Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 69)

6. Cấu trúc luận văn:

2.2.4.2. Ngôn ngữ

Về mặt ngôn ngữ văn học, ngoài bài phú Vịnh Vân Yên tự phú làm bằng chữ Nôm, các sáng tác của Huyền Quang đều đƣợc làm bằng chữ Hán. Ngôn ngữ trong thơ Huyền Quang không còn mang nặng thứ ngôn ngữ ngụ ý, ẩn ngôn,… của dòng văn học Thiền. Ngôn ngữ trong thơ Huyền Quang cũng đã giảm đi đáng kể tính triết lý siêu việt, bí hiểm… mà gần hơn với ngôn ngữ của thơ thế tục. Trong thơ ông đã có sự tăng lên đáng kể hàm lƣợng ngôn ngữ mang màu sắc Nho giáo và cách diễn đạt theo kiểu của nhà Nho.

Trƣớc Huyền Quang, trong thơ Thiền dƣờng nhƣ chƣa có sự tôn vinh Phật cũng nhƣ Tổ, cũng không có sự đề cao giáo lý, kinh điển. Các thiền gia thời Lý - Trần thậm chí còn bác bỏ cả Phật và Tổ ngay trong đầu óc sùng tín, cố chấp của nhiều ngƣời “Phật và Tổ cuối cùng đều chẳng cần lễ”… Duy chỉ có Huyền Quang gọi và tôn xƣng Đệ nhất Tổ là vua Bụt. (nêu gƣơng sáng của vua theo cách của nhà Nho). Trƣớc Huyền Quang, Trần Nhân Tông cũng từng ca ngợi Tuệ Trung Thƣợng sĩ. Đến Huyền Quang, sự ngợi ca ấy đã gần hơn với lối ca tụng “vua sáng tôi hiền” theo kiểu nhà Nho.

Ngôn ngữ Phật giáo, các điển tích điển cố Phật giáo đã vắng bóng dần trong thơ Huyền Quang, bên cạnh đấy là hàm lƣợng ngôn ngữ và điển tích, điển cố của Nho giáo lại có sự tăng dần lên. Từng đƣợc đào tạo qua con đƣờng cử nghiệp của Nho giáo, Huyền Quang đã sử dụng nhiều hơn những điển cố của văn chƣơng Nho giáo cũng nhƣ cách hình dung, cách nói về cuộc đời và thiên nhiên theo kiểu Nho gia:

- Mây năm thức che phủ đền Nghiêu; Núi nghìn tầng quanh co đường Thục…

- Ngự sử mai hai hàng chầu rập;

Trượng phu tùng mấy chạnh phò quanh. Phỉ thuý sắp hai hàng loan phượng;

Tử vi bầy liệt vị công khanh…

(Vịnh Vân Yên tự phú)

Khác với ngôn ngữ ở Cư trần lạc đạo phúĐắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông với mật độ các thuật ngữ điển cố Phật giáo dày đặc,

Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang lại thiên về ngôn ngữ tả cảnh với rất nhiều lớp từ ngữ cổ đƣợc sử dụng nhƣ la đá, gióng hoà, mẽ khéo, ngậm ngụt, chác tất bóng, hoa cƣời thỉ…

Trong các sáng tác của Huyền Quang, nhiều khi ngôn ngữ Thiền hoà lẫn với ngôn ngữ Nho cùng pha trộn với ngôn ngữ thế tục ở mức độ cực cao, khó có thể phân biệt. Chính vì vậy, thơ ông đọc thoáng qua có vẻ bình dị, nhàn tản. Tuy nhiên càng đi sâu vào các sáng tác của Huyền Quang, chúng ta càng thấy nhiều lớp tầng ý tứ sâu xa, tinh tế bên trong lớp vỏ ngôn ngữ tƣởng nhƣ bình dị ấy.

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)