Cấu trúc giai thoại Huyền Quang Điểm Bích

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 89)

6. Cấu trúc luận văn:

3.3.1. Cấu trúc giai thoại Huyền Quang Điểm Bích

Nguồn gốc dẫn đến việc xảy ra câu chuyện Huyền Quang - Điểm Bích bắt đầu xuất phát từ mối nghi ngờ của vua Anh Tông (hoặc Minh Tông) đối với Huyền Quang. Vấn đề trƣớc hết là chúng tôi muốn giải thích tại sao vua nhà Trần lại nảy sinh ý nghi ngờ này. Xét bối cảnh chính trị xã hội thời Trần, nhƣ chúng tôi đã trình bày ở chƣơng 1 của luận văn. Từ thời Trần Anh Tông trở đi, Nho giáo đã rất đƣợc trọng dụng. Phật giáo đã không còn đƣợc các vị vua nhà Trần dành một lòng tôn kính, phụng sự nhƣ trƣớc nữa. Khi Anh Tông lâm bệnh nặng sắp qua đời, sƣ Phổ Tuệ xin vào để nói chuyện sống chết, ông không cho vào, sai trả lời: “Nhà sƣ hãy ở đấy, khi ta chết rồi, quan gia có sai làm thế nào thì nhà sƣ tự làm, còn nhƣ việc sau thì nhà sƣ cũng chữa chết, biết đâu mà đem việc chết bày tỏ với ta” [55,tr 123].

Vua Minh Tông trƣớc khi mất cũng đã từ chối việc lập đàn chay và lễ cầu đảo của nhà sƣ, ông còn dặn Hiếu Từ Thái Hậu đừng vào núi đi tu.

Trên tinh thần chung ấy, rõ ràng hình ảnh các vị sƣ tăng từ giai đoạn giữa thời Trần, đặc biệt là giai đoạn Vãn Trần trở đi đã không còn giữ đƣợc sự kính trọng, đƣợc thần thánh hóa nhƣ trƣớc nữa. Hơn nữa trƣớc những tệ nạn ngày càng nhiều của nhà chùa đã không khỏi gây nên sự nghi nghờ ở tầng lớp trên, và ngay cả trong dân gian đối với Phật giáo. Hơn nữa, về Huyền Quang nhƣ chúng tôi đã phân tích ở Chƣơng 1 và Chƣơng 2 cảu luận văn, Huyền Quang là một nhân cách đa trị, là vị sƣ Tổ thứ ba của Trúc Lâm nhƣng ở Huyền Quang lại có những biểu hiện rất rõ nét của khuynh hƣớng đi ra ngoài chính thống, ngoài sự thuần thành của Phật giáo. Điều đó không chỉ thể hiện trong hành trạng, mà đặc biệt còn thể hiện rất rõ trong các sáng tác của Huyền Quang. Nhƣ vậy, đến Huyền Quang và chỉ đến Huyền Quang mới có sự nảy sinh nghi ngờ nhƣ vậy.

Theo nhƣ vua Anh Tông từng nói: “Ngƣời ta sinh ra trong khoảng trời đất, “cõng âm và ôm dƣơng”, thích ăn ngon, ƣa mặc đẹp, lòng ham muốn ấy bọn chúng ta đều có. Còn nhƣ gác bỏ một bên lòng ham muốn, dốc lòng phụng sự đạo, là để lo một mặt mà thôi. Vì sao chỉ mỗi mình thầy Huyền Quang từ khi sinh đến giờ vẫn sắc sắc không không, nhƣ nƣớc không sóng, nhƣ gƣơng không bụi, phải chăng Sƣ đè nén lòng dục, hay là không có lòng dục?”

Phật giáo có nhiều trƣờng phái, nhƣng nhìn chung đều hƣớng tới việc giải thoát con ngƣời khỏi mọi khổ đau bằng con đƣờng cấm dục, diệt dục đặc biệt là “sắc dục”, “thực dục”. Đây là yếu tố phản tiến hóa, phản nhân văn của Phật giáo. Cuối thế kỷ XIV đã diễn ra một cuộc tấn công quyết liệt của các nhà Nho vào Phật giáo. Họ không chỉ tấn công vào những tệ nạn, những yếu tố tha hóa của nhà chùa mà còn này sinh mối nghi ngờ và phản ứng trƣớc triết lý cấm dục, diệt dù mang tính chất phi nhân bản, phi nhân văn của Phật giáo. Đến Huyền Quang hẳn đã có một cái nhìn mới một hệ quy chiếu mới khác với cái nhìn sùng kính, thần thánh hóa trƣớc đây đối với Phật giáo.

Và hẳn là không phải ngẫu nhiên khi nghi ngờ đó lại có chủ ý gán cho vị Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm. Rõ ràng là chỉ đến Huyền Quang và chỉ ở Huyền Quang mới có đầy đủ những yếu tố để tạo nên một câu truyện đặc biệt hấp dẫn từ sự nghi ngờ này. Trong thời kỳ “tam giáo tịnh hành” không ai lại không chịu sự tác độ của tƣ tƣởng tam giáo, nhất là các chí thức lớn của thời đại. Tuy nhiên tài năng của học cũng thể hiện rất rõ trong sự tiếp nhận và vận động trong tƣ tƣởng tam giáo đó. Huyền Quang là một trí thức - một nhân cách văn hóa lớn thể hiện đa trị của mình ở sự chủ động một cách cao nhất, tinh tế nhất ở phƣơng thức tiếp thụ, xuất nhập trong ba luồng tƣ tƣởng lớn của thời đại. Ở Huyền Quang hội tự đủ những yếu tố của một nhân cách đa trị với khuynh hƣớng vƣợt thoát ra khỏi sự thuần thành của tƣ tƣởng chính thống. Và sự xuất hiện của Điểm Bích - một giai nhân tuyệt sắc – một mối hiểm họa theo nhƣ triết thuyết của cả ba hệ tƣ tƣởng lớn Nho - Phật - Đạo (Đặc biệt là với Phật giáo, bời vì chủ trƣơng của nó là diệt dục, cấm dục để hƣớng con ngƣời đến sự giải thoát), với nhiệm vụ vua giao “hãy đến thử thầy ấy” đã hoàn tất việc tạo nên cấu trúc giai thoai cặp đôi bất khả giải này: Một nhân cách đa trị (nhƣng lại là nhà sƣ) với ngƣời đẹp - một giai nhân tuyệt sắc và câu chuyện chính xoay quanh họ là câu chuyện về “tính giao”.

Trong không khí vẫn còn ảnh hƣởng nhất định của Phật giáo, cuối cùng sự nghi ngờ ấy trên văn bản chính thống vẫn đƣợc giải quyết theo chiều hƣớng khẳng định đạo hạnh cho vị Tổ thứ ba. Nhƣng chính việc “gỡ bí” cho nhà sƣ bằng một chi tiết “lạ” mang tính chất bùa chú của Mật giáo đã làm cho câu chuyện Huyền Quang – Điểm Bích không thể kết thúc trọn vẹn. Khi các vị thiền

sƣ không còn đƣợc nhìn trong con mắt thần thành hóa nhƣ trƣớc nữa thì việc xuất hiện môt môtíp lạ hóa “dùng sức mạnh của thần linh” để giải quyết bế tắc cho một câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực về nhân sinh của cong ngƣời đã tỏ ra khá chông chênh và thiếu sức thuyết phục. Chính vì thế, khi câu chuyện Huyền Quang – Điểm Bích đƣợc diễn hóa theo xu hƣớng hiện thực, vƣợt ra ngoài sự ràng buộc, ngợi ca, thần thánh của môi trƣờng Phật giáo, thì hiển nhiên là nó đi theo những lôgíc rất khác nhau. Câu chuyện Huyền Quang - Điểm Bích đã tự mang trong lòng nó những vấn đề nhân bản, nhân văn về con ngƣời. Cũng chính vì vậy, nó đã trở thành một vấn đề tranh luận, bàn cãi không có hồi kết trên văn đàn cũng nhƣ trong tâm thức dân gian bao đời nay.

Một trong những nguyên nhân khó có thể đƣa ra lời giải cuối cùng cho giai thoại Huyền Huyền Quang - Điểm Bích là ở chỗ đây là một giai thoại chứa đựng những yếu tố của hƣ cấu thẩm mĩ độc đáo. Ở đây có sự đan xen, kết nối giữa cái lý thông thƣờng và cái lý bất bình thƣờng. Trong lý lẽ thông thƣờng nhất và theo giáo lý nhà Phật, nhà sƣ đức hạnh đạo cao nhƣ Huyền Quang tuyệt nhiên không thể nảy sinh nhục dục và hành động nhƣ cách mà Đan Sơn miêu tả trong truyện Sƣ chùa Yên Tử. Nhƣng cũng trong lý lẽ thông thƣờng nhất của bản năng con ngƣời nhƣ vua Trần nói thì điều đấy lại cũng rất có thể xảy ra. Chuyện ấy có thể không xảy ra với Huyền Quang thật ngoài đời, nhƣng nó rất có thể và và đã từng xảy ra với các vị thiền sƣ khác. Cũng rất có thể câu chuyện Huyền Quang - Điểm Bích trong tác phẩm văn học chỉ là sự minh hoạ cao độ cho một câu chuyện thật nhƣ vậy đã xảy ra ở ngoài đời thực đối với một vị thiền sƣ nào đó. Cái hấp dẫn ở đây là Huyền Quang từ một nhân vật lịch sử đƣợc hƣ cấu trở thành nhân vật văn học với những chiều hƣớng diễn tiến chịu sự chi phối và quy luật sáng tạo của văn học.

Câu chuyện Huyền Quang- Điểm Bích cố thể là câu chuyện không có thật với Huyền Quang – nhân vật lịch sử, nhƣng nó lại rất có thể là thật ở một hiện tƣợng khác ngoài đời. Nó không phản ánh một sự thật trần trụi là câu chuyện đƣợc miêu tả thật nhƣ vốn có, nhƣng nó đƣợc miêu tả nhƣ cái có thể có trong cuộc sống, cái vốn có và từng diễn ra trong cuốc sống. Bí quyết sự hấp dẫn của giai thoại nằm ở chỗ không thể cắt nghĩa đƣợc nó một cách rốt ráo. Nếu cắt nghĩa đƣợc giai thoại thì không còn giai thoại. Giai thoại là một hƣ cấu thẩm mĩ,

nó diễn tả hiện thực, cắt nghĩa hiện thực bằng siêu lôgíc, thể hiện lý lẽ siêu lôgíc, không thể dùng lôgíc thông thƣờng để cắt nghĩa và giải mã giai thoại đƣợc.

Câu chuyện Huyền Quang – Điểm Bích đặt trong văn bản Tam tổ thực lục, bên cạnh lối ghi chép lịch sử còn mang đậm tính chất hƣ cấu. Thời gian xảy ra truyện không đƣợc xác định cụ thể, các tình tiết truyện cũng không gắn với các mốc lịch sử cụ thể. Cốt truyện đã cho thấy nó đƣợc trình bày theo cách diễn giải mang tính chủ quan của tác giả chứ không chịu sự quy định khách quan của lịch sử. Đặc biệt đoạn Điểm Bích nói dối “bịa chuyện” với sƣ thầy và sau đó “lừa” cả nhà vua là đoạn mang đậm chất hƣ cấu. Ở đây mặc dù mang tội “lừa” cả sƣ Tổ và vua, nhƣng nhân vật này cũng lại không bị miêu tả tả một cách xấu xa, ác ý. Kết cục, Điểm Bích cũng không bị trừng trị đích đáng, mà chỉ phải chịu án phạt là quét chùa Cảnh Linh. Rõ ràng đến Huyền Quang, ngƣời ta đã bắt đầu có sự nghi ngờ về những thiền sƣ đƣợc thần thánh hóa trƣớc đây. Ở một hệ quy chiếu mới, họ nhận ra ở những con ngƣời ấy vẫn mang những mầu mống những bản năng gốc của con ngƣời trần tục. Từ Huyển Quang trở về sau, con ngƣời đã đƣợc nhìn nhận một cách chân thật hơn và theo xu hƣớng thế tục hóa. Nhân vật phản ánh trong văn học không còn chỉ là thần linh nữa mà đã là con ngƣời đời thƣờng, và con ngƣời đời thƣờng đã trở thành trung tâm phản ánh của văn học, chứ không phải con ngƣời đƣợc tôn hóa nhƣ trƣớc đây. Văn học đã quay trở lại phản ánh hiện thực với mức độ hƣ cấu cực đậm nét.

Chính tích chất hƣ cấu của câu chuyện Huyền Quang - Điểm Bích đã làm cho câu chuyện có thể là bịa nhƣng mang yếu tố nhƣ là một câu chuyện thật. Tạo nên sự hƣ hƣ thực thực trở thành một nghi án bất khả giải cho giới văn học bao đời nay.

Nhƣng tại sao đến Huyền Quang ngƣời ta mới nghi ngờ và tại sao ông lại là nhân vật lịch sử - vị thiền sƣ đầu tiên mắc án oan trong văn học nhƣ vậy? Không những thế câu chuyện của ông với nàng Bích đã trở thành giai thoại hấp dẫn bao đời nay? Và liệu giai thoại Huyền Quang – Điểm Bích có ẩn chứa quy luật vận động gì trong sự phản ánh nhận thức của dân gian, cũng nhƣ giới trí thức?

Theo khảo sát của chúng tôi thì không phải nhân vật nào cũng có giai thoại, không phải trí thức nào cũng có giai thoại. Vậy thì loại nhân vật nào thì có

giai thoại? Vấn đề cực kỳ lý thú. Có thể dẫn ra một số nhân vật có giai thoại cặp đôi nhƣ Nguyễn Trãi với Thị Lộ, Nguyễn Công Trứ với ả đào (đặc biệt ở nhân vật này là rất nhiều giai thoại, đẫm giai thoại). Nguyễn Tuân, Tản Đà đều có giai thoại…

Một phần của tài liệu Huyền Quang Tôn Giả từ cuộc đời vào tác phẩm (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)