Đánh giá của sinh viên và giáo viên dạy môn Giáo dục học về các tình huống dạy học.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 79)

- Khó khăn cơ bản, cản trở việc sử dụng phương pháp tình huống một

1, Nếu bạn là Lan, bạn sẽ quyết định như thế nào? Tại sao?

3.3.3 Đánh giá của sinh viên và giáo viên dạy môn Giáo dục học về các tình huống dạy học.

các tình huống dạy học.

* Nhận xét của sinh viên về tình huống dạy học được sử dụng trong tiết học thực nghiệm.

Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 để tìm hiểu ý kiến đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về tình huống dạy học mà chúng tôi đã sử dụng trong bài giảng.

Câu 4: Bạn có nhận xét như thế nào về những tình huống dạy học được

sử dụng trong các tiết học vừa qua?

a. Thực tế, khiến bạn phải tư duy.

c. Rất tẻ nhạt, không ăn nhập với kiến thức bài học. Và kết quả thu được như sau:

Bảng 21:

Nhận xét của sinh viên lớp thực nghiệm về tình huống dạy học đưa vào bài giảng.

SLYKMức độ Mức độ

Văn – Địa Văn – Sử Chung

SLYK TL % SLYK TL% SLYK TL %

a 48 100 48 10

0

96 100

b 0 0 0 0 0 0

c 0 0 0 0 0 0

Kết quả thu được là 100 % số ý kiến cho rằng hệ thống tình huống dạy học đó rất sát thực, đã kích thích các sinh viên tư duy và mong muốn giải quyết nó.

Cũng trong câu hỏi này chúng tôi đưa ra một ý mở: “ Trong những tình huống bạn đã giải quyết, bạn thích tình huống nào nhất? Vì sao?”

Câu trả lời của sinh viên rất đa dạng và phong phú với tất cả các tình huống dạy học mà chúng tôi đã vận dụng. Có ý kiến cho rằng: “ Tình huống nào em cũng thích vì nó giúp em bộc lộ mình, nhạy bén với khả năng tư duy, nhận thức vấn đề sâu sắc, chính xác”. Còn một số em thì cho rằng: “ Nói chung các tình huống vừa có sự liên hệ từ thực tế lại vừa mang tính nghề nghiệp rất cần cho sinh viên sư phạm”.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của sinh viên, chúng tôi nhận thấy sinh viên tập trung vào một số tình huống sau:

- Tình huống 1: Nhân cách của Thắng còi đã phát triển như thế nào? - Tình huống số 5: Đặc biệt là tình huống kể về Nguyễn Sơn Lâm

- Tình huống 6: Điều gì quyết định chất lượng dạy và học. - Tình huống 7: Thắc mắc của Hưng.

- Tình huống 9: Chỉ cần học giỏi là đủ.

Sinh viên giải thích nguyên nhân thích thú hoặc có ấn tượng với tình huống nào đó xuất phát từ tính hiện thực của tình huống: Là tấm gương sáng để noi theo ( Thắng còi, Nguyễn Sơn Lâm). Những vấn đề bức xúc và phổ biến trong thực tế giáo dục, nguyên nhân học kém, học chưa hiệu quả, giáo dục phát triển toàn diện nhân cách. Sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Các tình huống không chỉ xảy ra ở hoạt động sư phạm mà còn ở nhiều các lĩnh vực khác liên quan đến các kỹ năng sống. Ở tình huống 6 và 9, có sinh viên đã bộc bạch: “ Tình huống đã huy động được kiến thức rộng, sâu gây thảo luận sôi nổi và chủ động tham gia của sinh viên. Em thấy kiến thức Giáo dục học không còn trong sách vở mà rất sống động trong thực tế”

“ Là vấn đề rất thiết thực, thường gặp trong cuộc sống. Nó đề cập đến lĩnh vực quan trọng trong giáo dục là giáo dục toàn diện nhân cách. Đó là hành trang tốt cho người ta bước vào đời”.

“ Là vấn đề đang được quan tâm trong xã hội ngày nay, gần gũi với đời thường và có nhiều cách lý giải xung quanh vấn đề đó. Vì thế giải quyết nó cho người học kiến thức sâu sắc hiểu biết kĩ năng sống. Em sẽ vận dụng vào trong việc giáo dục con cái mình sau này”.

Tình huống không chỉ giúp sinh viên lĩnh hội tri thức giáo dục học mà còn góp phần rèn luyện cho sinh viên sư phạm những kỹ năng cần thiết: “ Ở tình huống 7 em phải giải quyết bằng cách nhập vai, qua đó khái quát được tri thức Giáo dục học đồng thời nói được điều có thật trong thực tế không chỉ đối với sinh viên sau này mà em sẽ tiếp xúc mà còn cần cho chính bản thân em khi suy nghĩ về phương pháp học của mình”.

“ Tình huống đã nêu ra nhiều vấn đề thảo luận. Đặt cho người học những thắc mắc phải đi sâu tìm hiểu, nhất là vừa đòi hỏi tri thức Giáo dục học vừa đòi hỏi sự khéo léo trong ứng xử sư phạm”.

Trên đây là một số nhận xét từ phía người học. Trong những giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi mời giáo viên dạy lớp đó đến dự. Sau mỗi buổi thực nghiệm chúng tôi đều trao đổi với nhau về tình huống, cách vận dụng và điều khiển tình huống dạy học.

* Nhận xét của một số giáo viên dạy Giáo dục học về các tình huống dạy học.

Theo giáo viên Lê Thị Phiên – Giáo viên giảng dạy lớp Văn – Sử A, hệ thống tình huống dạy học khá điển hình về thực tiễn, phù hợp với bài dạy. Tuy nhiên cần xem xét để cô đọng hơn, nếu không mất nhiều thời gian để sinh viên đọc tình huống.

Một số giáo viên khác cũng đưa ra những nhận xét rất sát thực như: “Dạy học sử dụng tình huống rất hay nhưng phải chú ý điều khiển sinh viên điều khiển linh hoạt và rút ra những ý kiến chính xác nhất để sinh viên ghi chép làm tư liệu học”. “ Việc chuẩn bị tình huống mất nhiều thời gian đòi hỏi giáo viên phải có năng lực và tâm huyết. Đổi mới phương pháp bao giờ cũng kéo theo sự chuẩn bị nhiều thứ. Thực nghiệm phải tính đến yếu tố khả thi nghĩa là sau này trong điều kiện nhà trường như vậy cũng có thể sử dụng được phương pháp. Nhiều khi thực nghiệm rất hiệu quả nhưng dạy cả chương trình Giáo dục học vận dụng thường xuyên thì không đủ thời gian”.

Những ý kiến của giáo viên giảng dạy không chỉ đề cập đến giờ dạy thực nghiệm mà phần nào phản ánh được suy nghĩ và thực trạng sử dụng cũng như một số khó khăn khi vận dụng bất kỳ một phương pháp nào. Đó là những ý kiến đóng góp giúp chúng tôi tìm được nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công của thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w