Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 88)

- Khó khăn cơ bản, cản trở việc sử dụng phương pháp tình huống một

2. Một số kiến nghị.

Trên cơ sở những kết quả thu được của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

Cần tạo điều kiện và có cơ chế rõ ràng để giáo viên hứng thú tích cực đồng thời có cơ sở đổi mới PPDH Nói chung và PPTH nói riêng bằng những biện pháp cụ thể.

- Tăng cường trang bị phương tiện kĩ thuật dạy học, nâng cấp thư viện. - Sẵn sàng cấp kinh phí nếu giáo viên mong muốn cải tiến và đổi mới PPDH.

- Có sự định hướng, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá và khen thưởng kịp thời với các giáo viên tích cực vận dụng các PPDH nâng cao hiệu quả dạy học môn GDH.

- Cần nhanh chóng cải tiến hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá môn GDH. Những câu hỏi kiểm tra không chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh học thuộc mà có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm hoặc bài tập tình huống. Bởi lẽ học như thế nào thì thi như thế ấy và thi như thế nào thì sinh viên cũng học như thế ấy. Thường xuyên tổ chức những buổi học bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, liên tục cập nhập những thông tin mới, những lí thuyết dạy học mới.

* Đối với tổ chuyên môn.

- Tổ chuyên môn cần tăng thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học về PPDH, chú trọng tìm hiểu những lí thuyết dạy học mới kết hợp khai thác tính tích cực của các PPDH truyền thống. Sau đó báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn của tổ.

- Tổ chức những tiết giảng mẫu để các thành viên khác trong tổ tới dự và phân tích cách thức vận dụng PPTH trong nhà trường của mình.

- Thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo ( có mời chuyên gia nghiên cứu về dạy học tình huống nói chuyện, tập huấn kĩ năng xây dựng và sử dụng phương pháp tình huống trong môn GDH).

- Phát động và yêu cầu các thành viên trong tổ sưu tầm và xây dựng tình huống dạy học, tập hợp thành bộ tình huống dạy học phục vụ cho giảng dạy môn GDH.

* Đối với giáo viên.

Để có thể sử dụng một cách có hiệu quả phương pháp tình huống trong dạy học môn GDH đòi hỏi giáo viên cần phải những nhân tố sau:

Giáo viên phải có tâm huyết và mong muốn đổi mới phương pháp, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ hơn cho việc tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng sử dụng tình huống dạy học. Các giáo viên đặc biệt là các giáo viên trẻ phải thường xuyên cập nhập thông tin mới về quá trình dạy học và phương pháp dạy học, phát huy tinh thần sáng tạo sử dụng linh hoạt tình huống dạy học vào bài giảng.Giáo viên phải có thói quen thường xuyên sưu tầm, quan sát, ghi chép những tình huống có thực được nghe kể hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Trên cơ sở trình độ chuyên môn vững vàng, giáo viên biết chọn lọc những tình huống phù hợp vào từng bài giảng. Phương pháp tình huống sẽ được sử dụng thường xuyên và hiệu quả hơn nếu Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tiếp tục nghiên cứu chương trình, điều chỉnh cho phù hợp với mức độ tri thức và phần trọng tâm từng nội dung. Đồng thời cần thiết kế lại nội dung dạy học môn GDH theo tỷ lệ cân đối giữa lí thuyết và thực hành, cần thiết thành những vấn đề tri thức và kĩ năng dạy học cho sinh viên.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Như An, Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học môn Giáo dục học, kỷ yếu hội nghị Giáo dục học toàn quốc lần thứ 1, Viện khoa học giáo dục, năm 1980.

2. Lê Khánh Bằng, Đề cương bài giảng và tài liệu tham khảo lí luận dạy học Đại học tập I, II, Nhà xuất bản ĐHSP – Hà Nội, năm 1989

3. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát huy tính tích cực – tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993- 1996 cho giáo viên phổ thông trung học.

4. Nguyễn Thị Thanh Bình - Trần Thị Minh Hằng, Tâm lý giáo dục học đại học, Nhà xuất bản khoa hoc và kỹ thuật, năm 2009.

5. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức, Lý luận dạy học đại học – Nhà xuất bản ĐHSP, năm 2008.

6. Nguyễn Bá Kim, Những kết luận sư phạm rút ra từ lý thuyết tình huống, Nghiên cứu giáo dục 5, 6 – năm 1998.

7. Lê Phước Lộc, Những cơ sở lý luận dạy học các môn học ở trường phổ thông tủ sách Đại học Cần Thơ, năm 1997.

8. Phan Thành Long – Lê Trung Định, Những vấn đề chung của Giáo dục học, nhà xuất bản ĐHSP, năm 2008.

9. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà xuất bản ĐHSP, năm 2005.

10.Trần Thị Tuyết Oanh, Giáo Trình giáo dục học đại cương tập 1, Tái bản lần thứ 2, năm 2007.

11.A. V. Pêtroxki, Tâm lí lứa tuổi và Tâm lí sư phạm, Nhà xuất bản GD – Hà Nội, năm 1992.

12.Nguyễn Thị Thanh, Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Lịch sử Giáo Dục Việt Nam, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học Viện Quản Lý Giáo Dục, Mã số Đề tài 92, năm 2010

13.Nguyễn Cảnh Toàn – Lê Khánh Bằng, Phương pháp dạy và học Đại học, nhà xuất bản ĐHSP, năm 2009

15.Thái Duy Tuyên, Những vấn đề chung của giáo dục học, Nhà xuất bản ĐHSP, năm 2004.

16.Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2010.

17.Phan Thị Hồng Vinh, Phương pháp dạy học giáo dục học, Nhà xuất bản ĐHSP, năm 2007

18.Vũ Tảo – Trần Văn Hà – Đặng Quốc Bảo, Dạy học giải quyết vấn đề - một hướng đổi mới trong công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện, năm 1996

19.Phạm Viết Vượng, Bài tập giáo dục học, Nhà xuất bản ĐHSP, Năm 2008.

20.Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, Nhà xuất bản ĐHSP, năm 2008

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ( dành cho giáo viên). Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ( dành cho sinh viên).

Phụ lục 3: Đề kiểm tra trước thực nghiệm.

Phụ lục 4: Đáp án đề kiểm tra trước thực nghiệm. Phụ lục 5: Đề kiểm tra sau thực nghiệm.

Phụ lục 6: Đáp án đề kiểm tra sau thực nghiệm.

Phụ lục 7: Các tình huống sử dụng trong dạy học chương II môn GDH.

Phụ lục 8: Đáp án dự kiến tình huống dạy học.

Phụ lục 9: Giáo án tóm tắt chương II: Giáo dục và sự phát triển nhân cách.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w