Chất lượng tăng trưởng kinh tế không chỉ chịu ảnh hưởng lớn từ kết quả hoạt động của các khu vực kinh tế mà còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trong chương 1 và 2 khi xem xét yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu nghiên cứu đã đề cập tới yếu tố Tổng các nhân tố tổng hợp TFP như nhân tố đại diện cho tiến bộ kỹ thuật, thể chế, hiệu quả của lao động…Hiệu quả sử dụng các nguồn lực như vốn lao động, tài nguyên… trong tăng trưởng một mặt cũng góp phần nâng cao TFP nhưng nếu được xen xét riêng sẽ cho chúng ta cách nhìn nhận và đánh giá cụ thể đồng thời có giải pháp sử dụng chúng có hiệu quả hơn.
Trước hết chúng ta hãy xem xét tình hình năng suất lao động của tỉnh thông qua xem xét mức GDP/lao động cũng như VA/Lao động của các khu vực trong nền kinh tế của tỉnh. Hình 2.5. Mô tả năng suất lao động của tỉnh Trà Vinh có thể thấy rằng xu thế tăng lên là xu thế chung trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chỉ ngành thương nghiệp có xu hướng giảm. Năng suất lao động chung luôn cao hơn của nông nghiệp, công nghiệp, khách sạn, nhà hàng và thương nghiệp. Năng suất lao động ngành xây dựng có xu hướng tăng dần từ thấp hơn năng suất chung năm 2006 lên cao hơn năm 2010. Năng suất lao động nông nghiệp thấp hơn năng suất chung đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chung bởi vì khu vực này còn đang là thu hút khoảng 53,71% lao động của tỉnh trong khi đó sản lượng khu vực này lại thấp. Thương mại cũng là một ngành có số lao động làm việc đông nhưng năng suất lao động giảm dần từ cao hơn năng suất lao động chung năm 2006 giảm dần đến năm 2008 thì thấp hơn. Năng suất lao động của các ngành dịch vụ khác là cao nhất nhưng số lao động trong khu vực này chỉ chiếm khoảng hơn 5,4%.
(Nguồn: Niêm giám thống kê, báo cáo thực hiện Nghị quyết 2006- 2011, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2012 của UBND tỉnh Trà Vinh)
Với tình hình này đã cho thấy cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hơn nữa đúng như lý thuyết kinh tế đã chỉ ra. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sẽ đạt được hai mục tiêu để nâng cao chất lượng tăng trưởng. Ngoài ra cũng cần phát triển mạnh dịch vụ, đây là ngành thu hút lao động nhiều đồng thời cũng là ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong phát triển.
- Hiệu quả sử dụng vốn:
(Nguồn: Số liệu tính toán Báo cáo thực hiện Nghị quyết 2006-2010, báo cáo thực hiện Nghị quyết năm 2011, năm 2012 của UBND tỉnh Trà Vinh)
Hiệu quả sử dụng đồng vốn được phản ánh qua hệ số ICOR thường được sử dụng trong phân tích kinh tế. Hiệu quả sử dụng vốn của tỉnh Trà Vinh thể hiện trên hình 2.6. Hệ số ICOR trong nền kinh tế tỉnh Trà Vinh có xu hướng tăng dần, năm 2006 là 3,23 và năm 2011 là 4,09 nên hệ số ICOR cả thời kỳ 2006-2011 là 3,62, hệ số này cao hơn rất nhiều so với mức chung của cả nước. Đây là xu hướng không tốt so với xu hướng chung về hiệu quả đầu tư ở Việt Nam.
Trong các khu vực kinh tế hệ số sử dụng vốn này tuy có sự khác biệt khá lớn. Khu vực nông nghiệp có hệ số ICOR là 2,63 trong cả thời kỳ 2006- 2011 và dao động liên tục, năm 2006 là 1,86 tăng lên 4,27 năm 2008 rồi giảm xuống 2,29 năm 2010, năm 2011 tăng lên 5,38, cho thấy rằng năm 2008 và 2011 hiệu quả sử dụng vốn không hiệu quả bằng các năm còn lại. Nhưng có thể khẳng định hiệu quả sử dụng vốn trong nông nghiệp là tương đối tốt hơn so với các ngành, mỗi đồng tăng giá trị gia tăng chỉ cần 2,63 đồng vốn.
Khu vực công nghiệp - xây dựng có hệ số ICOR cả thời kỳ 2006-2011 là 3,56, còn khu vực dịch vụ là 4,21 là khu vực có hệ số Icor cao nhất trong các khu vực tức hiệu quả sử dụng vốn trong dịch vụ là thấp nhất. Nhưng xu
hướng biến động ICOR của 02 khu vực này ngược với nông nghiệp, trong khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2006 hệ số này là 3,79 tăng lên 3,98 năm 2007 rồi giảm xuống 3,56 năm 2011; còn khu vực dịch vụ năm 2006 hệ số ICOR là 4,96 sau đó giảm dần còn 3,98 năm 2008, và tăng lên 5,05 năm 2009, năm 2010 tiếp tục giảm xuống còn 3,42, năm 2011 tiếp tục tăng lên là 4,07, hệ số này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn khu vực dịch vụ chưa tốt so với các khu vực.
Nhìn chung tình hình sử dụng vốn trong tăng trưởng của tỉnh Trà Vinh có chưa đạt hiệu quả cao do mỗi đồng giá trị tăng tăng thêm phải cần tới 3,62 đồng vốn. Trong khi đó hệ số ICOR của cả nước thời kỳ 2006-2011 chỉ là 2,34, vì vậy tỉnh cần phải có xu hướng tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực này.
- Hiệu quả sử dụng đất:
Tài nguyên đất đai được coi là tài nguyên quý hiến trong phát triển kinh tế. Với diện tích đất phù sa và đất phèn là chủ yếu, thời tiết thuận lợi để phát triển trồng các loại cây lúa nước, cây hàng năm như buổi, nhãn, chôm chôm, … nuôi trồng thủy sản, cây lâu năm như dừa, ….
Trong nông nghiệp, năng suất trên mỗi đơn vị diện tích hay năng suất đất thể hiện trình độ kỹ thuật trong sản xuất và cũng như thể hiện sự phát triển theo chiều sâu, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên năng suất các cây trồng của tỉnh Trà Vinh như lúa, mía, dừa, cói,… tương đối cao so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như lúa năng suất trung bình hàng năm tăng dần từ 4,43 tấn/ha năm 2006 lên 4,96 tấn/ha năm 2011, còn cói 7,01 tấn/ha lên và dừa 10,40 tấn/ha lên 11,88 tấn/ha, đạc biệt là mía từ 90,51 tấn/ha lên 106 tấn/ha. Năng suất nuôi trồng thủy sản cũng có xu hướng tăng từ 1,9 tấn/ha năm 2006 lên 3,08 tấn/ha năm 2011, tuy niên trong thời gian qua ngành này đã thiệt hại rất lớn vì vậy ngành này cần có giải pháp hợp lý như kiểm soát tốt con giống, môi trường, thời tiết,…. và áp dụng tiến bộ khoa học
vào sản xuất sẽ nâng năng suất ngành này lên rất lớn. Một số cây trồng khác như dừa năng suất cũng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp cải tạo vườn tạp làm tăng độ màu mỏ của đất và trồng xen cây khác hoặc trồng cây ăn trái kết hợp nuôi trồng thủy sản để tăng năng suất trên diện tích sử dụng đất. Cây lúa là một trong các loại cây lương thực chủ lực của tỉnh Trà Vinh chiếm diện tích khoảng 66% trong các loại cây trồng trong tỉnh, sản lượng hàng năm rất lớn nhưng chất lượng lúa chưa cao vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần phải có định hướng quy hoạch các vùng lúa cao sản có chất lượng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lương thực để nâng cao giá trị gia tăng của ngành này.
Hình 2.7: Năng suất nuôi trồng thủy sản và một số loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh (tấn/ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2006-2010 và 2007-2011)