Cơ cấu theo trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 50)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Cơ cấu theo trình độ học vấn

Theo nhận định của các chủ doanh nghiệp, đội ngũ người lao động nói chung vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp. Thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề... Thực tế cho thấy, trong số lao động đang làm việc tại các DN, hiện chỉ có khoảng 30% lao động đã qua đào tạo. Bên cạnh đó, những lao động có trình độ cao đã được đào tạo hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng được 15-20% yêu cầu của doanh nghiệp, nhưng phải tiếp tục đào tạo thêm 2-3 năm nữa. Điều này dẫn đến thực trạng, nhiều doanh nghiệp đang thiếu lao động nhưng không sao tuyển được đủ.

Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng lao động. Có ý kiến cho rằng trong DN sản xuất kinh doanh, lao động chỉ cần thành thạo công việc của mình, nghĩa là không cần có trình độ học vấn cao. Thực tế không phải như vậy, bởi trình độ học vấn cao sẽ tạo khả năng tiếp thu, vận dụng nhanh chóng, hiệu quả những tiến bộ của khoa học công nghệ. Nếu không có những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, một mặt người lao động sẽ bị cản trở trong tiếp cận với quy trình công nghệ mới, kỹ năng nghề nghiệp … mặt khác sự hòa nhập xã hội của họ cũng bị hạn chế. Trong quá trình đổi mới, một trong những mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước là chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí. Dưới tác động đó, đội ngũ LĐN trong các DNNQD hiện nay đang có chất lượng như thế nào? Chúng ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Trình độ học vấn của LĐN trong DNNQD Trình độ học vấn Số lượng Tỉ lệ % THPT 28 9,8 Học nghề 6 2,1 Trung cấp 70 24,6 Cao đẳng 31 11,1 Đại học 133 46,8 Trên đại học 16 5,6 Tổng cộng 284 100

43

Căn cứ vào quy chế tuyển dụng của các DN và căn cứ vào thực tế đòi hỏi của nhu cầu công việc và thị trường lao động hiện nay nên 100% LĐN trong DN ít nhất có trình độ THPT. Chính vì điều này mà cơ cấu lao động theo trình độ học vấn được phân loại từ lao động tốt nghiệp THPT đến bậc đại học và trên đại học. Kết quả khảo sát cho thấy đa số các LĐN trong DNNQD trên địa bàn Hà Nội hiện nay là tốt nghiệp đại học, chiếm 46,8% trong tổng số lao động, sau đó là số lao động tốt nghiệp trung cấp (24,6%), rồi mới đến tốt nghiệp cao đẳng, chiếm 11,1%. Số lao động tốt nghiệp THPT và học nghề chiếm số lượng tương đối nhỏ, lần lượt là 9,8% và 2,1%. Đặc biệt, con số LĐN trong các DNNQD được khảo sát cũng có 5,6% có trình độ trên đại học.

Để đánh giá sâu hơn về trình độ học vấn của các LĐN trong DNNQD trên địa bàn Hà Nội, chúng ta xem xét đến hệ đào tạo mà các bạn theo học:

Biểu 2.3: Hình thức đào tạo của LĐN trong DNNQD đã theo học (ĐV:%)

75.4 11.9 9.5 3.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Chính quy Liên thông Tại chức Khác

Trong số 284 lao động nữ được hỏi đã có 214 người tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy (chiếm 75,4%). Tiếp đó là đội ngũ những LĐN không đỗ đạt ngay từ đầu ở bậc học mà họ mong muốn thì họ lựa chọn cho mình hình thức học liên thông (liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, liên thông từ trung cấp lên đại học hay liên

44

thông từ cao đẳng lên đại học). Đối với LĐN do điều kiện, hoàn cảnh, … không theo học được chính quy thì lựa chọn theo học tại chức (chiếm 9,5%), còn số lượng LĐN theo học hệ đào tạo khác như đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn, … chiếm số lượng rất nhỏ (3,2%). Có nghĩa là bằng hình thức này hay hình thức khác, các LĐN phấn đấu nâng cao trình độ học vấn của mình để mong sao đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động hiện nay. Vô hình chung, bằng sự cố gắng của bản thân người lao động thì chất lượng của lực lượng lao động trên thị trường lao động đã ngày càng được nâng cao hơn về trình độ học vấn.

Tương đương với trình độ học vấn nêu trên, thực tế lực lượng LĐN có đáp ứng được yêu cầu công việc mà hiện nay các DNNQD đang cần không?

Bà Lê Việt Hà, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Du lịch Sao Việt cho biết: “Thực tế, khi có nhu cầu tuyển dụng, Công ty có rất nhiều hồ sơ dự tuyển. Tuy nhiên, Công ty vẫn không thể tuyển đủ số lượng lao động như mong muốn bởi các ứng viên không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Một trong những nhược điểm lớn nhất của họ hiện nay là thiếu khả năng tư duy, sáng tạo và tính chủ động trong công việc”.

Theo kết quả nghiên cứu đối với cả ba DNNQD thì tác giả rút ra được: hai vấn đề tồn tại từ lâu nhưng hiện vẫn chưa tìm ra lời giải khiến chất lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, đó là: quy mô đào tạo nghề và trình độ chuyên môn cho học sinh, sinh viên. Bản thân giáo trình, mô hình đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề nói chung vẫn luôn “lệch pha” so với nhu cầu của DN. Do đó, các DNNQD rất khó tuyển dụng được lao động đã qua đào tạo đúng chuyên môn nghề nghiệp. Đó là chưa kể công tác dự báo về nhu cầu lao động trên thị trường cũng chưa tốt, chưa bài bản...

Trước thực trạng đó, một vấn đề quan trọng được đặt ra, đó là: làm thế nào để thực hiện có hiệu quả chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động? Để có thể xây dựng được đội ngũ công nhân lao động lành nghề, đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay thì DN đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng bởi điều này mà có rất nhiều DN không tiếc tiền của, công sức để đầu tư đào tạo nâng cao trình độ cho những lao động đang làm việc, mặt khác liên tục tuyển dụng với mong muốn xây

45

dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao. Nhiều DN đã xem nguồn lao động là tài sản quý báu. Họ chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên nhiều hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, để có thể sở hữu những lao động có trình độ, không còn cách nào khác, chính các DN phải chủ động và có những giải pháp cụ thể.

Giám đốc điều hành, Công ty TNHH Thương mại Việt Mai chia sẻ: “Để “chiêu mộ” người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc trong đơn vị mình, Công ty chúng tôi đã có nhiều chính sách ưu đãi. Cụ thể như chế độ lương bổng, hỗ trợ chỗ ăn, ở, phương tiện đi lại cho một số vị trí công việc ...”.

Tuy nhiên, ngoài việc “chiêu hiền, đãi sĩ”, từng DN cần phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc.

Thực tế đã chứng minh rằng, nếu lãnh đạo DN không bắt tay vào việc phát triển nhân tài cho chính DN của mình thì sẽ phải trông chờ vào nơi khác, hoặc phải dùng lương cao và phúc lợi hấp dẫn hơn để thu hút những người mà chưa chắc kiến thức và kỹ năng của họ khiến DN hài lòng.

Xét về mặt học vấn và bằng cấp của đội ngũ LĐN trong các DNNQD được nghiên cứu thì không thấp so với thực tế hiện nay, nhưng cái quan trọng cần bàn đến là tương đương với trình độ đó đội ngũ LĐN có đáp ứng được đòi hỏi của các DNNQD hiện nay hay không?

Theo Tổng cục Dạy nghề, trong cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam từ 2005- 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng qua các năm, từ 19% năm 2005 (dân số 83 triệu người) đến 30-32% năm 2010 (dự kiến), 45% năm 2015 và ước tính đạt 55% (dân số ước 98,5 triệu) vào năm 2020, nhưng vẫn rất thấp so với quy mô dân số và nhu cầu của thị trường.

Bản báo cáo về tình hình lao động, nguồn nhân lực mới đây của VCCI cũng chỉ ra rằng, cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và DN để thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội mà Chính phủ và Bộ GD - ĐT đề ra. Các hiệp hội DN và các DN cũng đã có những ký kết cụ thể với cơ sở giáo dục đào tạo. Tức là DN đặt hàng ngành giáo dục đào tạo trong việc cung ứng lao

46

động chất lượng cao. Các DN không thể đứng ngoài hệ thống giáo dục đào tạo, chỉ đòi hỏi, yêu cầu, đặt hàng, mà họ phải trở thành một trong những chủ thể quan trọng nhất của đào tạo, chủ động tổ chức đào tạo để đáp ứng nhu cầu của chính mình và của xã hội.

Để nâng cao trình độ người lao động, không còn cách nào khác, chính các DN phải chủ động và có những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, các DN cần có những chính sách ưu đãi riêng để “chiêu mộ” người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc trong đơn vị mình. Ngoài việc chiêu mộ lao động có tay nghề cao, từng DN cần phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng: Nếu lãnh đạo DN không bắt tay vào việc phát triển nhân tài cho chính DN của mình thì sẽ phải trông chờ vào nơi khác, hoặc phải dùng lương cao và phúc lợi hấp dẫn hơn để thu hút những người mà chưa chắc kiến thức và kỹ năng của họ khiến bạn hài lòng 100%.

Nâng cao trình độ cho người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho họ là một cách thiết thực, là những nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng DN. Bởi ai cũng hiểu rằng, chăm lo tốt cho người lao động chính là nghĩa vụ trước pháp luật, là tố chất nhân văn của chủ DN đối với người lao động và là đạo đức kinh doanh, văn hóa - văn minh của DN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 50)