Đội ngũ lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác động đến đời sống người lao động. Chúng ta cũng thấy rằng, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội sẽ không đạt được trong điều kiện cơ cấu lao động bất hợp lý và kém đồng bộ. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra thúc đẩy cơ cấu lao động, đặc biệt là LĐN biến đổi theo xu thế tích cực trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước càng trở nên thiết thực hơn bao giờ hết. Dựa trên những phân tích về thực trạng đội ngũ LĐN trong DNNQD, nhân tố tác động đến cơ cấu LĐN và xu hướng biến đổi cơ cấu LĐN trong tương lai, tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị sau:
1. Đối với các DN thương mại ngoài quốc doanh.
Cần gắn chặt chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh với việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đặc biệt là LĐN trong các DN thương mại ngoài quốc doanh. Bởi vì, suy cho đến cùng, lao động chính là nhân tố quyết định nhất đến sự thành bại trong hoạt động của một DN.
Tổ chức lập kế hoạch và xây dựng bảng nhu cầu lao động theo tháng, quý, năm một cách rõ ràng, đồng thời, bố trí, sắp xếp lao động theo đúng khả năng, năng lực vào các bộ phận chức năng, nghề nghiệp khác nhau. Trong đó cần bổ nhiệm và
84
nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, tránh hiện tượng “đói cán bộ quản lý” theo kiểu không phải thiếu về số lượng mà chủ yếu thiếu cán bộ quản lý giỏi.
Thực hiện nghiêm túc và cố gắng thực hiện trên luật những quy định liên quan đến NLĐ, đặc biệt là đối với LĐN. Vận dụng linh hoạt, mềm dẻo những chính sách đối với người lao động để đảm bảo quyền lợi cao nhất cho NLĐ; đồng thời mạnh dạn giao quyền cho cấp dưới, các quản lý bộ phận để phát huy tối đa tính tích cực chủ động và niềm đam mê hăng say công việc của NLĐ trong toàn DN.
Bên cạnh các chế độ đãi ngộ về mặt vật chất cần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, định hướng cho NLĐ xây dựng cuộc sống lành mạnh, có văn hóa. DN nên tổ chức theo định kỳ các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ mát, biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao không những cho bản thân NLĐ mà cả gia đình họ cùng tham gia để động viên, khuyến khích tinh thần cho NLĐ.
Cần cải thiện điều kiện môi trường làm việc cho NLĐ, không gian, cơ sở vật chất, bầu không khí trong DN thoải mái, ... tạo điều kiện tốt nhất cho NLĐ làm các công việc nặng nhọc, vất vả, đặc biệt các LĐN hay phải làm thêm giờ vào ban đêm.
2. Đối với chính quyền:
Cần xây dựng chính sách cụ thể và thiết thực nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động một cách hợp lý, đúng với đòi hỏi của thị trường lao động hiện tại, lâu dài và đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Nhà nước cần có chính sách hướng nghiệp. Hướng nghiệp mà khâu chủ yếu là tư vấn nghề - có vai trò điều chỉnh, uốn nắn động cơ chọn nghề của học sinh sao cho ăn khớp với nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế và hướng phân luồng đã được Nhà nước định ra ở từng giai đoạn phát triển kinh tế. Mục tiêu chủ yếu của hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho thanh niên tâm lý sẵn sàng đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp nghề.
Nhà nước cần chú trọng đến chính sách giáo dục - đào tạo và hướng đến đa dạng hóa về hình thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn, đảm bảo sự thích ứng với cơ
85
chế mới, tránh hiện tượng học xong ra NLĐ nói chung và LĐN phải làm việc trái với chuyên ngành đào tạo, rồi hiện tượng thừa thầy thiếu thợ, nhất là thợ giỏi như hiện nay.
Cần mở nhiều các trung tâm giới thiệu việc làm để làm cầu nối tốt nhất và uy tín nhất đối với DN và NLĐ; tạo điều kiện tốt nhất để giảm thiểu hiện tượng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp và DN vẫn thiếu NLĐ có chuyên môn, tay nghề, kỹ năng ... như hiện nay
3. Đối với bản thân người LĐN :
Chọn nghề là việc vô cùng quan trọng, người ta ví nó như ngày sinh thứ hai của mỗi con người. Lợi ích kinh tế của xã hội, lợi ích kinh tế, tinh thần của cá nhân được hội tụ tại khâu chọn nghề, do đó, LĐN nên lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp để phát huy tối đa ưu điểm của bản thân.
LĐN cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên sâu hơn nữa về chuyên môn, nghề nghiệp, đặc biệt là các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học để đáp ứng được sự đòi hỏi của thị trường lao động.
Tiếp tục phấn đấu học tập để nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để phù hợp và thích ứng với sự phát triển của quá trình CNH -HĐN đất nước và trong quá trình hội nhập.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (dùng trong các trường đại học, cao đẳng). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Luật lao động nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1994), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam (2006), NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, Trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ (1995), Lao động nữ Việt Nam 1993, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội
5. C.Mac - Angghen tuyển tập (1983), tập 5, NXB Sự thật, Hà Nội.
6. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (1998), Nghiên cứu xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Các quy định về lao động đặc thù – lao động nữ (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
9. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội. 10. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học, Tập 1, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội.
11. Lê Thị Châu - Lê Thị Phúc (1999), Đại vị pháp lý của lao động nữ theo Bộ Luật Lao động, NXB Lao động, Hà Nội.
12. Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc
87
14. Lê Ngọc Hùng (2004), Xã hội học kinh tế, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội22 15. Luật bình đẳng giới (2008), NXB Hồng Đức
16. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 17. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 18. V.I. Lê-nin toàn tập (1980), Tập 20, NXB Tiến bộ Mát -xcơ -va
19. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập 1, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 20. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Tập 1, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 21. TS. Nguyễn ĐÌnh Tấn (1998), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, NXB.
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
22. Hoàng Bá Thịnh (2008), Xã hội học về Giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Tony Bilton - Kevin Bonnett - Philip Jones, Phạm Thủy Ba dịch (1993), Nhập
môn Xã hội học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
24. Herman Korte (1997), Nguyễn Liên Hương dịch, Nhập môn Lịch sử xã hội học, NXB Thế Giới, Hà Nội
25. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học phụ nữ - Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (1986), Mấy vấn đề về phân bổ, sử dụng, đào tạo và điều kiện lao động nữ,Hà Nội 26. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội
27. Đỗ Thị Bình (2007), Vài nét về điều kiện lao động, việc làm và thu nhập của nữ công nhân công nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (số 4)
28. Bùi Thị Thanh Hà (2003), Di động xã hội và vị thế của nữ công nhân trong doanh nghiệp tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 1)
29. Nguyễn Tín Nhiệm (2003), Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của nữ công nhân, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 1)
30. Đặng Ngọc Tùng (2007), Báo cáo kết quả khảo sát, điều tra xã hội học thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Viện công nhân và công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
88
CÁC TRANG WEB
31. Thiên Long, Chính sách đối với lao động nữ vẫn chưa phù hợp với thực tiễn, http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/Nguoinoitieng/2008/10/9860.html, thứ Hai, 06/10/2008-3:03 PM
32. Trần Thị Sánh, Chính sách đối với lao động nữ: Có ưu đãi nhưng chưa được hưởng,
http://www.dddn.com.vn/home/81/34858/Su-kienVan-de/Chinh-sach-doi-voi- lao-dong-nu-Co-uu-dai-nhung-chua-duoc-huong.htm, cập nhật lúc 09:38 - Thứ tư, 18/02/2004
33. Theo TTXVN, Lao động nữ trẻ di cư đến Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, http://tintuc.timnhanh.com/suc_tre/20080224/35A713CA/, Chủn hật, 24/02/2008
34. Tô Dung, Lao động nữ trong các doanh nghiệp - nhiều vấn đề phải quan tâm, http://www.baothanhhoa.com.vn/news/35892.bth, Thứ sáu, ngày 19/09/2008 35. Bảo Nga, Kiều Oanh, Lao động nữ trong khu công nghiệp: Phận long đong
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/42/180072/, 11/09/2008 08:03
36. Chu Thanh Vân, Thiệt thòi lao động nữ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Bắc Ninh, http://molisa.gov.vn/details.asp?mbien2=201&mbien4=5310&mbien3=%7B9 F9DA2D0-03C9-4FF7-9666-5AC6EDFDB2C1%7D, (7/3/2006) 37. TrầnThịThu, http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=17134728&News_ID=2 2150112, Cập nhật: 22/1/2007 38. KhánhThiên, http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/BaiLienQuan/2009/2/EC4970808557212B/, Thứ Năm, 26/02/2009-8:17 AM
39. Công nhân nữ ngoại tỉnh trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội,
89
http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?Object=4&news_ID=344 0972, Cập nhật: 3/4/2009)
40. Nguyễn Thị Minh Phượng - Học viện Hành chính Quốc gia, http://iss.gso.gov.vn/?page=tttulieu&tabsel=hdnc&nam=2003&Cat_ID=57&id =469
41. Thúy Hải-Báo SGGP, Phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Vai trò quyết định là con người và cơ chế,
http://www.thuvienphapluat.vn/default.aspx?CT=NW&NID=1168,THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cập nhật: Thứ năm, 31/05/2007
42. Ngọc Hải - Thái Hà, Tạo thị trường mở, giảm sức ép việc làm
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/print/175691/, 01/08/2008 05:40
43. HNM, Mất cân đối về cơ cấu lao động: Vì bỏ ngỏ công tác hướng nghiệp,
http://tintuc.xalo.vn/041876278883/560554918.
44. http://www.camnangdoanhnghiep.com/apm/modules.php?name=News&file=p rint&sid=3273]
45. Thanh niên online.vn 46. Nguồn Saga.vn
90
91
PHỤ LỤC 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC
---
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Bà/chị thân mến! Nhằm tìm hiểu thực tế đội ngũ lao động nữ đang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội hiện nay, chúng tôi mong muốn nhận được sự tham gia công tác nhiệt tình của các bà/chị trong nghiên cứu này. Các bà/chị hãy điền những câu trả lời thích hợp của bà/chị vào các ô trống và bỏ trống những ô không phù hợp với câu trả lời của bà/chị. Tất cả những ý kiến của các bà/chị là những đóng góp quan trọng cho chương trình nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cam kết giữ bí mật tất cả những thông tin mà các bà/chị cung cấp và chỉ sử dụng chúng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Các bà/chị không cần thiết ghi tên và địa chỉ của mình vào phiếu điều tra. Xin chân thành cảm ơn về thời gian quý báu mà các bà/chị đã dành để tham gia chương trình này! PHẦN A A1. Bà/chị hiện tại thường trú tại Hà Nội hay ở tỉnh khác đến học tập sau đó lập nghiệp ở đây? Hà Nội 1 Tỉnh khác 2
Đến từ tỉnh nào? (ghi cụ thể) ...
A2. Bà/chị thuộc dân tộc nào? (ghi cụ thể) ………
A3. Tình trạng hôn nhân của bà/chị? Độc thân 1 Ly thân 4
Đã có gia đình 2 Góa 5
Ly dị 3
92
A5. Trình độ học vấn ?
THPT 1 Cao đẳng 4
Học nghề 2 Đại học 5
Trung cấp 3 Trên Đại học 6
Khác? (ghi cụ thể) ...
A6. Bà/ chị đã theo học ngành gì?(nếu có) ...
A7. Bà/chị theo học hệ đào tạo nào? Chính quy 1 Tại chức 3
Liên thông 2 Từ xa 4
A8. Bà/chị có theo học văn bằng hai không? Có 1 Không 2
Học thêm chuyên ngành gì?(ghi cụ thể) ………..
A9. Hiện tại bà/chị có đang theo học khóa học gì không? (ghi cụ thể) ………
A10. Bà/chị có ý định học lên cao nữa không? Có 1 Không 2
Vì sao? ………
A11. Trình độ Ngoại ngữ của bà/chị: Thứ tiếng và mức độ sử dụng:………...
Thành thạo Khá Trung bình Yếu Không biết Nghe 1 2 3 4 5 Nói 1 2 3 4 5 Đọc 1 2 3 4 5 Viết 1 2 3 4 5 Khả năng ứng dụng ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của bà/chị? Sử dụng thành thạo cho công việc chuyên môn 1
93
Có thể giao tiếp 3
Giao tiếp hạn chế 4
Không biết gì 5
A12. Trình độ tin học của bà/chị?
Thành thạo Khá Trung bình Yếu Không biết
Word 1 2 3 4 5 Excel 1 2 3 4 5 Powerpoint 1 2 3 4 5 Access 1 2 3 4 5 Internet 1 2 3 4 5 Email 1 2 3 4 5 Phần mềm khác 1 2 3 4 5 PHẦN B
B1. Bà/chị có đang làm việc theo đúng ngành học không?
Có 1 Không 2
B2.Công việc chuyên môn của Bà/chị đang làm tại doanh nghiệp là gì?
Hành chính/Thư ký 1 Xuất, nhập khẩu 6 Nhân sự 2 Thủ kho 7 Giáo dục/Đào tạo 3 Bán hàng tại cửa hàng 8 Kế toán-Tài chính 4 Bảo vệ 9 Kinh doanh/Marketing 5 Tạp vụ 10 Công việc khác (ghi cụ thể)? ...
B3. Bà/chị có hài lòng về công việc chuyên môn của mình đang làm không?
94
B4. Bà/chị có đang giữ chức vụ quản lý trong Doanh nghiệp không?
Có 1 Không 2 Ghi cụ thể (nếu có): ………
B5. Sau khi tốt nghiệp bà/chị có mong muốn vào làm tại cơ quan nhà nước không?
Có 1 Không 2
B6.Lựa chọn vào làm việc trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh của bà/chị là vì:
Xin vào cơ quan Nhà nước rất khó 1 Mình cần việc làm để lo cho cuộc sống mà doanh nghiệp thì cần lao động 2 Làm tại DN ngoài QD tuy áp lực công việc nhiều hơn nhưng thu nhập cao hơn 3 Làm tại DN ngoài QD sớm có cơ hội để khẳng định mình 4
Lựa chọn bắt buộc vì nhu cầu việc làm và thu nhập 5
B7. Lý do bạn phải làm việc trái ngành nghề đã học là:
Ngành học khó xin việc 1 Chỉ có cơ quan nhà nước mới cần chuyên môn bạn học nhưng khó xin vào nhà
nước 2 Doanh nghiệp cần người lao động mặc dù không đúng chuyên ngành đã học 3 Nếu đợi tìm công việc phù hợp với ngành đã học không biết đợi đến bao giờ 4
B8. Khi mới vào làm việc tại DN, bà/chị ký loại Hợp đồng Lao động thử việc thời hạn bao lâu?
30 ngày (01 tháng) 1 45 ngày (01 tháng rưỡi) 2 60 ngày (02 tháng) 3
Khác?(ghi cụ thể) ………
B9. Hiện tại bà/chị đang ký Hợp đồng lao động thời hạn bao lâu?