chung ở các mức độ ứng dụng, phân tích, tổng hợp ( 25%, 31,3%, 28,2%). Điều này cho thấy các em không những hiểu các tư liệu đã được học mà còn có khẳ năng liên hệ, khái quát hóa, tổng hợp, phân tích, tổng hợp và vận dụng các tri thức đã học vào giải quyết các tình huống khác. Tuy nhiên mức độ đánh giá, tức sau khi học sinh có khả năng về so sánh, phê phán, chọn lọc quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí hợp lí thì không có giáo viên nào cho rằng các em đạt được.
Phân tích kết quả này cho thấy phải chăng các biện pháp, kỹ thuật tổ chức cho học sinh học theo phương pháp tình huống chưa đạt trình độ chuẩn về mặt khoa học. Do đó chưa đạt được mức độ nhận thức cao. Đây cũng là gợi ý và yêu cầu có được một quy trình xây dựng và tổ chức dạy học bằng phương pháp hợp lý.
- Về kỹ năng làm bài tập của sinh viên qua học tập theo phương pháptình huống. tình huống.
Dựa vào tiêu chí đánh giá của B.Loom phân chia kỹ năng thành năm mức độ theo thứ tự cao dần: Làm theo, thao tác, chuẩn hóa, phối hợp, tự động hóa.
Kết quả thu được như sau: Bảng 3: Số TT Mức độ kỹ năng đạt được % 1 Làm theo 0 2 Thao tác 13,2 3 Chuẩn hóa 58,6 4 Phối hợp 28,2 5 Tự động hóa 0
Nhìn vào bảng trên chúng tôi thấy có 58,6 % giáo viên cho rằng các em đạt được kỹ năng ở mức độ chuẩn hóa, điều này chứng tỏ trong quá trình học tập theo phương pháp tình huống các nhiệm vụ được các em chủ động thực hiện một cách độc lập và có trách nhiệm, không phải bắt trước giáo viên.
Bên cạnh đó có 28,2 % cho rằng các em đạt được mức độ phối hợp nghĩa là các em có kĩ năng làm bài tập ở mức độ sáng tạo, biết kết hợp nhiều kĩ năng theo trật tự một cách nhịp nhàng. Điều này cũng cho thấy học theo phương pháp này sinh viên không những tự chủ tri thức mà còn biết kết hợp sức mạnh trí tuệ một cách sáng tạo.
Không có giáo viên nào cho rằng sinh viên đạt được ở mức độ làm theo bắt chước, điều này một lần nữa khẳng định phương pháp tình huống là phương pháp tạo nên tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Tuy nhiên không có giáo viên nào cho rằng sinh viên đạt được ở mức độ tự động hóa. Đây cũng là một kết quả hợp lý bởi đó là một thực tế rất khó vì nghiên cứu, giải quyết các tình huống đòi hỏi sinh viên phải kết hợp cả kỹ năng với sự huy động sức mạnh trí tuệ. Do đó đạt được mức độ kỹ năng tự động hóa về
giải quyết bài tập tình huống tức là không cần đòi hỏi một sự cố gắng về thể lực và trí tuệ mà vẫn giải quyết được là điều không thể có được.
- Về thái độ của sinh viên qua học tập theo phương pháp tình huống. Vẫn theo B.Loom chúng tôi sử dụng các tiêu chí đánh giá theo các mức độ chấp nhận, đáp ứng, đánh giá, ý thức tổ chức và biểu thị tính cách (câu hỏi 8). Kết quả thu được:
Bảng 4:
Số TT Thái độ của sinh viên %
1 Chấp nhận 0
2 Đáp ứng 45,6
3 Đánh giá 37,3
4 Ý thức tổ chức 17,1
5 Biểu thị tính cách 0
Nhìn vào bảng 4 chúng tôi thấy có 45,6 % giáo viên cho rằng thái độ của sinh viên khi học theo phương pháp tình huống là đáp ứng nghĩa là quan tâm, chú ý và sẵn sàng tâm thế trao đổi ý kiến trong các tình huống. Có 37,3 % giáo viên cho rằng các em có thái độ đánh giá và 17,1 % cho rằng có ý thức tổ chức. Điều đó có nghĩa là không chỉ quan tâm chú ý, có tâm thế trao đổi mà các em chủ động, tích cực và tự giác khi học tập nghiên cứu với một niềm tin và thái độ kiên định.
Kết quả này phản ánh một thực tế sinh viên có hứng thú, có ý thức tham gia một cách chủ động tích cực và có niềm tin vào tri thức khoa học chứa đựng trong tình huống mà sinh viên nghiên cứu. Không có giáo viên nào cho rằng sinh viên có thái độ chấp nhận, tức là tham gia một cách thụ động bắt buộc. Điều đó một lần nữa khẳng định nhận định của chúng tôi qua phân tích kết quả là khách quan.
- Để tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của giáo viên khi sử dụng phương pháp tình huống, chúng tôi sử dụng câu hỏi 9: Khi sử dụng phương pháp tình huống thầy, cô gặp những khó khăn gì? Kết quả thu được như sau:
Bảng 5:
Số TT Các khó khăn gặp phải Số lượng %
1 Soạn thảo tình huống 12 100
2 Điều khiển hoạt động của lớp 1 6,5
3 Kiểm tra, đánh giá 2 14,5
4 Mất nhiều thời gian chuẩn bị 7 70,2
5 Thiếu phương tiện dạy học 0 0
6 Có bài không soạn được tình huống 7 72,3
7 Những khó khăn khác 0 0
Kết quả ở bảng 5 cho thấy nổi bật lên một số khó khăn cơ bản đó là: Khó soạn thảo tình huống (100%). Có bài không soạn được (72,3%) và mất nhiều thời gian chuẩn bị (70,2 %), giáo viên trả lời. Tựu chung lại cả ba khó khăn đều xoay quanh việc khó soạn thảo được tình huống để giảng dạy, các khó khăn khác điều khiển lớp, kiểm tra đánh giá, thiếu phương tiện dạy học…đều được xếp hàng thứ yếu, không làm ảnh hưởng tới việc lựa chọn tiến hành phương pháp tình huống dạy học này.
Trao đổi thêm với các giáo viên, chúng tôi được biết hầu hết các giáo viên đều đánh giá rất cao hiệu quả do phương pháp tình huống mang lại. Họ còn cho rằng “ nếu sử dụng thường xuyên phương pháp này trong dạy học môn giáo dục học thì đó sẽ tạo ra bước ngoặt mới trong đổi mới phương pháp dạy học. Nó có thể kết hợp hài hòa giữa lí luận và thực tiễn, làm cho môn học trở nên lý thú hấp dẫn và có thể giúp sinh viên hiểu thấu đáo về công việc của mình cùng với nghệ thuật sư phạm. Song một trong những nguyên nhân cơ bản nhất mà tất cả các giáo viên được hỏi đều cho rằng là rất khó tìm kiếm
và soạn thảo được các tình huống giảng dạy. Đây cũng là nguyên nhân chính cản trở việc sử dụng phương pháp này một cách thường xuyên.
Dễ nhận thấy đây là một thực tế khách quan không chỉ khó với môn giáo dục học mà còn đối với các môn học khác. Có thể nói soạn thảo tình huống là một nghệ thuật, đòi hỏi người dạy phải có năng lực sư phạm, nắm vững nội dung chương trình, hiểu học sinh và có óc tưởng tượng sư phạm phương pháp để có thể soạn thảo được tình huống giảng dạy vừa chứa đựng nội dung tri thức khoa học của bài học vừa gần với đời sống thực, vừa hấp dẫn vừa tạo ra sự kích thích tư duy sáng taọ. Đăc biệt đối với môn giáo dục học là tri thức khoa học xã hội lại không có độ rõ ràng chính xác như khoa học tự nhiên nên việc soạn thảo tình huống lại càng là công việc khó.
Thực tế cho thấy các công trình nghiên cứu về phương pháp tình huống trong dạy học ở nước ta vẫn còn rất ít. Cũng có một số tác giả đưa tình huống vào giảng dạy môn giáo dục học. Song chỉ đưa vào dưới hình thức các bài tập thực hành giúp sinh viên vận dụng tri thức đã học. Việc đưa tình huống vào dạy học để sinh viên nghiên cứu thông qua đó tự tìm tòi tri thức, hay nói cách khác phương pháp tình huống giảng dạy trong môn giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào. Do đó việc giáo viên sử dụng phương pháp này cũng chỉ dựa theo kinh nghiệm của cá nhân mà không có một quy trình chuẩn cho việc soạn thảo hay tiến trình giảng dạy. Có thể nói đây là một vấn đề cấp bách cần được quan tâm nghiên cứu để đưa ra một quy tắc, một quy trình cho việc soạn thảo tình huống giảng dạy giúp cho giáo viên bớt khó khăn lúng túng khi soạn thảo và từ đó vận dụng tốt phương pháp tình huống, phát huy tối đa hiệu quả của nó mang lại.