Quan niệm sáng tác

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 41)

6. Cấu trúc luận văn:

2.2.1. Quan niệm sáng tác

Với chủ trƣơng vô ngôn, đạt đạo bằng con đƣờng đốn ngộ của Thiền tông, các thiền sƣ cũng không thật sự coi trọng việc sáng tác. Và nếu có sáng tác thì họ cũng coi văn chƣơng nhƣ một công cụ để truyền đạo, phản ánh các triết lý và quan niệm Thiền, các bài học Thiền, các trạng thái tinh thần Thiền khi giác ngộ, khi chứng nhập chân lí với mục đích thể hiện sự ngộ đạo, và truyền đạo. Đặc trƣng cơ bản của văn học Thiền gia chính là tƣ duy nghệ thuật mang tính trực cảm tâm linh, phi lý tính, siêu việt. Chính vì quan niệm nhƣ vậy về sáng tác, ở thời Lý mặc dù số lƣợng tác giả là thiền sƣ rất lớn, nhƣng số lƣợng tác phẩm văn học Phật giáo lại không nhiều. Số lƣợng sáng tác của mỗi thiền sƣ cũng thƣờng chỉ dừng lại ở đôi ba, ngƣời nhiều nhất cũng chỉ sáng tác có bốn bài. Hơn thế nữa, các sáng tác của ông hầu nhƣ cũng đã không còn nặng về chức năng tôn giáo và mục đích truyền đạt giáo lý nhà Phật. Nhƣ vậy, quan niệm sáng tác của văn học Phật giáo đến Huyền Quang hẳn đã chứa đựng một sự biến đổi đặc biệt nào đó ?

Phần lớn các thiền sƣ có khối lƣợng sáng tác lớn ở giai đoạn đầu nhà Trần thƣờng có nguồn gốc xuất thân từ nho sĩ, một số từng là vua chúa, quý tộc, quan lại. Nhìn chung họ đều chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng của Nho giáo đang lên mạnh lúc bấy giờ với những mức độ đậm nhạt rất khác nhau. Hơn nữa sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm - một dòng thiền mang đậm bản sắc dân tộc với tinh thần nhập thế tích cực đã dẫn đến những biến đổi khá cơ bản trong thơ Thiền ở thời Trần so với thời Lý. Nếu thơ Thiền thời Lý thiên về triết lý, siêu việt, bí hiểm, thuần thành với giáo lý nhà Phật, thì thơ Thiền đời Trần lại đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Nó không chỉ chuyên chú tập trung vào giáo lý của Thiền tông mà đã chứa đựng những nội dung của cuộc sống hiện thực, phản ánh nhiều mặt hơn đời sống tinh thần con ngƣời. Các tác giả thơ Thiền thời này cũng có đời sống đa dạng và phong phú hơn. Thậm chí lại có những thiền sƣ vừa làm thơ Thiền lại vừa làm thơ thế tục.

Tuy nhiên, các tác giả là thiền sƣ lớn thời kì này nhƣ Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thƣợng sĩ, Trần Nhân Tông… sáng tác của họ phần lớn vẫn nghiêng về chức năng của Phật giáo. Khóa hư lục của Trần Thái Tông là một tập bài giảng về đạo không, là những bàn luận và truyền đạt những kinh nghiệm tu tập tâm linh có tính cách tôn giáo. Cư trần lạc đạo phúĐắc thú lâm tuyền thành đạo ca của đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông cũng đều là những tác phẩm lớn, chuyển tải những vấn đề về đạo Phật. Những bài viết của nhị Tổ Pháp Loa đƣợc tập hợp trong Thiền đạo yếu học cũng chủ yếu là các bài nói về cách tu hành, chọn bạn, chọn thầy, giảng giải về Phật Pháp Tăng, Giới, Định, Tuệ…

Huyền Quang cũng có biên soạn các sách Phật giáo nhƣ Chư phẩm kinh,

Công văn tập, Thích khoa giáo... Tuy nhiên, hiện nay những sách đó đã thất lạc khiến chúng ta không thể khảo cứu đƣợc. Tuy nhiên qua những sáng tác của ông còn lại đến nay, chúng ta đều dễ nhận thấy những sáng tác ấy đã không còn nặng về chức năng chuyên chở, truyền đạt những giáo lí của nhà Phật nữa.

Ngay cả tƣ tƣởng và giáo lý Thiền tông cũng chỉ đƣợc Huyền Quang nhắc đến trực tiếp qua đôi câu thơ trong bài Diên Hựu tự (Chùa Diên Hựu), và trong bài kệ bằng chữ Nôm ở cuối bài Vịnh Vân Yên tự phú (Vịnh chùa Vân Yên). Khác với Nhân Tông, Pháp Loa và các vị thiền sƣ đời trƣớc, Huyền Quang không có bài kệ khi thị tịch - một thể loại đặc thù của văn bản chức năng tôn giáo. Kệ thƣờng đƣợc dùng để tụng ca, khẳng định giáo lý nhà Phật. Các bậc thầy thƣờng dùng thể loại kệ để diễn tả những cảm giác chứng ngộ cũng nhƣ những kinh nghiệm tu tập của mình cho đệ tử. Nó là một trong những thể loại đặc trƣng, tƣơng đối phổ biến biến trong dòng văn học Phật giáo thời Lý và ở giai đoạn đầu thời Trần. Tuy nhiên đến thời Pháp Loa và Huyền Quang, những thể loại sáng tác truyền đạt những giáo lý cao siêu, bí hiểm nhƣ kệ không còn phù hợp nữa. Theo Tam tổ thực lục có ghi lại sự việc trƣớc khi Pháp Loa sắp mất nhƣ sau: “Các môn đồ vào thƣa: “Ngƣời xƣa khi lâm chung đều có kệ dạy, vì sao Thầy không có?”. Sƣ quở trách họ; giây lát lâu bèn ngồi dậy, bảo đem bút đến, viết lớn bài kệ” [56, tr. 56-57]. Đến Huyền Quang thì thể loại kệ thị tịch dƣờng nhƣ đã không còn xuất hiện nữa. Nhƣ vậy, sự chi phối trong quan niệm sáng tác của văn học Phật giáo đến Huyền Quang đã rất mờ nhạt.

Trong sáng tác của Huyền Quang, có không ít những những vần thơ thể hiện những tâm sự vi tế, chuyển tải, bộc lộ cái chí của một nhà Nho ở những mức độ khác nhau, thậm chí có lúc là rất tiêu biểu. Mục đích việc sáng tác với nhà nho không khác gì ngoài việc thể hiện cái chí của mình, dĩ nhiên là theo khuynh hƣớng đạo đức, thẩm mĩ Nho gia. Các sáng tác của Huyền Quang, đặc biệt là chùm thơ sáu bài vịnh về hoa cúc đã thể hiện sự chi phối khá đậm nét của quan niệm “thi dĩ ngôn chí” này. Theo Nguyễn Kim Sơn thì bài Cúc hoa - kỳ nhất của Huyền Quang đã có: “dáng dấp kiểu loại thơ ngôn chí thể hiện cái đẹp kiểu thi ca nhà Nho, mặc dù chƣa thật sự tiêu biểu”, còn ở bài Cúc hoa - kỳ ngũ

thì “Chỉ một câu thơ cuối cùng thôi, cũng đủ đƣa bài thơ trở lại thế giớ của thơ ngôn chí. Lời đề thực và luận là của ông tu sĩ thiền viện và đạo quán nhƣng câu cuối cùng lại là của một ông nhà Nho chỉ về phía bản thân mình mà nói lời kết bao trùm” [69, tr. 84].

Trƣớc Huyền Quang, thể loại thơ ngôn chí đã thấp thoáng đâu đó trong sáng tác của các tác giả thiền sƣ. Tuy nhiên, đến sáng tác của Huyền Quang thì nó đã đậm lên rất nhiều. Trƣớc sự tăng dần ảnh hƣởng của quan niệm văn chƣơng của nhà Nho, quan niệm sáng tác văn học Phật giáo không còn giữa đƣợc vai trò chi phối chủ đạo nhƣ trƣớc nữa. Sự tồn tại hai quan niệm văn của các học thuyết khác nhau không hề gây ra mâu thẫn trong các sáng tác của Huyền Quang. Đến Huyền Quang, đã có sự giao thoa giữa quan niệm văn chƣơng Phật giáo và quan niệm văn chƣơng Nho giáo. Sự giao thoa đó trƣớc hết bắt nguồn từ nhân cách đa trị Huyền Quang. Trƣớc khi trở thành một trí thức Phật học lỗi lạc, ông đã là một trí thức nho sĩ, tinh thông Nho học. Hơn nữa văn chƣơng nhà Nho giai đoạn này đã bắt đầu phát triển, đồng thời cũng gây ảnh hƣởng và chi phối đến những dòng văn học khác cùng thời. Từ sự giao thoa trong quan niệm sáng đã dẫn đến sự giao thoa trên một loạt các phƣơng diện khác trong sáng tác của ông nhƣ cảm hứng chủ đạo; hình tƣợng trung tâm; thể loại, ngôn ngữ…

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)