Quy trình sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học Tiết 3 ( thuộc chương II Giáo dục và sự phát triển nhân cách) 2.2.3 Yếu

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 55)

- Khó khăn cơ bản, cản trở việc sử dụng phương pháp tình huống một

2.2.4.2 Quy trình sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học Tiết 3 ( thuộc chương II Giáo dục và sự phát triển nhân cách) 2.2.3 Yếu

Tiết 3 ( thuộc chương II Giáo dục và sự phát triển nhân cách). 2.2.3 Yếu tố môi trường

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của dạy học bằng phương pháp tình huống. Vì ở đó diễn ra sự ủy thác của giáo viên. Trong bước này, giáo viên cần phải thực hiện các công việc sau.

Thứ nhất: Xác định mục tiêu và nội dung giảng dạy cụ thể, mà thông qua tình huống học viên phải đạt được.

* Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu, phân tích được khái niệm môi trường.

- Học sinh phân tích được vai trò của yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng vai trò của yếu tố môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của bản thân.

3. Thái độ:

- Sinh viên có cái nhìn khách quan về vai trò của yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.

- Học sinh có thái độ tích cực sáng tạo và rèn luyện nhân cách cho bản thân

* Nội dung cụ thể tiết 2: 2.2.3 Yếu tố môi trường. a. Khái niệm môi trường.

b. Vai trò của yếu tố môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

c. Kết luận sư phạm.

- Thứ hai: Yêu cầu khi thiết kế tình huống.

+ Căn cứ vào nguyên tắc thiết kế bài giảng theo phương pháp tình huống ( Chương I cơ sở lí luận).

+ Căn cứ vào đơn vị kiến thức cơ bản đã xác định ở đây là tiết 3 chương II “ Giáo dục và sự phát triển nhân cách”.

+ Đọc tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy của tiết 3 chương II.

+ Tham khảo tình huống trong dạy học qua các sách bài tập Giáo Dục học của Phạm Viết Vượng và một số tài liệu khác.

+ Tìm kiếm một số tình huống ở thực tiễn có liên quan, tiến hành phân loại, xử lý hiệu chỉnh các tình huống cho phù hợp với nội dung tiết 3 chương II: “Giáo dục và sự phát triển nhân cách” .

Từ những yêu cầu khi thiết kế tình huống chúng tôi đã xây dựng được một số tình huống sau.

Thứ ba: Lựa chọn tình huống cho dạy học.

Ở tiết 3 về yếu tố môi trường chúng tôi sưu tầm lựa chọn được tình huống để sử dụng vào bài dạy, cụ thể là:

Tình huống 4 sử dụng trong quá trình dạy tiết 3 phần yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách.

Tình huống 4: LAN SẼ QUYẾT ĐỊNH RA SAO? ( Xem phụ lục 7)

Thứ tư: Trình độ nhận thức, kinh nghiệm và các đặc điểm tâm lý – xã hội của sinh viên.

Hầu hết tất cả những sinh viên đều có trình độ nhận thức khá, mặc dù họ là những sinh viên năm thứ nhất nhưng họ cũng có những cái nhìn đa dạng và phong phú về sự vật hiện tượng xung quanh. Họ đều là những sinh viên trẻ, năng động, nhiệt tình muốn khám phá cái hay, cái mới nên mong muốn trong giời học phải sôi nổi và giao lưu được với mọi người.

Khi bắt đầu học cao đẳng, cũng coi đây là một bước ngoặt của cuộc đời. Lần đầu tiên sống xa gia đình không có sự chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ. Nên mọi việc phải tự lập cho nên họ trong giai đoạn này đã có sự trưởng

thành vượt bậc trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của bản thân.

Tuy nhiên, họ mới bước vào đời nên mọi việc đều còn rất bỡ ngỡ, là những thanh niên mới lớn vì thế thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xung quanh. Đôi khi giải quyết vấn đề không được hợp tình hợp lí chính vì thế khi gặp một mâu thuẫn trong thực tế họ ít có khả năng tự mình giải quyết thấu đáo vấn đề.

Thứ năm: Các câu hỏi được sử dụng trong các tình huống là.

* Phần câu hỏi dành cho các tình huống trên.

Tình huống 4:

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w