Lý Đạo Tái Huyền Quang tôn giả một thi nhân

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 32)

6. Cấu trúc luận văn:

1.2.4. Lý Đạo Tái Huyền Quang tôn giả một thi nhân

Huyền Quang không chỉ là một vị nho sĩ tinh thông Nho học, một nhà Phật học lỗi lạc - vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, một ẩn sĩ, mà ông còn là một thi nhân có tiếng ở giai đoạn văn học thời nhà Trần. Trƣớc tác của Huyền Quang vừa góp phần tạo nên nét đặc trƣng riêng của nền văn học thời kỳ này,

đồng thời cũng thể hiện sâu sắc sự chuyển giao mạnh mẽ giữa nền văn học Phật giao sang nền văn học Nho giáo. Ông cũng trở thành một điển hình cho sự giao thoa giữa loại hình tác giả nhà nho và loại hình tác giả Thiền sƣ.

Mặc dù các sáng tác của Huyền Quang còn lƣu lại đến nay chỉ còn 23 bài thơ trong tập Ngọc tiên và bài phú Nôm Vịnh Vân Yên tự phú, nhƣng so với số lƣợng một vài bài của hầu hết các tác giả thời kỳ này, thì dung lƣợng sáng tác này không hề nhỏ. Văn bản gốc các sáng tác của Huyền Quang đều đã bị thất lạc. Các bài thơ của ông còn lại cho đến nay đều đƣợc tập hợp từ các thƣ tịch cổ nhƣ Việt âm thi tập (1459) do Phan Phu Tiên và Chu Xa biên soạn vào đầu thời Lê sơ và Trích diễm thi tập (1497) do Hoàng Đức Lƣơng biên soạn vào cuối đời Lê Thánh Tông, trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn và Hoàng Việt thi tuyển

của Bùi Huy Bích. Các thƣ tịch ghi chép lại các sáng tác của Huyền Quang đều đánh giá ông hay chữ và là thi sĩ có tiếng của đời Trần. Trong sách Kiến văn tiểu lục, học giả Lê Quý Đôn (1726 – 1784) có nhận xét về thơ ông nhƣ sau: “Sƣ Huyền Quang, ngƣời thời nhà Trần, học rộng, thơ hay, trong Việt âm thi tập có chép một bài thất ngôn tuyệt cú của Thiền sƣ, thì tựa hồ không phải khẩu khí kiểu nhà chùa, còn bài ngũ ngôn và thất ngôn thì lời thơ cũng bằng phẳng. Trong

Trích diễm thi tập có chép một bài ngũ ngôn tuyệt cú và 21 bài thất ngôn tuyệt cú, thì thơ văn tinh tế, rất có khi tƣợng cao siêu” [22, tr. 393]. Còn nhà sử học Phan Huy Chú (1782 -1840) trong tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí cũng nhận xét tác phẩm Ngọc tiên tập của Huyền Quang là “Văn thơ bay bƣớm phóng khoáng” [13, tr. 73]

Ở thời Trần, thể phú Nôm còn lại đến nay là không nhiều, loại trừ một số bài còn chƣa rõ nguồn gốc và tác giả ra, chỉ còn lại bốn bài đã xác định đƣợc tác giả: Cư trần lạc đạo phúĐắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông; Vịnh Vân Yên Tự phú của Huyền Quang; Giáo tử phú của Mạc Đĩnh Chi… Bốn bài phú này đều mang nội dung Phật giáo. Điều đó cũng thể hiện tinh thần nhập thế rất tích cực của Phật giáo thời kỳ này, nó đã chuyển hóa và phổ cập mạnh mẽ trong quảng đại quần chúng, thay cho những triết lý cao siêu, bí hiểm nhƣng những giai đoạn trƣớc. Các bài phú Nôm ở thời Trần đã đạt đến một trình độ nhất định, đánh dấu một giai đoạn đã bắt đầu có sự trƣởng thành trong việc sáng tạo văn học bằng thứ ngôn ngữ của dân tộc.

Nếu Cư trần lạc đạo phúĐắc thú lâm tuyền thành đạo ca của đệ nhất tổ Điều Ngự là một bản tuyên ngôn của con đƣờng sống đạo, mà Phật giáo Việt Nam đã đề ra và đã chi phối cuộc sống của hàng triệu triệu ngƣời Phật tử Việt Nam thời vua Trần Nhân Tông và những thế kỷ sau, thì bài Vịnh Vân Yêntự phú

của Huyền Quang lại không tập trung vào thiền lý, mà chủ yếu tập trung vào thiền thú, thiền cảnh. Nổi bật ở bài phú này là tinh thần tiêu dao thoát tục, chất Phật và chất Đạo hoà vào nhau. Tƣ tƣởng mà tác giả thể hiện ở bài phú này là tƣ tƣởng thuận theo quy luật tự nhiên đƣợc diễn đạt bằng cảnh tự nhiên sông núi, hoa lá chim muông thanh bình. Tác giả cũng đề cập đến những chủ đề, biểu tƣợng của Phật giáo nhƣ Bụt, Phật quả, Hƣ vô, Thiền, Bát nhã nhƣng lại diễn giải nó thông qua thiền cảnh chứ không thông qua thiền lý. Ở đây, thiền lý thâm nhập nhuần nhuyễn trong thiền cảnh.

Trong thơ ông, nhiều khi con ngƣời thi sĩ và con ngƣời thiền gia đã hoà làm một, hình ảnh ngƣời ẩn dật mang tinh thần tiêu dao của Lão - Trang cũng hoà quyện, giao thoa với tinh thần một ẩn sĩ Nho giáo. Theo Nguyễn Kim Sơn thì: “Các sáng tác thơ của Huyền Quang phản ánh rất rõ hiện trạng của đời sống tinh thần tầng lớp trí thức, của các quan niệm thẩm mỹ, các thể tài văn học, giai đoạn giữa và cuối Trần. Nó đánh dấu sự bắt đầu quá trình chuyển giao giữa hai thời đại Phật giáo sang thời đại Nho giáo, giữa văn chƣơng Phật giáo và văn chƣơng Nho giáo thế tục” [69, tr. 87].

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)