Hành trạng Huyền Quang nhìn từ lát cắt hệ tư tưởng – một nhân cách

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 34)

6. Cấu trúc luận văn:

1.3. Hành trạng Huyền Quang nhìn từ lát cắt hệ tư tưởng – một nhân cách

cách văn hóa đa trị của thời đại nhà Trần

Mỗi hiện tƣợng tƣ tƣởng, văn hóa, văn học ra đời đều là sự tổng hợp, tích hợp của nhiều yếu tố lịch sử - xã hội, tƣ tƣởng – văn hóa, văn học. Hiện tƣợng Huyền Quang cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đã có “một sự chuyển giao thực sự giữa Nho giáo và Phật giáo” (chữ dùng của Trần Đình Hƣợu) ở giai đoạn nhà Trần. Hiện tƣợng Huyền Quang chính là kết quả điển hình của sự chuyển giao ấy

Ở đầu thời đại nhà Trần, sự dung hợp Phật - Nho - Lão đã đựoc thể hiện khá rõ ở Trần Thái Tông. Trong bài Phổ khuyến phát Bồ đề tâm, khi bàn về tầm quan trọng của “đạo”, ông viết: “Cái quý nhất ở đời là vàng ngọc. Nhƣng xét cho kĩ thì cái đáng trọng, đáng tiếc không gì bằng thân mệnh con ngƣời (…). Tuy

nhiên, nói thân mệnh là đáng trọng nhƣng cũng còn chƣa trọng bằng cái Đạo tối cao. Cho nên Khổng Tử nói: “Sớm nghe Đạo, chiều chết đƣợc rồi”, Lão Tử nói: “Ta sở dĩ có điều lo lớn là vì ta có cái thân”. Đức Thế Tôn cầu Đạo, quên mình cứu khổ. Há chẳng phải ba bậc thánh nhân khinh thân mà trọng Đạo đó sao?” [10, tr.63]

Rõ ràng trong thời đại cùng tồn tại sự chi phối của nhiều hệ tƣ tƣởng thì một nhân cách trí thức lớn khó có thể thuần thành hay chịu sự chi phối và lệ thuộc nhất định vào một hệ tƣ tƣởng nào. Huyền Quang cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Ở ông có sự hội tụ phức tạp của ba luồng tƣ tƣởng Nho - Phật - Đạo. Là vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, ông đã thực hiện dƣờng nhƣ triệt để nhất tinh thần nhập thế tích cực của Thiền phái Trúc Lâm. Đến giai đoạn lãnh đạo của vị Tổ thứ ba - Huyền Quang tôn giả, thì sự chuyển hóa của Thiền phái Trúc Lâm từ thƣợng tầng văn hóa cung đình - văn hóa của những trí thức cao cấp xuống hạ tầng của tƣ duy dân gian, môi trƣờng văn hóa dân gian, thì dƣờng nhƣ đã đƣợc hoàn thành về cơ bản. Kết quả đó có đƣợc từ những hoạt động nhập thế tích cực của đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông, và đặc biệt là những hoạt động rất thiết thực của đệ nhị Tổ Pháp Loa. Huyền Quang chỉ đứng ở vị trí lãnh đạo Thiền phái trong vòng ba năm - một thời gian không phải là nhiều. Với đặc tính “đổ khẩu vô ngôn”, “dĩ tâm truyền tâm”, với các luận thuyết siêu lí tính, siêu tƣ duy, vƣợt khỏi những nhận thức, lí luận thông thƣờng, các dòng Thiền chỉ có thể tồn tại và phát triển ở môi trƣờng văn hóa cao cấp, với những trí thức cao cấp. Nên khi Phật giáo chuyển hóa vào trong dân gian thì các dòng thiền cơ hồ đã mất đi mạch sống của mình. Môi trƣờng văn hóa dân gian dễ tiếp nhận thứ Phật giáo mang màu sắc Mật tông, Tịnh độ tông hơn là các dòng Thiền… Đến Huyền Quang, tƣ tƣởng nhập thế tích cực, dĩ Nho nhập Thích đƣợc khởi xƣớng từ đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông đã đƣợc thực hiện một cách rốt ráo. Phật giáo về cơ bản đã đƣợc phổ cập rộng rãi trong dân gian, bắt đầu một quá trình ăn sâu vào tâm thức dân gian. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để cắt nghĩa tại sao sau Huyền Quang, Thiền phái Trúc Lâm không còn tiếp tục phát triển nữa.

Trong tƣ tƣởng của Huyền Quang hẳn là có những nét khác so với hai vị sƣ Tổ của mình. Nhân Tông và Pháp Loa đều có khuynh hƣớng đến với Phật giáo từ rất sớm. Tƣ tƣởng của Trần Nhân Tông cũng là tƣ tƣởng tam giáo, trong

tƣ tƣởng của ông, mặc dù chất Đạo giáo và chất Nho giáo đã rất đậm, nhƣng vẫn nghiêng về Phật giáo. Còn Pháp Loa thì dƣờng nhƣ là thuần thành hơn cả với tƣ tƣởng Phật giáo. Tƣ tƣởng của ông cũng không có gì đặc sắc, hơn thầy – Trúc Lâm đệ nhất Tổ mà cũng không có gì hơn trò - Huyền Quang tôn giả đệ tam Tổ. Huyền Quang lại là ngƣời tinh thông Nho học, ông đã đem tinh thần Nho gia vào trong cửa chùa. Qua tiểu sử hành trạng Huyền Quang, chúng ta có thể thấy ở ông cả hai hình ảnh của nhà Nho chính thống. Trƣớc khi xuất gia, ông mang hình ảnh của nhà Nho hành đạo: học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan. Sau khi xuất gia, về cuối đời, những hoạt động cũng nhƣ những sáng tác của ông ở giai đoạn này lại mang bóng dáng, tinh thần của một nhà Nho ẩn dật. Có thể nói Huyền Quang chính là điển hình cho sự giao thoa giữa nhân cách trí thức nho sĩ và trí thức thiền sƣ. Ông cũng chính là ngƣời thực hiện tƣ tƣởng dĩ Nho nhập Thích của Thiền phái Trúc Lâm một cách triệt để nhất. Sau Huyền Quang, cùng với sự vận động, phân hóa, ảnh hƣởng ngày càng quyết liệt của Nho giáo tới mọi mặt của đời sống xã hội, cũng nhƣ sự sa sút không thể cứu vãn của Phật giáo, không còn xuất hiện những đỉnh cao của nhân cách trí thức thiền sƣ của dòng văn hóa Phật giáo nhƣ trƣớc nữa, điều đó cũng đồng nghĩa với việc không ai đủ tài năng và đức độ để nối tiếp ngọn đèn tổ. Huyền Quang cũng chính là đỉnh cao cuối cùng của nhân cách trí thức thiền sƣ trong dòng văn hóa Phật giáo - vị tổ cuối cùng của Thiền phái Trúc Lâm.

Tiểu kết

Ở chƣơng 1, chúng tôi thông qua việc khảo sát các nguồn thƣ tịch cổ đã dựng lại bức chân dung khái quát về Huyền Quang tôn giả ở các phƣơng diện: một trí thức nho sĩ, một nhà Phật học lỗi lạc - đệ tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một ẩn sĩ và một thi nhân. Đồng thời với việc dựng lại bức chân dung khái quát về Huyền Quang, chúng tôi cũng đặt nhân vật lịch sử này trong sự vận động của tƣ tƣởng văn hóa, văn học của thời đại nhà Trần nhằm đƣa ra những nhận định khách quan, nhất quán về ông. Qua việc dựng lại tiểu sử hành trạng của Huyền Quang, chúng tôi đi đến kết luận: Huyền Quang là điển hình cao nhất cho sự giao thoa của nhân cách nho sĩ và nhân cách thiền sƣ. Ông cũng chính là ngƣời thực hiện quá trình dĩ Nho nhập Thích của Thiền phái Trúc Lâm một cách

triệt để nhất . Điều đó cũng cho thấy, Nho giáo đã có sự thâm nhập, phân hóa và ảnh hƣởng quyết liệt đến những tầng lớp trí thức bên trên của xã hội, trong đó có cả trí thức Phật giáo. Huyền Quang cũng chính là đỉnh cao cuối cùng cùa nhân cách tri thức văn hóa Phật - một nhân cách đa trị - một hiện tƣợng tƣ tƣởng văn hóa, văn học đặc biệt của thời đại nhà Trần.

Chƣơng 2

NHÀ THƠ LÝ ĐẠO TÁI VÀ TÔN GIẢ HUYỀN QUANG

Từ một hiện tƣợng điển hình cho sự giao thoa giữa nhân cách trí thức nho sĩ và thiền sƣ, Huyền quang bƣớc vào thế giới văn học và cũng trở thành hiện tƣợng điển hình cho sự giao thoa giữa loại hình tác giả nhà nho và loại hình tác giả thiền sƣ. Là một thiền sƣ - hơn thế nữa lại là vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, nhƣng những sáng tác của ông lại không hoàn toàn mang những đặc trƣng thuần nhất của dòng văn học Phật giáo trƣớc đó. Nó đã dần mờ nhạt đi rất nhiều những đặc điểm dị biệt của thơ Thiền bên cạnh sự đậm dần lên của những yếu tố đặc trƣng của văn chƣơng nhà Nho. Rất khó có thể xếp ông vào một loại hình tác giả cụ thể nào. Ông không chỉ là một nhà thơ có tiếng của thời Trần mà đã thực sự trở thành một hiện tƣợng thơ độc đáo của giai đoạn này.

Mặc dù các trƣớc tác của Huyền Quang còn lại đến này không nhiều, nhƣng theo nhƣ đánh giá của Nguyễn Kim Sơn thì: “Sự nghiệp văn học của Huyền Quang có vai trò nhƣ một dấu chuyển quan trọng giữa hai thời đại văn học” [69, tr. 89]. Chính vì vậy, chúng tôi chủ trƣơng đặt các trƣớc tác của Huyền Quang trong sự vận động từ nền văn học Phật giáo sang nền văn học Nho giáo giai đoạn đƣơng thời. Từ định hƣớng ấy, chúng tôi tiến hành phân tích các tác phẩm của ông trên bình diện những tiêu chí đặc trƣng của hai nền văn học này nhƣ quan niệm văn học; cảm hứng chủ đạo; hình tƣợng trung tâm; ngôn ngữ, thể loại. Với mong muống lý giải và cắt nghĩa nguồn mạnh của hiện tƣợng thơ độc đáo này

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)