Huyền Quang tôn giả đỉnh cao cuối cùng của dòng văn học Phật giáo thờ

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 70)

6. Cấu trúc luận văn:

2.3. Huyền Quang tôn giả đỉnh cao cuối cùng của dòng văn học Phật giáo thờ

giáo thời Lý - Trần

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích các sáng tác của Huyền Quang trên các phƣơng diện: quan niệm văn học, cảm hứng thẩm mĩ, hình tƣợng trung tâm, thể loại ngôn ngữ… Chúng ta nhận thấy các sáng tác của ông có một sự giao thoa ở mức độ cực cao những đặc trƣng của văn học Phật giáo và văn học Nho giáo. Ở một thời đại văn học tồn tại nhiều loại hình tác giả, nhiều dòng văn học thuộc các học thuyết khác nhau thì khó có thể tồn tại một loại hình tác giả thuần nhất cũng nhƣ một dòng văn học thuần nhất. Việc tác giả thuộc dòng văn học này nhƣng vẫn chịu ảnh hƣởng sáng tác của dòng văn học khác không phải là trƣờng hợp cá biệt, ngoại lệ, thậm chí sự giao thoa giữa các loại hình tác giả và các dòng văn học lại còn là hiện tƣợng tƣơng đối phổ biến ở giai đoạn nhà Trần. Tinh thần “viên dung tam giáo” đã làm nên nét đặc sắc về loại hình tác giả cũng nhƣ sáng tác văn học ở thời kỳ này. Có thể kể một loạt các hiện tƣợng điển hình nhƣ Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thƣợng sĩ, Trần Nhân Tông, Huyền Quang… Tuy nhiên chỉ đến sáng tác của Huyền Quang mới có sự hội tụ ở mức cao nhất “tinh thần viên dung tam giáo”, theo nhƣ Nguyễn Kim Sơn: “Ba cảnh giới tinh thần của Thiền, Lão – Trang và Nho gia cùng tồn tại ở một chừng mực không mâu thuẫn, không bị phá vỡ bởi sự nổi trội thật sự của một cực nào” [69, tr. 85]. Sáng tác của Huyền Quang không còn giữ đƣợc những đặc trƣng của nền văn học Phật

giáo, cũng theo Nguyễn Kim Sơn: “Cái gọi là khẩu khí nhà chùa thể hiện ở Thiền ngữ và Thiền lý thể trực diện và đậm đặc trong thi ca nhƣ thơ các thiền sƣ đời Lý thì quả là không thể tìm thấy trong thơ Huyền Quang. Tuy nhiên, chất Thiền lại đằm sâu hơn trong tinh thần. Nó hoà vào những cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, về thiên nhiên, con ngƣời” [69, tr. 85]. Là một trí thức Nho học, nhƣng đồng thời cũng là một trí thức Phật học, lại sống vào giữa giai đoạn vận động từ tƣ tƣởng Phật giáo sang tƣ tƣởng Nho giáo, Huyền Quang đã hội tụ trong mình những tinh tuý của cả hai luồng tƣ tƣởng lớn, trở thành nhân cách đa trị - nhân cách văn hoá lớn của thời đại nhà Trần. Ở ông có sự giao thoa giữa nhân các trí thức nho sĩ và nhân cách trí thức Phật giáo, giữa loại hình tác thiền sƣ và tác giả nhà Nho. Sáng tác của ông cũng là sự giao thoa giữa văn học Phật giáo và văn học Nho giáo, theo nhƣ Nguyễn Kim Sơn: “Sự nghiệp văn học của Huyền Quang có vai trò nhƣ một dấu chuyển quan trọng giữa hai thời đại văn học” [69, tr. 89].

Khác với đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông và đệ nhị Tổ Pháp Loa, Huyền Quang trƣớc khi đến với Phật giáo đã tinh thông Nho học và thậm chí đã từng làm quan. Ông đã mang tất cả những tinh tuý của văn chƣơng nhà Nho vào cửa chùa. Trong thơ ông hàm lƣợng “không” giảm đi, hàm lƣợng “sắc” tăng lên, chất hàm phong tục luỵ vẫn còn phảng phất. Hơn nữa ông lại kết hợp đƣợc cả với tƣ tƣởng Lão - Trang để tạo ra một sự pha trộn có ý thức cực kỳ cao, cao nhất của thời đại. Trƣớc không có ai giống ông và sau cũng không có ai bằng đƣợc ông.

Sau Huyền Quang, dòng thiền Trúc Lâm cơ hồ đã chấm dứt lặng lẽ, không còn những trí thức thiền sƣ với đủ tài, đủ đức nhƣ trƣớc nữa. Cũng không còn những tác giả và sáng tác đạt đến đỉn cao của văn học Phật giáo nói chung và thơ Thiền nói riêng nhƣ thời kỳ trƣớc nữa. Huyền Quang tôn giả cũng chính là đỉnh cao cuối cùng của dòng thơ Thiền thời Lý – Trần.

Tiểu kết

Các sáng tác của Huyền Quang đã có sự giao thoa ở mức độ cực cao giữa những đặc trƣng của văn học Phật giáo và những đặc trƣng của văn học Nho giáo. Sự giao đến mức khó phân biệt ấy trong các sáng tác của Huyền Quang, ngoài kết quả vận động từ nền văn học Phật giáo sang nền văn học Nho giáo ở

giai đoạn đƣơng thời, còn là một quá trình nhập thế tích cực của Thiền phái Trúc Lâm đã đƣợc bắt đầu khởi xƣớng từ đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông. Sự giao thoa ấy đã thể hiện khác rõ nét trên một loạt các tiêu chí nhƣ quan niệm sáng tác, cảm hứng chủ đạo, hình tƣợng trung tâm, thể loại, ngôn ngữ…Tinh thần nhập thế tích cực trong sáng tác của Huyền Quang cũng cho thấy văn học Thiền đến các sáng tác của ông đã không còn mang đậm những đặc trƣng của nó nữa. Mạch thơ Thiền đến Huyền Quang đã chấm dứt thời kỳ đỉnh cao của nó. Đặc biệt trong thơ Huyền Quang, đã thể hiện những quan niệm thẩm mĩ của Nho giáo. Đó là quan niệm làm thơ để nói chí, để bày tỏ tình cảm – tình cảm ẩn dật mang đậm sắc thái của nhà Nho. Cảm hứng trong thơ ông không chỉ còn cảm hứng Thiền mà còn mang cả cảm hứng của văn chƣơng Nho giáo. Các sáng tác của ông cũng đã hƣớng gần hơn tới những vấn đề của cuộc sống hiện thực… những cảm hứng này đã cho thấy nhiều mặt trong con ngƣời Huyền Quang, tƣ tƣởng Nho - Phật - Đạo trong ông dung hoà ở mức độ cực cao đến khó phân biệt.

Trong một số hình tƣợng trung tâm của thơ Huyền Quang nổi bật là hình tƣợng ngƣời thiền sƣ cầu thoát trong văn học Thiền bên cạnh hình tƣợng nhà nho ẩn dật của văn chƣơng nhà Nho. Điều đó chứng tỏ con ngƣời nhà nho, tƣ tƣởng Nho gia trong ông so với các vị thiền sƣ trƣớc đã đậm hơn rất nhiều. Hơn nữa ngôn ngữ, thể loại sáng tác của Huyền Quang cũng không còn sử dụng nhiều những điển cố, điển tích Phật giáo mà đã sử dụng nhiều hơn những thể loại, ngôn ngữ, và đặc biệt là cách thức diễn đạt theo kiểu nhà Nho. Huyền Quang là một hiện tƣợng thơ độc đáo, một điển hình về sự giao thoa giữa hai dòng văn học Phật giáo và Nho giáo. Sáng tác của Huyền Quang là đỉnh cao cuối cùng của dòng thơ Thiền Phật giáo thời Lý - Trần, đồng thời cũng báo hiệu bƣớc chuyển của nền văn học Phật giáo sang nền văn học Nho giáo.

Chƣơng 3

HUYỀN QUANG TÔN GIẢ - NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHỮNG KẾT TINH HUYỀN THOẠI, GIAI THOẠI

Ở giai đoạn nhà Trần, sự vận động từ tƣ tƣởng Phật giáo sang tƣ tƣởng Nho giáo đã dẫn đến một loạt sự vận động chuyển giao trên các phƣơng diện khác, trong đó có sự vận động, chuyển giao từ nền văn học Phật giáo sang nền văn học Nho giáo. Nếu nhƣ ở thời Lý nền văn học Phật giáo giữ vai trò chủ đạo với thể loại chính của nó là thơ thiền, thì sang đến đầu thời Trần, nền văn Phật giáo tiếp tục vận động trong những điều kiện mới. Bên cạnh thơ thiền là sự nở rộ của các thể loại khác nhƣ luận thuyết tôn giáo, văn ngữ lục…Tuy nhiên, từ giữa giai đoạn nhà Trần trở đi, Phật giáo ngày càng giảm dần ảnh hƣởng của mình tới triều đình và các tầng lớp trên trong xã hội. Đội ngũ trí thức thiền sƣ dần bị thu hẹp, giao thoa và phân hóa vào đội ngũ trí thức nho sĩ đang trên đà phát triển rất mạnh. Sự giảm dần về đội ngũ trí thức Phật giáo cũng dẫn đến sự giảm dần về đội ngũ tác giải và các thể loại sáng tác của văn học Phật giáo. Trong khi đó độ ngũ tác giả nhà Nho đã trở thành lực lƣợng sáng tác chủ đạo. Văn học Nho giáo với các thể loại và các phƣơng thức phản ảnh của nó dần trở nên phổ biến, đồng thời nó cũng ảnh hƣởng, chi phối đến hầu hết sáng tác thuộc các dòng văn học khác cùng thời. Là một vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - hơn nữa lại là một hiện tƣợng tƣ tƣởng văn hóa văn học đặc biệt ở thời Trần, Huyền Quang đã đi vào trong dân gian và sử sách từ rất sớm. Tuy nhiên, nhƣ chúng tôi đã nhắc tới ở trên, bối cảnh văn học giai đoạn Huyền Quang trở đi đã có nhiều biến động so với trƣớc. Vì thế những thƣ tịch ghi chép về thiền sƣ Huyền Quang hẳn đã mang những đặc trƣng rất riêng so với những thƣ tịch ghi chép về các vị thiền sƣ khác trƣớc đó.

Trong chƣơng 3 của luận văn, chúng tôi tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu Huyền Quang ở góc độ là một nhân vật trong tác phẩm văn học. Trƣớc hết chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhân vật Huyền Quang ở bản Tổ gia thực lục trong

Tam tổ thực lục với mong muốn chỉ ra những đặc điểm riêng về truyện thiền sƣ Huyền Quang ở văn bản này so với truyện viết về đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông và đệ nhị Tổ Pháp Loa, đồng thời cũng có so sánh với truyện về các thiền sƣ khác

trong Thiền uyển tập anh. Chúng cũng tôi tiến hành phân tích quá trình diễn hóa của nhân vật thiền sƣ Huyền Quang từ Tổ gia thực lục đến thƣ tịch cổ và truyện cổ tích. Trên cơ sở đó, chúng tôi lí giải và cắt nghĩa Huyền Quang - một hiện tƣợng tƣ tƣởng, văn hóa, văn học đặc biệt đã hội tụ những điều kiện gì để từ một nhân vật lịch đƣợc hƣ cấu, huyền thoại hóa, giai thoại hóa trở thành một nhân vật văn học hết sức độc đáo.

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)