- Khó khăn cơ bản, cản trở việc sử dụng phương pháp tình huống một
2.2.4.1 Quy trình sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học Tiết 2 ( thuộc chương II Giáo dục và sự phát triển nhân cách) 2.2.1 Bẩm
Tiết 2 ( thuộc chương II Giáo dục và sự phát triển nhân cách). 2.2.1 Bẩm sinh – Di truyền
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của dạy học bằng phương pháp tình huống. Vì ở đó diễn ra sự ủy thác của giáo viên. Trong bước này, giáo viên cần phải thực hiện các công việc sau.
Thứ nhất: Xác định mục tiêu và nội dung giảng dạy cụ thể, mà thông qua tình huống học viên phải đạt được.
* Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu, phân tích được khái niệm Bẩm sinh – di truyền.
- Học sinh phân tích được vai trò của yếu tố Bẩm sinh – di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng vai trò của yếu tố Bẩm sinh- Di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của bản thân.
3. Thái độ:
- Sinh viên có cái nhìn khách quan về vai trò của yếu tố Bẩm sinh - di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
- Học sinh có thái độ tích cực sáng tạo và rèn luyện nhân cách cho bản thân
* Nội dung cụ thể tiết 2: 2.2.1 Yếu tố bẩm sinh di truyền. a. Khái niệm BS – DT.
b. Vai trò của yếu tố BS – DT đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
c. Kết luận sư phạm.
- Thứ hai: Yêu cầu khi thiết kế tình huống.
+ Căn cứ vào nguyên tắc thiết kế bài giảng theo phương pháp tình huống ( Chương I cơ sở lí luận).
+ Căn cứ vào đơn vị kiến thức cơ bản đã xác định ở đây là tiết 2 chương II “ Giáo dục và sự phát triển nhân cách”.
+ Đọc tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy của tiết 2 chương II.
+ Tham khảo tình huống trong dạy học qua các sách bài tập Giáo Dục học của Phạm Viết Vượng và một số tài liệu khác.
+ Tìm kiếm một số tình huống ở thực tiễn có liên quan, tiến hành phân loại, xử lý hiệu chỉnh các tình huống cho phù hợp với nội dung tiết 2 chương II: “Giáo dục và sự phát triển nhân cách” .
Từ những yêu cầu khi thiết kế tình huống chúng tôi đã xây dựng được một số tình huống sau.
Thứ ba: Lựa chọn tình huống cho dạy học.
Ở tiết 2 về yếu tố bẩm sinh di truyền chúng tôi sưu tầm lựa chọn được tình huống để sử dụng vào bài dạy, cụ thể là:
Tình huống 2, 3 sử dụng trong quá trình dạy tiết 2 phần yếu tố Bẩm sinh – di truyền ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách.
Tình huống 2: NHỮNG THẮC MẮC CỦA NAM ( Xem chi tiết phụ lục 7)
Tình huống 3: LÝ GIẢI TẠI SAO VỀ CÁC GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU THẾ HỆ XUẤT SẮC CÙNG MỘT LĨNH VỰC. ( Xem chi tiết phụ lục 7)
Thứ tư: Trình độ nhận thức, kinh nghiệm và các đặc điểm tâm lý – xã hội của sinh viên.
Hầu hết tất cả những sinh viên đều có trình độ nhận thức khá, mặc dù họ là những sinh viên năm thứ nhất nhưng họ cũng có những cái nhìn đa dạng và phong phú về sự vật hiện tượng xung quanh. Họ đều là những sinh viên trẻ, năng động, nhiệt tình muốn khám phá cái hay, cái mới nên mong muốn trong giời học phải sôi nổi và giao lưu được với mọi người.
Khi bắt đầu học cao đẳng, cũng coi đây là một bước ngoặt của cuộc đời. Lần đầu tiên sống xa gia đình không có sự chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ. Nên mọi việc phải tự lập cho nên họ trong giai đoạn này đã có sự trưởng thành vượt bậc trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của bản thân.
Tuy nhiên, họ mới bước vào đời nên mọi việc đều còn rất bỡ ngỡ, là những thanh niên mới lớn vì thế thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xung quanh. Đôi khi giải quyết vấn đề không được hợp tình hợp lí chính vì thế khi gặp một mâu thuẫn trong thực tế họ ít có khả năng tự mình giải quyết thấu đáo vấn đề.
Thứ năm: Các câu hỏi được sử dụng trong các tình huống là.
* Phần câu hỏi dành cho các tình huống trên.
Tình huống 2:
1. Từ việc lý giải các trường hợp trên, bạn hãy cho biết di truyền, bẩm sinh có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
2. Bạn rút ra kết luận sư phạm gì cho bản thân trong hoạt động sư phạm?
Tình huống 3:
1. Bạn bình luận 2 quan điểm trên như thế nào?
2. Quan điểm của bạn giải thích cho hiện tượng trên là gì?
* Phương tiện cần thiết để sử dụng cho việc giải quyết các tình huống trên là:
Giấy Ao, bút dạ, nam châm dán bảng.
Thứ sáu: Lập kế hoạch thực hiện và dự kiến những tình huống phát sinh.
* Lập kế hoạch thực hiện: Tiết 2 ( thuộc chương II Giáo dục và sự
phát triển nhân cách). 2.2.1 Bẩm sinh – Di truyền
- Mục tiêu bài giảng.( Xem ở phần thứ nhất) - Nội dung cần xác định:
Học sinh cần phải nắm và hiểu được khái niệm về BS – DT là gì? Bẩm sinh là những đặc điểm của cơ thể khi mới sinh ra đã có.
Di truyền là những thuộc tính về sinh học, những đặc điểm và những phẩm chất nhất định của thế hệ trước được tái tạo ở thế hệ sau (ghi lại trong chương trình gen)
- Hoạt động của giáo viên và học sinh.
GV sử dụng câu hỏi vấn đáp hỏi sinh viên về khái niệm bẩm sinh – di truyền là gì?
HS trả lời: ( dự kiến câu trả lời) Sinh viên trả lời tương đối chính xác với đáp án. Hoặc sinh viên trả lời lệch so với đáp án thì giáo viên phải hỏi sinh viên khác hoặc gợi ý để sinh viên trả lời đúng.
Thời gian dự kiến cho việc tìm hiểu khái niệm này là 5 phút.
Học sinh cần phải nắm và hiểu được vai trò của yếu tố BS – DT đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, kết luận sư phạm.
BS –DT ảnh hưởng đến chiều hướng và tốc độ của sự phát triển nhân cách.
BS – DT chỉ được nảy nở và phát huy tác dụng đối với sự phát triển nhân cách trong những điều kiện XH nhất định và tùy thuộc vào tính tích cực hoạt động của cá nhân
Ảnh hưởng của BS- DT có thể không cố định mà còn tùy thuộc vào chỗ con người ở giai đoạn nào của sự phát triển và ở môi trường nào.
Bẩm sinh – di truyền có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách nhưng nó chỉ là tiền đề vật chất cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Tóm lại: Cần chú ý đúng mức đến vai trò của yếu tố BS- DT trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu xem nhẹ ảnh hưởng của yếu tố này
thì vô hình chung chúng ta bỏ qua yếu tố tư chất tiền đề thuận lợi cho sự phát triển nhân cánh.
Ngược lại nếu tuyệt đối hóa hoặc đánh giá quá cao ảnh hưởng của nhân tố này sẽ dẫn đến sai lầm về nhận thức luận, dẫn đến chính sách giáo dục phản động hoặc phủ nhận khả năng biến đổi bản chất con người cũng như hạ thấp vai trò của giáo dục và tự giáo dục.
KLSP: Trong giáo dục trẻ cô giáo phải hết sức đến bản tính tự nhiên của
trẻ, quan tâm, phát hiện và vun xới những năng khiếu và những hướng thú của trẻ.
Cô không nên đánh giá quá cao hoặc tuyệt đối hóa vai trò của di truyền trong sự phát triển nhân cách của trẻ, đặc biệt là trong quá trình hình thành các phẩm chất tâm lý nhân cách.
- Hoạt động của giáo viên và học sinh.
GV: Để tìm hiểu phần vai trò của yếu tố này thì giáo viên đã cho sinh viên tiến hành thảo luận theo nhóm ( chia lớp thành 4 nhóm).
SV tích cực thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. GV: Chốt ý
- Thời gian thảo luận cho vai trò của yếu tố BS – DT là 20 phút. - Tình huống dự định là tình huống 2 ( Xem ở phụ lục 7).
Củng cố lại phần vai trò của yếu tố BS – DT đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Nội dung cần đạt: Khẳng định lại vai trò của yếu tố BS – DT đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Hoạt động của giáo viên và học sinh.
GV: Để củng cố lại phần vai trò của yếu tố này thì giáo viên đã cho sinh viên tiến hành thảo luận theo nhóm ( chia lớp thành 4 nhóm).
GV: Chốt ý
- Thời gian thảo luận củng cố lại vai trò của yếu tố BS – DT là 15 phút. - Tình huống dự định là tình huống 3 ( Xem ở phụ lục 7).
* Dự kiến những tình huống phát sinh.
Trong cuộc thảo luận giữa các nhóm nảy sinh mâu thuẫn là không có sự thống nhất giữa các ý kiến.
Hay trong cuộc thảo luận bị rẽ theo một hướng khác mà giáo viên cũng bị cuốn theo, không kìm chế được tình cảm.
Thậm trí có thể cháy giáo án khi sinh viên nhiệt tình thảo luận một tình huống hay nào đó.
* Bước 2: Giai đoạn thực hiện
Thứ nhất: Giáo viên giới thiệu tình huống và nêu yêu cầu mà sinh viên cần phải thực hiện. Cung cấp thông tin về tình huống số 2 “NHỮNG THẮC MẮC CỦA NAM” bằng một tờ giấy A4 đã được giáo viên chuẩn bị sẵn.
Thứ hai: Làm việc cá nhân và theo nhóm
Tóm tắt tình huống: Bố Nam đi họp phụ huynh cho Nam cô giáo chủ nhiệm khen Nam rất nhiều, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm của chị gái Nam cũng khen rất nhiều. Bố Nam rất tự hào và đã mua tặng Nam quyển sách về các danh nhân thế giới trong đó có kể về hai danh nhân là Môza và T. Edison.
Nêu vấn đề cần giải quyết:
Học sinh phải thảo luận hai câu hỏi sau và đưa ra ý kiến của nhóm mình. Câu hỏi 1: Từ việc lý giải các trường hợp trên, bạn hãy cho biết di truyền, bẩm sinh có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Câu hỏi 2: Bạn rút ra kết luận sư phạm gì cho bản thân trong hoạt động sư phạm?
Từ hiện tượng trong thực tế liên quan đến yếu tố bẩm sinh, di truyền giúp sinh viên rèn luyện cách phát hiện vấn đề, đề ra giả thuyết, lý giải về ảnh hưởng của di truyền đế sự hình thành và phát triển nhân cách.
Trong khâu này chúng tôi hướng dẫn sinh viên thảo luận nhóm. Mỗi nhóm có 15 phút để vừa đọc tình huống vừa thảo luận câu hỏi ở bên dưới mỗi tình huống. Câu hỏi tình huống 2. Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng để điều hành công việc của nhóm và một thư kí ghi lại ý kiến của các thành viên nhóm mình trong quá trình thảo luận, hết giờ các nhóm cử đại diện nhóm của mình lên báo cáo kết quả vừa thảo luận được. Trong quá trình thảo luận của các nhóm về tình huống 2,3 thì giáo viên có thể đi đến từng nhóm để đôn đốc, hỗ trợ các nhóm khi gặp khó khăn.
Hết giờ thảo luận giáo viên mời đại diện của từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác ngồi theo dõi lắng nghe sau đó bổ sung ý kiến của nhóm mình.
Sau khi các nhóm báo cáo xong kết quả thảo luận của nhóm mình, thì giáo viên đi đến tổng kết. Bẩm sinh – di truyền có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách nhưng nó chỉ là tiền đề vật chất cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
* Giai đọan tổng kết bài học
Giáo viên tổng kết lại vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách bằng câu hỏi vấn đáp gọi học sinh lên trả lời. Sau đó một lần nữa giáo viên kết luận lại trước lớp.