Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh (Luận văn thạc sĩ kinh tế) (Trang 93)

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH

3.2.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Cho dù hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Trà Vinh đã đáp ứng được phần nào yêu cầu tăng trưởng kinh tế trong những năm qua. Nhiều dịch vụ hạ tầng được đánh giá cao và giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua đó góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Những điểm mạnh này cần được quan tâm phát huy nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tỉnh. Tuy nhiên hạ tầng cơ sở vẫn còn nhiều điểm phải hoàn

thiện hơn trong đó cần tìm hiểu thêm ý kiến của doanh nghiệp về điềm chưa hoàn thiện, cải thiện chất lượng hạ tầng và dịch vụ trong các khu Kinh tế, khu Công nghiệp, cố gắng nâng cao chất lượng đường bộ, internet, giảm thời gian cắt các dịch vụ viễn thông...

Hệ thống giao thông

Trước hết phải xác định: (1) Giao thông là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa; (2) Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh, để phát triển hệ thống giao thông hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội; (3) Phát triển giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi tỉnh đồng thời gắn với vùng đồng bằng sông Cửu Long, gắn với thành phố thành phố Hồ Chí Minh; (4) Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững hệ thống giao thông hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới các công trình giao thông mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhanh, chú ý đến các trục giao thông đối ngoại, các vùng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo và phục vụ an ninh quốc phòng; (5) Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn lực trong nước dưới mọi hình thức và từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển giao thông. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển giao thông, trước hết là giao thông đường bộ.

Giải pháp cụ thể:

- Mở rộng, nâng cấp các tuyến trục giao thông lớn nhằm đáp ứng yêu cầu giao thông cho phát triển trong thời gian tới như Quốc lộ 53, 54, 60, cầu

Cổ Chiên, tuyến tỉnh lộ 915B, 913, 911, 912 để kết nối Trà Vinh với tỉnh lân cận trong vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như ngoài vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm gia tăng giao lưu kinh tế - xã hội giữa các địa phương.

- Từng bước hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao thông đồng bộ; hiện đại, liên hoàn, thông suốt, quy mô phù hợp với từng vùng, từng địa phương trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại đường.

- Xây dựng và mở rộng nâng cấp các tuyến giao thông mới nội tỉnh, liên huyện kết nối với các trục đường quốc gia theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo thành các hành lang kinh tế mới, các không gian phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch, tạo môi trường lưu thông đối ngoại.

- Nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng bộ với kết cấu kỹ thuật hạ tầng khác, gắn kết liên thông với tỉnh lân cận.

- Phát triển nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn đến các vùng sâu, vùng xa đảm bảo thông suốt tới các điểm dân cư trong tỉnh.

Hệ thống Thông tin và truyền thông

Tiếp tục xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới Thông tin, truyền thông và Công nghệ thông tin của tỉnh đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn, tin cậy và phủ rộng trên địa bàn tỉnh.

Phát triển dịch vụ Thông tin, truyền thông theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; phát triển nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ mới, trong đó chú ý đến việc phát triển dịch vụ di động, Internet, thương mại điện tử và các dịch vụ khác.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn và phẩm chất, đủ khả năng giải quyết những vấn đề quản lý, điều hành, khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế, tham gia hội

nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Thu hút nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực Thông tin, truyền thông có trình độ tốt về làm việc tại tỉnh.

Phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ Thông tin trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Hạ tầng điện

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống lưới điện, cải thiện dịch vụ cung cấp điện đảm bảo dịch vụ ổn định và giá cả thấp nhờ khai thác lợi thế nguồn thủy điện cho các cơ sở sản xuất và dân sinh. Tiếp tục phát triển các nguồn thủy điện nhỏ, cấp điện tại chỗ cho các hộ dân, nâng cao tỉ lệ số hộ dùng điện nhất là vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, ngành điện còn có thể phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa trong các làng dân tộc . Triển khai nhanh dự án cung cấp điện sinh hoạt cho 20.000 hộ chưa có điện vùng đồng bào dân tộc, Dự án xây dựng Trung tâm điện lực huyện Duyên Hải.

Phối hợp với ngành điện để quản lý tốt hệ thống cơ sở hạ tầng điện và các nhà máy thủy điện đang hoạt động trên lãnh thổ bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.

Hệ thống hạ tầng thủy lợi

Thủy lợi phải đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, kết hợp phục vụ đa ngành, khai thác tổng hợp và đáp ứng cho yêu cầu chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản nói riêng và chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế của tỉnh nói chung. Do vậy phải tiến hành các giải pháp sau:

Phải phân chia các vùng để cung cấp nước dựa vào các đặc điểm về điều kiện tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu thủy văn, mạng lưới sông ngòi, ranh giới hành chính gồm các vùng như: Vùng sản xuất đất trồng lúa, trồng

màu và cây ăn trái, ...; vùng nuôi thủy sản nước lợ, vùng nuôi thủy sản nước mặn. Đối với vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vùng nuôi tôm sú phải có hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho ao nuôi và hệ thống nước thải riêng biệt tránh trình trạng 02 hệ thống này chung với nhau, khi ao nuôi có sự cố dịch bệnh nông dân thải nước ra ngoài ngoài hệ thống sẽ ảnh cho các ao khác trong khu vực hoặc cả vùng.

Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi; quản lý tốt hệ thống công trình, chuyển giao dần cho các tổ chức nông dân quản lý các công trình nhỏ.

Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ thủy lợi trong điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên nước phục vụ cho nghiên cứu qui hoạch, lập dự án, đánh giá tác động môi trường…

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thủy lợi: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý qui hoạch và cán bộ thực thi qui hoạch.

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thủy lợi để tranh thủ được nguồn vốn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ của các tổ chức trong nước, quốc tế để phát triển và bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp

Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh bằng các nguồn vốn đầu tư như nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn ODA, FDI, nguồn vốn các doanh nghiệp, ... bằng nhiều hình thức kêu gọi đầu tư như hình thức BOT, BT, PPP,... để tranh thủ nguồn vốn, các nhà đầu tư triển khai các cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế Định An, Khu công nghiệp Cầu Quan, Khu Công nghiệp Cổ Chiên,... và tiếp tục phát triển đồng bộ các Khu công nghiệp Long Đức, các cụm công nghiệp gắn với việc quy hoạch, phát triển các khu đô thị, khu dân cư, các ngành dịch vụ. Tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đồng thời tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất kinh doanh

thuận lợi, nhằm thu hút, lựa chọn các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến và bảo đảm vệ sinh môi trường vào các khu Kinh tế, khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. Có chính sách ưu tiên cho các loại hình công nghiệp mang lại nguồn thu ngân sách cao và giải quyết nhiều việc làm. Khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, cơ sở dạy nghề; các công trình hạ tầng xã hội như nhà ở, trường học, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao…, tạo điều kiện cải thiện đời sống cho người lao động, nhất là lao động di cư từ nơi khác đến các khu công nghiệp tập trung. Chú trọng công tác xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải độc hại. Cụ thể:

* Hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống các khu Kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo các mục tiêu đã đề ra, sao cho đồng bộ và hài hòa trong khu vực. Nhất là dựa vào lợi thế của từng vùng, thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với điều kiện phát triển, nhu cầu đầu tư và khả năng thu hút đầu tư.

* Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư; nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các nhà đầu tư nước ngoài.

* Thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng tất cả các khu Kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp để công bố, cắm mốc và tiến hành hoàn thành mặt bằng sớm nhằm tạo niềm tin vào các nhà đầu tư.

* Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự thông thoáng nhằm thu hút đầu tư thông qua các cơ chế chính sách và quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh.

* Tạo chính sách thu hút lao động và hỗ trợ đào tạo nghề; phát triển cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển các khu Kinh tế, khu công nghiệp,

cụm công nghiệp để có cơ sở bố trí hợp lý, đáp ứng yêu cầu lao động nghề cho các nhà đầu tư.

* Xây dựng đề án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 cuả Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh (Luận văn thạc sĩ kinh tế) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w