Tìm hiểu việc sử dụng các tình huống có sẵn hay tự soạn thảo của giáo viên trong quá trình dạy học Chúng tôi hỏi các giáo viên khác bằng

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 36)

giáo viên trong quá trình dạy học. Chúng tôi hỏi các giáo viên khác bằng câu hỏi số 11: “Khi sử dụng những tình huống trong dạy học Thầy, cô thường sử dụng những tình huống có nguồn gốc từ đâu?”

Kết quả điều tra cho thấy đa số giáo viên sử dụng những tình huống có sẵn và tự xây dựng chiếm tới 70,69 %. Có 21,01 % giáo viên cho rằng sử dụng những tình huống có sẵn. Chỉ có 8,3 % số giáo viên cho rằng mình vận dụng những tình huống dạy học do bản thân xây dựng.

Như vậy đại đa số các giáo viên đều nhận thấy để soạn thảo ra được một tình huống dạy học phù hợp với nội dung bài dạy là rất khó mà hầu hết các giáo viên sử dụng những tình huống đã được soạn sẵn trong giáo trình. Bởi

trên thực tế là soạn được một tình huống để phù hợp với bài dạy tốn rất nhiều thời gian, công sức. Nên khi dạy học người giáo viên ít có điều kiện để có thể soạn thảo tình huống, đây cũng là mặt hạn chế của phương pháp này. Tuy nhiên cần phải sử dụng đa dạng các tình huống không chỉ trong giáo trình được soạn sẵn mà phải tích cực tự mình tự soạn tình huống hay sưu tầm tình huống từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thì mới làm phong phú thêm giời giảng và có thể đạt được kết quả tốt trong các bài dạy.

- Để tìm hiểu nên sử dụng phương pháp tình huống với phương pháp dạy học nào chúng tôi sử dụng câu hỏi 12 phụ lục 1 “Theo thầy, cô nên sử dụng phương pháp tình huống kết hợp như thế nào cho tốt” ?

Kết quả thu được:

Bảng 7: Số TT Kết hợp PPDHTH với PPDH khác Số lượng % 1 Diễn giảng 2 15 2 Thảo luận 11 91,4 3 Đóng vai 3 27 4 Thực hành 2 17 5 Dạy học nêu vấn đề 11 91,4 6 Các phương pháp dạy học khác 0 0

Nhìn vào kết quả chúng tôi nhận thấy, các giáo viên của trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh đều nhận thấy tính linh hoạt của phương pháp tình huống. Theo họ phương pháp tình huống có thể kết hợp với nhiều phương pháp khác đặc biệt là dạy học nêu vấn đề và thảo luận nhóm (91,4 %).

Như vậy có thể khái quát nhận xét rằng: Phương pháp tình huống là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, khá linh hoạt trong việc sử dụng với nhiều loại bài, nhiều khâu quan trọng của quá trình dạy học và kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác đồng thời lại có thể mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Tạo được hứng thú với người học, cũng như phát huy được tính độc lập tích cực, sáng tạo của họ. Tuy nhiên cái khó của phương pháp dạy học này là chưa tìm ra được quy trình tối ưu cho việc soạn thảo cũng như tiến trình vận dụng. Quả thực với nội dung chương trình dạy học môn giáo dục học hiện nay, việc truyền tải tri thức trong tài liệu, giáo trình cho sinh viên đã khó mà biến đổi tri thức thực hành những tình huống có thực để lôi cuốn sinh viên lại càng khó khăn hơn nhiều. Song không vì thế mà chúng ta bỏ qua không sử dụng phương pháp này, mà để khắc phục được khó khăn này hơn ai hết mỗi giáo viên phải tự vận động, mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, đọc nhiều sách và tài liệu để có thể tích hợp được những tri thức cần và đủ cho việc sọan các tình huống cũng như cách thức sử dụng nó có hiệu quả. Nhà trường phải coi việc đổi mới phương pháp như những nguyên tắc, yêu cầu có tính chiến lược. Chúng tôi tin rằng phương pháp tình huống dần dần sẽ trở thành một trong những phương pháp dạy học chủ đạo ở trong các trường học.

b. Kết quả phân tích dữ liệu phiếu điều tra sinh viên.

Cũng vẫn với những câu hỏi trong phiếu điều tra giáo viên, chúng tôi đã hỏi sinh viên nhằm mục đích: Tìm hiểu thêm thái độ, nhận thức của sinh viên về phương pháp tình huống cũng như đối chiếu với kết quả thu được từ phiếu của giáo viên.

- Tìm hiểu về mức độ sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên qua câu hỏi 1 ( phụ lục 2) cho thấy.

Bảng 8:

xuyên (%) thoảng (%) (%) bao giờ (%) 1 Dạy học nêu vấn đề 55,4 37,3 7,3 0 2 Thảo luận nhóm 0 82 18 0 3 Tình huống 0 23,5 72 5,5 4 Thuyết trình 100 0 0 0

Nhìn vào kết quả thu được ở bảng 8 cho thấy: Sinh viên cho rằng sử dụng phương pháp diễn giảng là chủ yếu, có sử dụng phương pháp tích cực như thảo luận nhóm, nêu vấn đề song vẫn chưa thường xuyên.

+ Đối với phương pháp tình huống có 5,5 % sinh viên trả lời chưa bao giờ học theo tình huống.

+ Có 72 % sinh viên trả lời ít khi được học và 23,5 % sinh viên trả lời thỉnh thoảng được học. Như số đông giáo viên ít khi và chưa từng tổ chức cho sinh viên học theo phương pháp tình huống.

- Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vai trò của phương pháp tình

huống, kết quả thu được như sau:

+ 25, 5 % sinh viên được hỏi trả lời rất cần trong dạy học môn giáo dục học.

+ 32,5 % sinh viên trả lời cần.

+ 42 % sinh viên trả lời bình thường.

+ Không có sinh viên nào trả lời không cần.

Như vậy hơn nửa số sinh viên cho rằng phương pháp tình huống là rất cần và cần. Có nghĩa là phương pháp tình huống đã được chú trọng trong môn giáo dục học. Số còn lại cho là bình thường.

Đối chiếu với kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của phương pháp tình huống chúng tôi thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa sinh viên và giáo viên. Tất cả các giáo viên đều nhận xét là rất cần và cần. Không có giáo viên nào cho là bình thường và không cần. Song kết quả này của sinh viên lại không cao, họ không cho rằng phương pháp này là phương pháp ưu việt.

Phân tích kết quả trên cho thấy phải chăng một mặt là do giáo viên sử dụng phương pháp này quá ít. Do đó sự hiểu biết của sinh viên về phương pháp này còn hạn chế, mặt khác có thể do kỹ thuật tổ chức tình huống học tập chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả và hứng thú đối với sinh viên hoặc nữa do các em có thói quen học tập thầy giảng trò ghi ( phương pháp dạy học truyền thống lâu nay vẫn diễn ra ở các cấp học). Nên việc học tập theo phương pháp tình huống đòi hỏi mình tự tìm tòi tri thức và vận dụng tri thức để giải quyết tình huống thực tiễn đối với sinh viên là một vấn đề mới và khó.

- Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về phương pháp tình huống. Chúng tôi đặt câu hỏi 3 ( phụ lục 2), và kết quả thu được như sau:

+ 4,5 % sinh viên cho rằng phương pháp tình huống là tên gọi khác của dạy học nêu vấn đề.

+ 66 % sinh viên cho rằng phương pháp tình huống là phương pháp độc lập với dạy học nêu vấn đề.

+ 29, 5 % sinh viên cho rằng phương pháp tình huống là một mức độ của dạy học nêu vấn đề.

Nhìn vào kết quả trên chúng tôi thấy đã có hơn nửa số sinh viên được hỏi trả lời đúng về phương pháp tình huống. Tuy nhiên số sinh viên nhầm lẫn giữa dạy học nêu vấn đề và phương pháp dạy học tình huống còn chiếm tỷ lệ khá cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhận thức sai về vai trò của phương pháp này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để tìm hiểu việc sử dụng phương pháp tình huống của các giáo viên, chúng tôi đặt câu hỏi cho các sinh viên: “ Thầy, cô bạn thường sử dụng phương pháp tình huống khi dạy bài nào? Kết quả thu được như sau:

+ 60 % sinh viên trả lời dạy bài tìm hiểu tri thức mới. + 62,5 % sinh viên trả lời dạy bài ôn luyện.

Như vậy đối chiếu kết quả trên với kết quả thu được của phiếu hỏi giáo viên là tương đối tương đồng. Điều đó cho ta thấy các giáo viên sử dụng phương pháp tình huống khá linh hoạt vào tất cả các loại bài khác nhau.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 36)