: Đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đầu tư cho chất lượng dạy và học cho học sinh sinh viên hiện nay là cách đầu tư tốt nhất và khôn ngoan nhất của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển như đất nước ta, đó là cách tốt nhất để có lớp trí thức không những có trình độ cao về chuyên môn, tay nghề mà còn có một thế hệ doanh nhân tương lai làm giàu cho gia đình họ, xã hội và đất nước. Song song với trình độ học vấn và kỹ năng mềm không thể thiếu được của thanh niên và người lao động thế kỷ 21 là tin học và ngoại ngữ. Nhưng thực tế chất lượng lao động về kỹ năng mềm này không cao, điều này do đâu? Do các bạn sinh viên chưa thực sự cố gắng trong học tập? Do chất lượng đào tạo tại các trường chưa thích ứng với đòi hỏi của sự phát triển hiện nay hay là do DN sử dụng lao động chưa đúng cách, chưa phát huy được các tố chất và ưu điểm của người lao động?

56

Em tốt nghiệp đại học xin vào đây làm luôn, nhưng khi đi làm mới biết việc học ở trường còn khác xa so với công việc thực tế. Em bắt đầu công việc tại Công ty cách đây 3 năm và hiện tại thì khá thành thạo trong chuyên môn, tin học của em thì ổn, nhưng em cũng chỉ sử dụng những phần phục vụ cho công việc thôi, như: Word, Excel, phần mềm chấm công; Internet và email thì em thành thạo lắm vì phải sử dụng hàng ngày mà.. Công việc của em ít sử dụng ngoại ngữ nên mai một hết, em cũng sợ sau này quên hết lại học lại từ đầu thì mệt nên tối nào về nhà em cũng nghe bản tin tiếng Anh trên tivi.

PVS, LĐN, Công ty TNHH TM&PT Du lịch Sao Việt Chúng ta hoàn toàn hiểu rằng công việc khi đi làm tại doanh nghiệp sẽ khác so với những kiến thức đã học ở trường. Khi ta đi học là ta học cái cơ bản, kỹ năng cơ bản, các kiến thức cơ bản để chuẩn bị hành trang vào đời. Tốt nghiệp đại học, các bạn có được những kiến thức cơ bản để bắt đầu một công việc mới, vào làm việc ở mỗi môi trường khác nhau sẽ đòi hỏi các kỹ năng khác nhau, chúng ta phải biết vận dụng cái đã học vào thực tế công việc. Nếu cái ta có chưa đáp ứng được đòi hỏi công việc ta phải tiếp tục học tập và rèn luyện ngay, và không ngừng học tập vì thời đại ngày ngay là thời đại công nghệ thông tin, mọi thứ thay đổi theo từng giây chứ không phải từng giờ. Không đáp ứng được yêu cầu công việc, kỹ năng mềm yếu, khả năng tư duy và nhạy bén với công việc kém ... là do người lao động là chủ yếu chứ không hoàn toàn do chất lượng đào tạo hay do DN không biết sử dụng lao động. Nhưng nhìn thẳng vào vấn đề, chất lượng đào tạo hiện tại cũng chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động, xã hội càng phát triển, DN mọc lên ngày càng nhiều và NLĐ ngày càng đông, để có thể đứng vững bằng đôi chân của mình bản thân mỗi người lao động, đặc biệt là LĐN phải cố gắng hết sức để công việc, doanh nghiệp và xã hội không đào thải mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)