Thiền sư Huyền Quang từ Tam tổ thực lục đến thư tịch cổ, truyện cổ tích

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 81)

6. Cấu trúc luận văn:

3.2. Thiền sư Huyền Quang từ Tam tổ thực lục đến thư tịch cổ, truyện cổ tích

cổ tích

Từ những đặc trƣng của truyện thiền sƣ Huyền Quang trong bản Tổ gia thực lục nhƣ chúng tôi đã trình bày ở trên, nhân vật thiền sƣ Huyền Quang tiếp tục đi vào sáng tác văn học theo những hƣớng sáng tác khác nhau với những hình ảnh khác nhau, thậm chí có lúc đối lập nhau.

Trên cơ sở truyện thiền sƣ Huyền Quang đƣợc ghi chép trong bản Tam tổ thực lục, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhân vật này đã đƣợc diễn hóa nhƣ thế nào qua các nguồn thƣ tịch cổ nhƣ Tân đính Lĩnh Nam trích quái của Vũ Quỳnh (ở hồi thứ 25 với tựa đề “Đạo sĩ họ Lý thành thực nên đƣợc phúc. Tiểu thƣ họ Trƣơng xảo trá hóa mang hiềm”); Sư chùa Yên Tử trong tác phẩm Sơn cư tạp thuật của Đan Sơn; Huyền Quang trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi.

Truyện về Huyền Quang ở Tân đính Lĩnh Nam chích quái so với nguyên truyện trong Tam tổ thực lục, đã có sự ra tăng tình tiết cốt truyện và hƣ cấu về các nhân vật nhƣ miêu tả Pháp Loa là vị cao tăng đã chín mƣơi tuổi mà khí lực vẫn rất sung mãn… Đặc biệt ở văn bản này là sự tô đâm và nhấn mạnh ở các lời thoại thoại nhằm tạo tính kịch và sự hấp dẫn. Chẳng hạn mô tả dung mạo sƣ “lƣng hạc, mắt rồng”; dẫn bài từ theo điệu Tây giang nguyệt có số câu dài gấp đôi (8 câu); nêu rõ vua Anh Tông cùng danh sĩ Tả Hàn và Trạng nguyên Ngự sử đại phu Mạc Đĩnh Chi bàn nhau thử tình Huyền Quang; tên cung nữ Điểm Bích đổi thành Vân Bích; ngƣời đi theo không phải cô gái mà là “cùng với một bà già theo hƣớng Yên Tử mà tới”, khi nghe chuyện, “vua rất giận Huyền Quang”; khi đến hội lễ, Huyền Quang “liền nghĩ đến kiếp trƣớc của mình rồi ngẩng đầu lên trời mà than”; đoạn kết nối thêm chuyện con cháu Hoàng Phúc nhà Minh cũng phải tôn thờ Huyền Quang… Truyện không có lời bình của tác giả. Riêng sự kiện Huyền Quang - Điểm (Vân Bích) đƣợc xác định theo hƣớng đây là nỗi oan và khẳng định sƣ có nhiều công tích, đƣợc ngƣời đời coi trọng và trở nên linh thiêng vƣợt cả cõi nƣớc Nam, nhà Nho Vũ Quỳnh viết truyện vẫn thiên về minh oan, khẳng định đức hạnh Huyền Quang, dung hoà, trân trọng và đề cao đạo Phật.

Từ kết cấu truyện thiền sƣ Huyền Quang trong Tổ gia thực lục đến kết cấu truyện thiền sƣ Huyền Quang trong Sư chùa núi Yên Tử đã có những biến đổi trái chiều. Nhà Nho tác gia truyện ký Đan Sơn (chƣa rõ họ tên thật, sinh vào khoảng 1737 - ?) đã trực diện bày tỏ chính kiến về sự kiện Huyền Quang - Điểm Bích qua bài Yên Tử sơn tự tăng (Sƣ chùa núi Yên Tử), trong tập Sơn cư tạp thuật. Đan Sơn dẫn lại truyện theo sách Lục truyền kỳ, trong đó diễn giải, miêu tả, phóng tác, hƣ cấu câu chuyện một cách diễm tình, trần tục, cận cảnh, cụ thể hơn: “Vào lúc nhá nhem tối, Thị Bích tới buồng của nhà sƣ xin ngủ. Nhà sƣ không biết đó là cung nữ, nghiêm nghị từ chối. Nàng cố lựa lời nài nỉ mãi. Sƣ ông đừng chẳng đƣợc, đành nhận lời cho nàng ngủ ở mé ngoài buồng. Đêm vào khoảng canh ba, trăng sáng vằng vặc. Gió thông sịnh động bức rèm. Nhà sƣ nằm trằn trọc chƣa ngủ đƣợc, liền đi dạo ra ngoài thềm. Chợt thấy Thị Bích tụt trễ quần lụa, để hở làn da trắng nhƣ tuyết. Nhà sƣ chẳng nỡ nhìn, phải quay đi. Thế rồi trăng khuya xuống thấp dần, bóng trúc che ngang cửa. Lúc nhà sƣ trở lại buồng ngủ thì mảnh quần hồng của nàng con gái đã tụt hết cả rồi. Thế là lòng thiền xao động, không làm sao ngăn giữ đƣợc. Nhà sƣ liền ứng khẩu một bài tuyệt cú bằng chữ Nôm, trong đó có câu ý nói đến Phật Thích Ca còn chƣa dứt tình đƣợc nữa là! Rồi nhà sƣ trêu ghẹo, nàng cung nữ kiên quyết chống lại không nghe. Lửa dục bốc cháy ngùn ngụt, nhà sƣ bèn đem hết số vàng vua ban ra cho Thị Bích mà ngủ với nàng”... Ở đoạn tiếp theo, Đan Sơn kể rằng khi nhà vua sai mở hội đàn tràng và đƣa bài thơ Nôm Vằng vặc giăng mai ánh nƣớc… của nhà sƣ để làm bằng chứng thì sƣ liền ứng khẩu đọc một bài tứ tuyệt chữ Hán:

Tam lục thập kinh vô thác ngữ, Thử tình kham tiếu diệc kham bi. Thế gian tam sự nan trừ liễu, Hảo từu, phì dương nộn nữ nhi. (Làu thông ba sáu quyển kinh,

Cười ra nước mắt chuyện tình hôm xưa. Thế gian ba sự khó chừa,

Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ)

Rất khó tin bài thơ trên là của Huyền Quang, bởi đây là tiếng nói giả giọng tự thú, thậm chí thấy rõ giọng điệu bỡn cợt, bất chấp giới luật của tục nhân, kẻ phá giới và tâm thế vụ lợi, đề cao sự thoả mãn lợi ích vật chất, sắc dục tầm thƣờng, trái với bản chất tƣ tƣởng Phật giáo. Không thể có một Huyền Quang nào lại nghênh ngang, tự phụ, bất cập và thách thức dƣ luận đến nhƣ thế.

Đồng thời Đan Sơn còn chép thêm hai bài thơ tƣơng truyền của “ngƣời đời sau”:

Giảng đường chung tĩnh dạ thiền thiều, Thuỳ liệu nga mi bán tịch liêu.

Sắc dục bất tri hà xứ hoả?

Thiền lâm giác đắc nhất thời thiêu.

(Giảng đƣờng chuông lặng tít mù khơi, Nào thấy ai kia mắt vẫn cƣời.

Dục sắc biết đâu bùng lửa phát,

Vƣờn thiền bỗng chốc cháy nghiêng trời) (La Sơn dịch)

Đa đa trần lự ái đào thiền, Độc tú sơn phòng kỷ hứa niên. Nhất tự tố tăng kinh nhiễm sắc, Tào Khê vô thuỷ tẩy hoàng nguyên. (Ngồn ngang niềm tục náu non thiền, Theo chốn đƣờng mây biết mấy niên. Lụa trắng tăng kinh đà nhuốm sắc, Tào Khê đâu nƣớc tẩy cơ thiền)

Cả hai bài thơ khuyết danh này đều thuộc lối thơ đề vịnh, vừa thừa nhận câu chuyện Huyền Quang - Điểm Bích vừa có chủ ý chê bai đạo hạnh sƣ thầy.

Đến đoạn cuối Đan Sơn mới tóm tắt, thuật lại tiểu sừ Huyền Quang và câu chuyện Huyền Quang - Điểm Bích theo sát nguyên truyện trong Tam tổ thực lục

và đi đến kết luận: “nay xét quốc sử và sách Đăng khoa lục thì năm Anh Tông thứ 6 (1298) không có thi Hội. Tục truyền với những điều ghi chép ở đây không giống nhau. Ý hẳn đó là do đám sƣ sãi bịa đặt ra nhƣ thế để che đậy nỗi xấu hổ của giới mình. Thật không đáng tin chút nào!”.

Nhìn toàn cảnh có thể thấy thiên truyện ký này có hai đặc điểm đáng lƣu ý. Thứ nhất, tác giả chú ý viết lại và lý giải vấn đề theo ý kiến chủ quan của mình, dựa theo sách Lục truyền kỳ và thu nạp cả nguồn tƣ liệu dân gian, lời tƣơng truyền, thơ của “ngƣời đời sau”, từ đó so sánh, đối sánh với chính sử và nguyên truyện. Thứ hai, cốt truyện cơ bản đƣợc giữ nguyên nhƣng có sự thay đổi quan trọng về nội dung và hình thức thề hiện. Các chi tiết, tình tiết, yếu tố đã đƣợc gia tăng và theo đó nghệ thuật miêu tả cũng trở nên sinh động, sát sóng, cụ thể, giàu màu sắc tâm lý và hiện thực, nƣơng theo quy luật của sáng tạo, hƣ cấu, tƣởng tƣợng nhiều hơn. Điều này thể hiện rõ sự chi phối của quan điểm Nho giáo, xu thế Nho hóa và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của Đan Sơn trong việc viết lại, đánh giá, lý giải cuộc đời Huyền Quang và sự kiện Huyền Quang - Điểm Bích với ý nghĩa là nhân vật văn học.

Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ khảo sát truyện thiền sƣ Huyền Quang trong Tam tổ thực lục đã đƣợc Giáo sƣ Nguyễn Đổng Chi chính thức xếp trong bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, truyện số 147. Ở mục chú thích của truyện ông đã nêu rõ truyện Huyền Quang đƣợc biên soạn từ nguồn tài liệu chính là

Tam tổ thực lục và lời kể của ngƣời Hải Dƣơng, Bắc Ninh. Còn phần Khảo dị

đƣợc biên soạn theo lời kể của ngƣời Diềm xá Bắc Ninh.

Truyện Huyền Quang trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam mặc dù vẫn theo sát cốt truyện Huyền Quang - Điểm Bích trong Tam tổ thực lụcTân đính Lĩnh Nam chích quái, song đã loại bỏ đến tối đa phong cách chép sử, chối bỏ tất cả các con số, sự kiện liên quan đến ngày tháng, niên hiệu… hàm chứa yếu tố xác thực, chính xác hóa. Ngƣợc lại, phong cách kể chuyện dân gian đƣợc gia tăng bởi tính chất phiếm chỉ của địa danh, thời gian xảy ra sự kiện, đặc biệt danh xƣng ngôi vị các nhân vật cũng trở nên ít xác thực và phiếm chỉ hơn, các đại từ chỉ nhân vật không nhằm xác nhận “con ngƣời này”, “nhân vật này” nữa mà đã chuyển hóa theo phƣơng thức bày tỏ thái độ “ở hiền gặp lành”, “thiện thắng ác”; Huyền Quang đƣợc gọi bằng cái tên chân trọng là “chàng” : “Vào thời nhà Trần có một ngƣời học trò trẻ tuổi ở xứ Bắc tên là Huyền Quang. Nhà chàng không đất cắm dùi…”; “Trải mấy năm trời, chàng đã từng sêu tết và đi làm rể bên nhà vợ”; “Năm hai mƣơi tuổi chàng thi đậu ở trƣờng thi quê nhà”… Chung quy, cách chuyển hóa danh xƣng đã là tín hiệu cho thấy một phần không khí, sắc thái biểu

cảm dân chủ hóa của tƣ duy dân gian và thể hiện hết sức rõ nét qua truyện Huyền Quang trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi.

Ở truyện cổ tích Huyền Quang, ngoài việc loại trừ các chi tiết “hiện thực lịch sử” không phù hợp, tác giả dân gian đồng thời cũng lƣợc bỏ toàn bộ những huyền thoại vây quanh nhân vật này lúc sinh ra. Từ hình ảnh một vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm trong Tổ gia thực lục, Huyền Quang trong truyện cổ tích đã trở thành một hình ảnh rất gần gũi với dân gian, phản ánh tƣ duy, tình cảm cũng nhƣ thân phận éo le của tầng lớp nông dân nghèo khó trong xã hội. Ở truyện cổ tích, Huyền Quang là một chàng học trò nghèo, sớm gặp trắc trở trong tình duyên, và cũng sớm cảm nhận ra sự trớ trêu của nhân tình thế thái:

Khó khăn thì chẳng ai nhìn,

Đến khi đỗ trạng tám nghìn nhân duyên.

Tình duyên đã vậy, con đƣờng công danh sự nghiệp cũng không làm cho Huyền Quang vui lòng. Theo truyện cổ tích thì Huyền Quang đi tu từ rất sớm: “Còn ít tuổi nhƣ chàng đƣợc trở thành một bậc giáo chủ, ngƣời đời bấy giờ coi là việc hiếm có” [9, tr. 1103]. Chính vị vậy, vua Anh Tông mới lên ngai vàng đã sinh lòng nghi ngờ. Cốt truyện Huyền Quang - Điểm Bích so với Tổ gia thực lục

Tân đính Lĩnh Nam chích quái vẫn không thay đổi nhiều ngoại trừ những tình tiết khác biệt nhỏ nhƣ việc Điểm Bích lại bịa ra câu chuyện bị cƣớp đuổi, và cách dụ dỗ của nàng cũng đƣợc miêu tả khá cụ thể và lộ liễu: “Huyền Quang bất đắc dĩ cho ngƣời đàn bà vào ở chỗ tiếp khách, còn mình thì lui vào trai phòng khóa cửa lại. Nhƣng vừa chợp đi đƣợc một lúc, lại nghe tiếng rên rỉ ở phía ngoài. Chàng lại ngồi dậy cầm lấy chàng hạt và quyển kinh. Nhƣng khi bƣớc ra khỏi trai phòng, qua ánh đèn dầu le lói, chàng đã thấy ngƣời đàn bà nằm loã lồ trên bộ ván. Chàng bƣớc vội trở vào và quyết định ngồi trên giƣờng tụng niệm cho tới sáng để tránh sự cám dỗ. Không ngờ giữa lúc những tiếng tụng niệm vang lên, thì Điểm Bích từ phòng ngoài đã chạy vào, sán lại ngồi bên cạnh chàng, nói những câu cảm ơn nhƣng lại xen vào nhiều lời khêu gợi” [9, tr. 1104]. Ở đây, các nhân vật khác tham gia câu chuyện nhƣ ở Tổ gia thực lục đã bị lƣợc bỏ gần hết, Truyện tập trung xoay quanh hai nhân vật chính là Huyền Quang và Điểm Bích. Kết thúc truyện Nhà sƣ đã đƣợc minh oan nhƣ phần kết thúc trong Tổ gia thực lụcTân đính Lĩnh Nam chích quái. Tuy nhiên có một chi tiết khác mang

đầy tính nhân đạo theo cách kết thúc có hậu của tƣ duy dân gian: “Vua truyền bắt Điểm Bích bỏ ngục để trờ ngày phán sử, rồi xa giá tới gặp Huyền Quang tạ lỗi. Câu nói đầu tiên của Huyền Quang là xin vua tha tội cho Điểm Bích”.

Ở chuyện Khảo dị thì câu chuyện Huyền Quang - Điểm Bích là diễn ra theo một cấu trúc khác: “Hồi ấy vua ngự giá chơi chùa có tặng Huyền Quang hai mƣơi lạng vàng. Việc nhận vàng làm cho nhà vua nghi ngờ tấm lòng cao thƣợng của Huyền Quang” [9, tr. 1107]. Và lần này ngƣời đƣợc cử đi thử thách Huyền Quang không phải là ngƣời cung phi mà là “công chúa thứ ba - một cô gái học giỏi nhận lời” Công chúa cũng tìm đến chùa và bịa ra câu truyện bị cƣớp và xin ở trọ: “Sự khiêu khích lần đầu của công chúa không có hiệu quà. Trong chùa, Huyền Quang tụng hết quyển kinh này đến quyển kinh khác.

Ngoài này, công chúa dùng giấy bút ghi chép tất cả. Sáng hôm sau, Huyền Quang lục thúng khảo của công chúa thấy những bản ghi chép không sót câu nào, thì ngạc nhiên tƣởng là tiên, bèn xiêu lòng…” [9, tr. 1107].

Và kết quả là vua có đủ chứng cớ cho đòi Huyền Quang về bắt làm tờ tự thú. Có câu:

Tụng ba mươi sáu quyển kinh,

Bụi trần chưa sạch, tơ tình còn vương. Nay nhờ ơn lệnh quân vương,

Rộng dung ân xá đội ơn nghìn trùng.

Các quan đều quỳ lạy tha cho Huyền Quang. Sau đó vua đã thử ông một lần nữa nhƣng do phép của sƣ còn thiêng nên cỗ mặn đều hóa thành chay cả. Vua tha cho nhƣng Huyền Quang cũng không đƣợc thành Phật. Có câu ngạn ngữ: “Từ Thức tu không thành tiên, Huyền Quang tu không thành Phật”. Trong sách Huyền Quang hành cũng có nội dung tƣơng tự nhƣ lời kể trên, Huyền Quang đã phạm giới cùng Thị Bích. Và khi lên đàn thuyết pháp thỉ than : “Hoàng quyến nhuốm sắc, tức là ta đó” . Đoạn sau, không có chuyện cổ mặn hóa thành chay”. Còn có câu ca truyền lại:

Dù mà tát cạn Bình than, Rửa làm sao sạch tiếng oan cho thầy.

Ở đây rõ ràng rằng dân gian đã tƣởng tƣợng, hƣ cấu, dung nạp thêm các chi tiết, bồi đắp nên cốt truyện và gán ghép vào nhân vật Huyền Quang. Mà có lẽ

nhƣ thế mới chính là cái lý của truyện dân gian, “cổ tích”. Cố gắng truy tìm “cái lý” xa xôi ấy, chúng tôi nhận thấy rằng chính ở nguồn gốc truyện Huyền Quang trong Tam tổ thực lục lại chứa đựng những khả năng, mầm mống, đóng vai trò tiền đề cho phép dung nạp (hay là mở ra) một truyện cổ tích đƣợc phát sinh, lồng ghép vào đó. Xét về mặt tƣ duy thì nhân vật Huyền Quang trong Tổ gia thực lục

đã rất gần với hình ảnh con ngƣời trần tục, và việc nó chuyển hóa thành nhân vật của dân gian dƣờng nhƣ không phải là một khoảng cách lớn nữa.

Qua các nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc, sự tách bạch một chân dung thiền sƣ Huyền Qaung từ Tổ gia thực lục đến các thƣ tịch cổ và truyện cổ tích ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, từ điểm nhìn của văn hóa dân gian, hiện tƣợng giao thoa hình tƣợng Huyền Quang - hình ảnh một vị Tổ và một con ngƣời phàm tục đã rất gần gũi với tƣ duy theo cái lý riêng của dân gian.

Có một điểm đặc biệt là từ Tam tổ thực lục đến thƣ tịch cổ và truyện cổ tích, diễn ra một quá trình lƣợc bỏ dần các yếu tố hƣ ảo, kỳ lạ khi sinh, cũng nhƣ những phần mang tính ghi chép sử. Duy chỉ có nội dung mang nhiều tính chất hƣ cấu và đƣợc kể lại với mục đích đề cao đức hạnh, phẩm chất của Huyền Quang là câu chuyện Huyền Quang - Điểm Bích lại luôn trở thành nội dung chính trong sự diễn hóa từ truyện thiền sƣ Huyền Quang ở Tổ gia thực lục đến thƣ tịch cổ và truyện cổ tích. Và một điều đặc biệt là câu chuyện mang nhiều tính chất hƣ cấu,

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)