- Khó khăn cơ bản, cản trở việc sử dụng phương pháp tình huống một
1, Nếu bạn là Lan, bạn sẽ quyết định như thế nào? Tại sao?
3.2.2 Tiến hành thực nghiệm.
Ở đề tài này chúng tôi thực nghiệm ở Chương II: Giáo dục và sự phát
triển nhân cách là một nội dung quan trọng trong chương trình Giáo dục học
đại cương với số tiết cho phép là 6 ( 5 tiết lý thuyết và 1 tiết thực hành) theo giáo trình của GS. TSKH Thái Duy Tuyên, những vấn đề chung của giáo dục
học ( giáo trình cao đẳng sư phạm), nhà xuất bản ĐHSP, năm 2004. Chúng tôi thực nghiệm với thiết kế thời gian cho phép.
* Ở lớp đối chứng ( Sử - GDCD, K30 và Văn – Sử, K30A )
Chúng tôi đã cùng sinh viên thi công giáo án được thiết kế theo phương thức cũ.
- Hoạt động của giáo viên trong suốt quá trình dạy học: Trình bày nội dung cặn kẽ theo trình tự bài giảng, đọc cho sinh viên ghi chép những phần kiến thức cơ bản, thỉnh thoảng sử dụng câu hỏi vấn đáp để kiểm tra bài cũ và thu thập những hiểu biết của sinh viên về kiến thức bài học.
- Hoạt động của sinh viên: Nghe, ghi chép, tiếp thu kiến thức từ giáo viên, thỉnh thoảng trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra.
* Về hai lớp thực nghiệm tình huống dạy học ( Văn – Địa, K30 và Văn – Sử, K30B).
Tri thức cơ bản giáo viên cần thể thức hóa và sinh viên cần ghi và hiểu sau bài học được thiết kế tương tự như giáo án với hai lớp đối chứng. Nhưng cách thức thi công khác nhau. Ở lớp thực nghiệm sinh viên phải tự làm việc để tìm ra tri thức, kỹ năng. Thông qua việc giải quyết tình huống dạy học, sinh viên bộc lộ bản thân và học cách thích nghi với môi trường.
Chúng tôi vận dụng các tình huống dạy học một cách linh hoạt. Dùng khi chuyển tiếp sang một vấn đề khác, khi yêu cầu sinh viên tìm ra tri thức, kỹ năng thông qua giải quyết tình huống.
Hình thức tổ chức: nhóm nhỏ, rì rầm và làm việc tập thể lớp. Do vì khả năng còn hạn chế và thời gian có hạn nên chúng tôi đã thi công như hai giáo án đã soạn ở cuối chương II,
Trong quá trình dạy, chúng tôi thực hiện quan sát sư phạm. Cuối cùng chúng tôi yều cầu sinh viên làm một bài kiểm tra 45 phút nhằm khẳng định
kết quả lĩnh hội tri thức của sinh viên sau khi được học theo phương pháp tình huống.
Để dễ thực nghiệm hơn chúng tôi đã đưa yếu tố giáo dục lên yếu tố thứ ba và chuyển hoạt động cá nhân xuống yếu tố thứ tư.