SLYK Mức độ

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 75)

- Khó khăn cơ bản, cản trở việc sử dụng phương pháp tình huống một

1, Nếu bạn là Lan, bạn sẽ quyết định như thế nào? Tại sao?

SLYK Mức độ

Mức độ

Văn – Địa Văn – Sử Chung

SLYK TL % SLYK TL% SLYK TL %

a 33 68,75 26 54,17 59 1,46

b 15 31,25 22 45,83 37 38,54

c 0 0 0 0 0 0

d 0 0 0 0 0 0

Số liệu ở bảng 18 cho ta thấy, sinh viên thích tiết học Giáo dục học có sử dụng tình huống dạy học ở mức độ cao: 68,75 % số ý kiến cho rằng “ rất hứng thú”, có 31,25 % số sinh viên có ý kiến là “hứng thú” và không có sinh viên nào cảm thấy tẻ nhạt và bình thường.

Trò chuyện cùng với một số sinh viên sau giờ giảng, chúng tôi nhận thấy các em đều có chung suy nghĩ giờ học trôi qua nhanh hơn mà không hề cảm thấy mệt mỏi. Cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình học bài mới.

Suy nghĩ của các bạn sinh viên rất thống nhất với những gì chúng tôi quan sát được trong giờ học. Khi tình huống được giới thiệu cho cả lớp hoặc chia nhóm, các em đều rất háo hức, nhanh chóng di chuyển, tập chung thảo luận và đưa ra ý kiến của mình, của nhóm. Thậm trí các em còn “tranh cãi” rất sôi nổi để tìm ra được những tri thức đúng ( tình huống 2,4,8,9).

Chính vì thế khi được hỏi: “ Bạn có mong muốn được học tiếp tục những giờ học có sử dụng tình huống dạy học không? Tại sao? Thì 100% sinh viên đều mong muốn được học những giờ như thế. Các em còn đưa ra các lý do rất phong phú, mà theo chúng tôi đó là những ưu thế của dạy học tình huống, tác động tới thái độ, tư duy, nhận thức về kinh nghiệm sống và các kỹ năng xã hội khác. Dưới đây là một số lý giải tiêu biểu của sinh viên.

“ Những giờ học vừa qua làm cho em phải tư duy nhanh chóng, mình có thể, thể hiện ngay kiến thức đã có do vậy mình sẽ còn biết hổng ở đâu mà để san lấp”.

Đem lại kiến thức ngay trong đầu, bỏ qua kiểu học hình thức sách vở đồng thời lại liên hệ, kết dính các kiến thức”.

“Thầy và trò cùng xây dựng bài học. Nói chung sinh viên tiếp thu kiến thức một cách chủ động”.

* Những tác động tới thái độ của sinh viên.

“ Em thấy mình hăng say giải quyết tình huống, giờ học rất thoải mái không còn nặng nề”.

“ Giờ học rất lý thú, những tiết học trước em thấy không hứng thú lắm. Hôm nay em được học một phương pháp mới rất hay và em thấy rất vui. Em hy vọng sau này em đi dạy cũng vận dụng phương pháp này”.

* Những tác động tới kỹ năng xã hội khác.

“ Em thấy kiến thức Giáo dục học không còn khô cứng nữa mà còn rất sinh động, thực tế là chính cuộc sống”.

“ Em được tham khảo ý kiến của bạn, của thầy. Vừa học vừa giao lưu tranh luận để tìm cách giải quyết đúng đắn nhất. Em được hiểu thêm những điều mà em chưa biết.”

“ Em thấy không nhàm chán khi học. Em thích nhất là từ tình huống mình có thể đưa ra kết luận bằng kiến thức của mình chứ không phải giáo viên đưa ra kết luận. Tình huống có tác dụng định hướng hình thành nên kết quả”.

“ Nói chung em học thêm nhiều kinh nghiệm sống, rèn luyện tác phong sư phạm nữa. Vì em phải nên nói trước rất đông các bạn và còn được bảo vệ ý kiến của mình”.

Có thể nói, những lý giải của sinh viên đã thể hiện một phần thành công của thực nghiệm. Song chúng tôi muốn tìm hiểu thực chất tác động của giờ học tới hoạt động của sinh viên như thế nào. Chúng tôi đặt cho các em câu hỏi số 2.

Những giờ học vừa qua, bạn đã làm việc như thế nào?

a. Rất tích cực suy nghĩ để giải quyết tình huống. b. Bình thường như bao buổi học khác.

c. Làm việc riêng. Kết quả thu được là:

Bảng 19:

So sánh mức độ hoạt động của sinh viên nhóm lớp thực nghiệm với lớp đối chứng.

SLYKMức độ Mức độ

Văn – Địa Văn – Sử Chung

SLYK TL % SLYK TL% SLYK TL %

a 43 89,58 39 81,25 82 85,42

b 5 10,42 7 14,58 12 12,5

c 0 0 2 4,17 2 2,08

Với 85,42 % số sinh viên tích cực tư duy trong giờ học thực nghiệm, chứng tỏ đa số sinh viên đã bị cuốn hút vào bài giảng với các tình huống hấp dẫn tự nhiên. Song vẫn còn 12,5 % sinh viên vẫn coi giờ như những giờ khác, và có 2,08 % sinh viên làm việc riêng trong giờ. Chính điều này đã phản ánh những khía cạnh còn hạn chế trong giờ học thực nghiệm. Kết hợp quan sát trong quá trình dạy, chúng tôi nhận thấy một vài sinh viên chưa tích cực thảo luận. Khi các thành viên khác của nhóm tập trung thảo luận thì một số sinh viên chỉ ngồi tập trung vào nhóm nhưng không tham gia tiến hành thảo luận cùng các bạn khác trong nhóm.

Vì sao lại hiện tượng đó? Trong thực tế, chúng ta thật khó có thể lôi cuốn tất cả sinh viên trong lớp đều tham gia tích cực vào bài giảng. Do đặc trưng chuyên ngành học của sinh viên lớp xã hội. Hơn nữa cũng thể do quá trình điều khiển lớp, khuyến khích sinh viên của chúng tôi còn hạn chế. Dạy học tình huống không nhất thiết có một đáp án nhưng giáo viên phải thể thức hóa tri thức liên quan đến tài liệu mà sinh viên dùng để ôn tập và thi. Vì thế người giáo viên cần có khả năng phân tích, khả năng khái quát ý kiến giải quyết tình huống dạy học của sinh viên.

- Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của qua trình sử dụng phương pháp tình huống đến hoạt động ghi bài của sinh viên. Chúng tôi đặt cho sinh viên câu hỏi tiếp theo.

Câu 3: Trong những giờ học có sử dụng phương pháp tình huống , bạn

ghi bài như thế nào?

a. Ghi theo ý kiến.

b. Ghi tất cả những gì giáo viên và các bạn nói. c. Không ghi được gì.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 20:

So sánh cách ghi bài của nhóm sinh viên lớp thực nghiệm với lớp đối chứng.

SLYKMức độ Mức độ

Văn – Địa Văn – Sử Chung

a 33 68,75 31 64,58 64 66,67

b 6 12,5 12 25 18 18,75

c 9 18,75 5 10,42 14 14,58

Đa số sinh viên ghi bài theo ý hiểu chiếm 66,67% số ý kiến. Song bên cạnh đó còn 18,75 % số sinh viên ghi tất cả những gì giáo viên và bạn bè nói, nhất là có tới 14,58% số sinh viên không ghi được gì.

Qua đây chúng tôi nhận thấy tỷ lệ sinh viên không ghi được bài khá cao. Theo chúng tôi nguyên nhân bắt nguồn từ hai phía:

Về phía giáo viên do khả năng điều khiển còn hạn chế nên chưa kết hợp hài hòa các yêu cầu cần có của một bài giảng ( sinh viên hiểu bài, ghi nhớ, vận dụng và ghi chép những vấn đề cơ bản).

Về phía sinh viên do lần đầu tiên được học theo phương pháp tình huống, chủ yếu là thảo luận và phát biểu ý kiến. Họ phải trải nghiệm và thích nghi nên tri thức đã được xây dựng trong đầu.

Hơn nữa do sự cuốn hút vào quá trình tranh luận suy nghĩ nên một số sinh viên không kịp ghi hoặc chưa có kỹ năng ghi, không muốn ghi.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w