6. Cấu trúc luận văn:
2.2.4. Thể loại, ngôn ngữ
2.2.4.1. Thể loại
Trong số tác phẩm của Huyền Quang còn lại đến nay, thể loại chính là thơ chữ Hán với 23 bài trong Ngọc tiên tập và một bài phú Nôm Vịnh Vân Yên tự phú. Thể loại sáng tác của Huyền Quang nhƣ vậy là không nhiều so với tình hình thể loại sáng tác đã rất phong phú ở thời kỳ này. Tuy nhiên, nếu đối chiếu các thể loại sáng tác của Huyền Quang với những thể loại truyền thống của văn học Phật giáo thì chúng ta nhận thấy, ông không còn sử dụng những thể loại đặc thù gắn với những chức năng tôn giáo nhất định nhƣ các vị thiền sƣ trƣớc đây nữa. Ông không sử dụng thể loại lục (những lời thoại ngắn gọn, súc tích mang tính hình tƣợng cao giữa thiền sƣ và đệ tử, chứa đựng giáo lý Phật hoặc phƣơng cách giúp
thiền sinh đạt ngộ) nhƣ Trần Thái Tông với Khóa hư lục, Ngữ lục vấn đáp môn hạ… hay Tuệ Trung Thƣợng sĩ với Tuệ Trung Thượng sĩ Ngữ lục… Ông cũng không sử dụng thể loại tụng (một hình thức trình bày giáo lý dƣới dạng thơ, dạng chỉnh cú…) nhƣ “Niệm tụng kệ” của Trần Thái Tông… Đặc biệt hơn nữa là ông không có thể loại kệ thị tịch (một thể loại đặc thù của văn học Phật giáo với chức năng tụng ca, chuyển tải giáo lý nhà Phật, diễn đạt những kinh nghiệm tu tập, cảm giác chứng ngộ, nhiều lúc nó còn là một công án Thiền…) nhƣ đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông, đệ nhị Tổ Pháp Loa và các vị thiền sƣ lớp trƣớc. Ông cũng có làm một bài kệ nhƣng là bài kệ bằng chữ Nôm ở cuối bài Vịnh Vân Yên tự phú, với lời lẽ hết sức bình dị, gần gũi với nhận thức của quần chúng. Việc một vị Tổ nhƣ Huyền Quang không còn dùng những thể loại đặc trƣng của văn học Phật giáo để sáng tác cho thấy Phật giáo đến Huyền Quang đã mất dần ảnh hƣởng trên cả lĩnh vực chính trị lẫn lĩnh vực sáng tác văn học. Thể loại sáng tác của Huyền Quang nằm trong thể loại sáng tác của Nho gia, mà chủ yếu là thể loại thơ Đƣờng luật.
Thể thơ Đƣờng luật đã xuất hiện khá phổ biến trong văn học thời Lý. Ở thời Lý, khi mà lực lƣợng tác giả chủ yếu là thiền sƣ, thì thể loại ngũ ngôn tứ tuyệt thƣờng đƣợc sử dụng hơn cả, bởi nó ngắn gọn, rất phù hợp với việc diễn tả giây phút bừng ngộ, hay khơi gợi trực giác nơi đối tƣợng. Sang thời Trần với nhu cầu mở rộng dung lƣợng phản ánh của tác phẩm, những thể ngắn nhƣ ngũ ngôn tứ tuyệt đã dần nhƣờng chỗ cho những thể loại có dung lƣợng lớn hơn là bát cú, thất ngôn. Trong 23 bài thơ của Huyền Quang thì có duy nhất một bài ngũ ngôn tứ tuyệt (Ngọ thuỵ), một bài ngũ ngôn bát cú (Yên Tử sơn am cư); 21 bài thất ngôn tứ tuyệt và một bài thất ngôn bát cú.
Cũng bắt đầu ở thời Trần, bộ phận tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, số lƣợng các tác phẩm văn học Nôm trong thời kỳ này còn lại không nhiều. Sang đến thời Lê, văn học Nôm mới có những bƣớc phát triển đáng kể với những tác giả lớn nhƣ Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập)… Điều đặc biệt là các tác phẩm phú Nôm thời kỳ Trần còn lại đến nay đều mang nội dung Phật giáo. Cùng với Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông, Giáo tử phú của Mạc Đĩnh Chi,… Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang cũng đã góp phần khẳng định sự trƣởng thành nhất định
của ngôn ngữ dân tộc ở giai đoạn này. Nếu nhƣ hai tác phẩm Cư trần lạc đạo phú và Đắc thu lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông là những tác phẩm lớn và rất dài hơi với mục đích chuyển tải những vấn đề thuộc về tôn giáo, thì bài phú Nôm của Huyền Quang với dung lƣợng nhất định, không chuyên về thiền lý, mà chỉ trọng tâm về thiền thú và thiền cảnh.
2.2.4.2. Ngôn ngữ
Về mặt ngôn ngữ văn học, ngoài bài phú Vịnh Vân Yên tự phú làm bằng chữ Nôm, các sáng tác của Huyền Quang đều đƣợc làm bằng chữ Hán. Ngôn ngữ trong thơ Huyền Quang không còn mang nặng thứ ngôn ngữ ngụ ý, ẩn ngôn,… của dòng văn học Thiền. Ngôn ngữ trong thơ Huyền Quang cũng đã giảm đi đáng kể tính triết lý siêu việt, bí hiểm… mà gần hơn với ngôn ngữ của thơ thế tục. Trong thơ ông đã có sự tăng lên đáng kể hàm lƣợng ngôn ngữ mang màu sắc Nho giáo và cách diễn đạt theo kiểu của nhà Nho.
Trƣớc Huyền Quang, trong thơ Thiền dƣờng nhƣ chƣa có sự tôn vinh Phật cũng nhƣ Tổ, cũng không có sự đề cao giáo lý, kinh điển. Các thiền gia thời Lý - Trần thậm chí còn bác bỏ cả Phật và Tổ ngay trong đầu óc sùng tín, cố chấp của nhiều ngƣời “Phật và Tổ cuối cùng đều chẳng cần lễ”… Duy chỉ có Huyền Quang gọi và tôn xƣng Đệ nhất Tổ là vua Bụt. (nêu gƣơng sáng của vua theo cách của nhà Nho). Trƣớc Huyền Quang, Trần Nhân Tông cũng từng ca ngợi Tuệ Trung Thƣợng sĩ. Đến Huyền Quang, sự ngợi ca ấy đã gần hơn với lối ca tụng “vua sáng tôi hiền” theo kiểu nhà Nho.
Ngôn ngữ Phật giáo, các điển tích điển cố Phật giáo đã vắng bóng dần trong thơ Huyền Quang, bên cạnh đấy là hàm lƣợng ngôn ngữ và điển tích, điển cố của Nho giáo lại có sự tăng dần lên. Từng đƣợc đào tạo qua con đƣờng cử nghiệp của Nho giáo, Huyền Quang đã sử dụng nhiều hơn những điển cố của văn chƣơng Nho giáo cũng nhƣ cách hình dung, cách nói về cuộc đời và thiên nhiên theo kiểu Nho gia:
- Mây năm thức che phủ đền Nghiêu; Núi nghìn tầng quanh co đường Thục…
- Ngự sử mai hai hàng chầu rập;
Trượng phu tùng mấy chạnh phò quanh. Phỉ thuý sắp hai hàng loan phượng;
Tử vi bầy liệt vị công khanh…
(Vịnh Vân Yên tự phú)
Khác với ngôn ngữ ở Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông với mật độ các thuật ngữ điển cố Phật giáo dày đặc,
Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang lại thiên về ngôn ngữ tả cảnh với rất nhiều lớp từ ngữ cổ đƣợc sử dụng nhƣ la đá, gióng hoà, mẽ khéo, ngậm ngụt, chác tất bóng, hoa cƣời thỉ…
Trong các sáng tác của Huyền Quang, nhiều khi ngôn ngữ Thiền hoà lẫn với ngôn ngữ Nho cùng pha trộn với ngôn ngữ thế tục ở mức độ cực cao, khó có thể phân biệt. Chính vì vậy, thơ ông đọc thoáng qua có vẻ bình dị, nhàn tản. Tuy nhiên càng đi sâu vào các sáng tác của Huyền Quang, chúng ta càng thấy nhiều lớp tầng ý tứ sâu xa, tinh tế bên trong lớp vỏ ngôn ngữ tƣởng nhƣ bình dị ấy.
2.3. Huyền Quang tôn giả - đỉnh cao cuối cùng của dòng văn học Phật giáo thời Lý - Trần giáo thời Lý - Trần
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích các sáng tác của Huyền Quang trên các phƣơng diện: quan niệm văn học, cảm hứng thẩm mĩ, hình tƣợng trung tâm, thể loại ngôn ngữ… Chúng ta nhận thấy các sáng tác của ông có một sự giao thoa ở mức độ cực cao những đặc trƣng của văn học Phật giáo và văn học Nho giáo. Ở một thời đại văn học tồn tại nhiều loại hình tác giả, nhiều dòng văn học thuộc các học thuyết khác nhau thì khó có thể tồn tại một loại hình tác giả thuần nhất cũng nhƣ một dòng văn học thuần nhất. Việc tác giả thuộc dòng văn học này nhƣng vẫn chịu ảnh hƣởng sáng tác của dòng văn học khác không phải là trƣờng hợp cá biệt, ngoại lệ, thậm chí sự giao thoa giữa các loại hình tác giả và các dòng văn học lại còn là hiện tƣợng tƣơng đối phổ biến ở giai đoạn nhà Trần. Tinh thần “viên dung tam giáo” đã làm nên nét đặc sắc về loại hình tác giả cũng nhƣ sáng tác văn học ở thời kỳ này. Có thể kể một loạt các hiện tƣợng điển hình nhƣ Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thƣợng sĩ, Trần Nhân Tông, Huyền Quang… Tuy nhiên chỉ đến sáng tác của Huyền Quang mới có sự hội tụ ở mức cao nhất “tinh thần viên dung tam giáo”, theo nhƣ Nguyễn Kim Sơn: “Ba cảnh giới tinh thần của Thiền, Lão – Trang và Nho gia cùng tồn tại ở một chừng mực không mâu thuẫn, không bị phá vỡ bởi sự nổi trội thật sự của một cực nào” [69, tr. 85]. Sáng tác của Huyền Quang không còn giữ đƣợc những đặc trƣng của nền văn học Phật
giáo, cũng theo Nguyễn Kim Sơn: “Cái gọi là khẩu khí nhà chùa thể hiện ở Thiền ngữ và Thiền lý thể trực diện và đậm đặc trong thi ca nhƣ thơ các thiền sƣ đời Lý thì quả là không thể tìm thấy trong thơ Huyền Quang. Tuy nhiên, chất Thiền lại đằm sâu hơn trong tinh thần. Nó hoà vào những cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, về thiên nhiên, con ngƣời” [69, tr. 85]. Là một trí thức Nho học, nhƣng đồng thời cũng là một trí thức Phật học, lại sống vào giữa giai đoạn vận động từ tƣ tƣởng Phật giáo sang tƣ tƣởng Nho giáo, Huyền Quang đã hội tụ trong mình những tinh tuý của cả hai luồng tƣ tƣởng lớn, trở thành nhân cách đa trị - nhân cách văn hoá lớn của thời đại nhà Trần. Ở ông có sự giao thoa giữa nhân các trí thức nho sĩ và nhân cách trí thức Phật giáo, giữa loại hình tác thiền sƣ và tác giả nhà Nho. Sáng tác của ông cũng là sự giao thoa giữa văn học Phật giáo và văn học Nho giáo, theo nhƣ Nguyễn Kim Sơn: “Sự nghiệp văn học của Huyền Quang có vai trò nhƣ một dấu chuyển quan trọng giữa hai thời đại văn học” [69, tr. 89].
Khác với đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông và đệ nhị Tổ Pháp Loa, Huyền Quang trƣớc khi đến với Phật giáo đã tinh thông Nho học và thậm chí đã từng làm quan. Ông đã mang tất cả những tinh tuý của văn chƣơng nhà Nho vào cửa chùa. Trong thơ ông hàm lƣợng “không” giảm đi, hàm lƣợng “sắc” tăng lên, chất hàm phong tục luỵ vẫn còn phảng phất. Hơn nữa ông lại kết hợp đƣợc cả với tƣ tƣởng Lão - Trang để tạo ra một sự pha trộn có ý thức cực kỳ cao, cao nhất của thời đại. Trƣớc không có ai giống ông và sau cũng không có ai bằng đƣợc ông.
Sau Huyền Quang, dòng thiền Trúc Lâm cơ hồ đã chấm dứt lặng lẽ, không còn những trí thức thiền sƣ với đủ tài, đủ đức nhƣ trƣớc nữa. Cũng không còn những tác giả và sáng tác đạt đến đỉn cao của văn học Phật giáo nói chung và thơ Thiền nói riêng nhƣ thời kỳ trƣớc nữa. Huyền Quang tôn giả cũng chính là đỉnh cao cuối cùng của dòng thơ Thiền thời Lý – Trần.
Tiểu kết
Các sáng tác của Huyền Quang đã có sự giao thoa ở mức độ cực cao giữa những đặc trƣng của văn học Phật giáo và những đặc trƣng của văn học Nho giáo. Sự giao đến mức khó phân biệt ấy trong các sáng tác của Huyền Quang, ngoài kết quả vận động từ nền văn học Phật giáo sang nền văn học Nho giáo ở
giai đoạn đƣơng thời, còn là một quá trình nhập thế tích cực của Thiền phái Trúc Lâm đã đƣợc bắt đầu khởi xƣớng từ đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông. Sự giao thoa ấy đã thể hiện khác rõ nét trên một loạt các tiêu chí nhƣ quan niệm sáng tác, cảm hứng chủ đạo, hình tƣợng trung tâm, thể loại, ngôn ngữ…Tinh thần nhập thế tích cực trong sáng tác của Huyền Quang cũng cho thấy văn học Thiền đến các sáng tác của ông đã không còn mang đậm những đặc trƣng của nó nữa. Mạch thơ Thiền đến Huyền Quang đã chấm dứt thời kỳ đỉnh cao của nó. Đặc biệt trong thơ Huyền Quang, đã thể hiện những quan niệm thẩm mĩ của Nho giáo. Đó là quan niệm làm thơ để nói chí, để bày tỏ tình cảm – tình cảm ẩn dật mang đậm sắc thái của nhà Nho. Cảm hứng trong thơ ông không chỉ còn cảm hứng Thiền mà còn mang cả cảm hứng của văn chƣơng Nho giáo. Các sáng tác của ông cũng đã hƣớng gần hơn tới những vấn đề của cuộc sống hiện thực… những cảm hứng này đã cho thấy nhiều mặt trong con ngƣời Huyền Quang, tƣ tƣởng Nho - Phật - Đạo trong ông dung hoà ở mức độ cực cao đến khó phân biệt.
Trong một số hình tƣợng trung tâm của thơ Huyền Quang nổi bật là hình tƣợng ngƣời thiền sƣ cầu thoát trong văn học Thiền bên cạnh hình tƣợng nhà nho ẩn dật của văn chƣơng nhà Nho. Điều đó chứng tỏ con ngƣời nhà nho, tƣ tƣởng Nho gia trong ông so với các vị thiền sƣ trƣớc đã đậm hơn rất nhiều. Hơn nữa ngôn ngữ, thể loại sáng tác của Huyền Quang cũng không còn sử dụng nhiều những điển cố, điển tích Phật giáo mà đã sử dụng nhiều hơn những thể loại, ngôn ngữ, và đặc biệt là cách thức diễn đạt theo kiểu nhà Nho. Huyền Quang là một hiện tƣợng thơ độc đáo, một điển hình về sự giao thoa giữa hai dòng văn học Phật giáo và Nho giáo. Sáng tác của Huyền Quang là đỉnh cao cuối cùng của dòng thơ Thiền Phật giáo thời Lý - Trần, đồng thời cũng báo hiệu bƣớc chuyển của nền văn học Phật giáo sang nền văn học Nho giáo.
Chƣơng 3
HUYỀN QUANG TÔN GIẢ - NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHỮNG KẾT TINH HUYỀN THOẠI, GIAI THOẠI
Ở giai đoạn nhà Trần, sự vận động từ tƣ tƣởng Phật giáo sang tƣ tƣởng Nho giáo đã dẫn đến một loạt sự vận động chuyển giao trên các phƣơng diện khác, trong đó có sự vận động, chuyển giao từ nền văn học Phật giáo sang nền văn học Nho giáo. Nếu nhƣ ở thời Lý nền văn học Phật giáo giữ vai trò chủ đạo với thể loại chính của nó là thơ thiền, thì sang đến đầu thời Trần, nền văn Phật giáo tiếp tục vận động trong những điều kiện mới. Bên cạnh thơ thiền là sự nở rộ của các thể loại khác nhƣ luận thuyết tôn giáo, văn ngữ lục…Tuy nhiên, từ giữa giai đoạn nhà Trần trở đi, Phật giáo ngày càng giảm dần ảnh hƣởng của mình tới triều đình và các tầng lớp trên trong xã hội. Đội ngũ trí thức thiền sƣ dần bị thu hẹp, giao thoa và phân hóa vào đội ngũ trí thức nho sĩ đang trên đà phát triển rất mạnh. Sự giảm dần về đội ngũ trí thức Phật giáo cũng dẫn đến sự giảm dần về đội ngũ tác giải và các thể loại sáng tác của văn học Phật giáo. Trong khi đó độ ngũ tác giả nhà Nho đã trở thành lực lƣợng sáng tác chủ đạo. Văn học Nho giáo với các thể loại và các phƣơng thức phản ảnh của nó dần trở nên phổ biến, đồng thời nó cũng ảnh hƣởng, chi phối đến hầu hết sáng tác thuộc các dòng văn học khác cùng thời. Là một vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - hơn nữa lại là một hiện tƣợng tƣ tƣởng văn hóa văn học đặc biệt ở thời Trần, Huyền Quang đã đi vào trong dân gian và sử sách từ rất sớm. Tuy nhiên, nhƣ chúng tôi đã nhắc tới ở trên, bối cảnh văn học giai đoạn Huyền Quang trở đi đã có nhiều biến động so với trƣớc. Vì thế những thƣ tịch ghi chép về thiền sƣ Huyền Quang hẳn đã mang những đặc trƣng rất riêng so với những thƣ tịch ghi chép về các vị thiền sƣ khác trƣớc đó.
Trong chƣơng 3 của luận văn, chúng tôi tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu Huyền Quang ở góc độ là một nhân vật trong tác phẩm văn học. Trƣớc hết chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhân vật Huyền Quang ở bản Tổ gia thực lục trong
Tam tổ thực lục với mong muốn chỉ ra những đặc điểm riêng về truyện thiền sƣ Huyền Quang ở văn bản này so với truyện viết về đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông và đệ nhị Tổ Pháp Loa, đồng thời cũng có so sánh với truyện về các thiền sƣ khác
trong Thiền uyển tập anh. Chúng cũng tôi tiến hành phân tích quá trình diễn hóa