CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH
3.2.2. Hoàn thiện môi trường chính sách
Từ đánh giá xếp hạng về môi trường chính sách của VCCI trong thời gian qua cho thấy rằng môi trường chính sách tỉnh Trà Vinh tuy tỉnh vẫn thuộc vào nhóm có môi trường khá và tốt nhưng qua quá trình cải thiện môi truờng kinh doanh có nhiều vấn đề phát sinh về thứ hạng, với quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng tỉnh như thời gian qua, đồng thời với những biến động không lường của nền kinh tế thế giới trong thời gian tới nếu tỉnh không phấn đấu giữ vững và có những giải pháp hoàn thiện tốt môi trường chính sách sẽ gặp khó khăn để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên. Hoàn thiện môi trường chính sách là một trong các ưu tiên của tỉnh như chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ, lao động, cải cách thủ tục hành chính, minh bạch
hóa các hoạt động và thông tin như quy hoạch, kế hoạch phát triển…hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong kinh doanh như vay vốn, tiếp cận đất đai, ... và đặc biệt là phải cải thiện thật tốt 2/9 tiêu chí đã phân tích trên hình 2.11 như tiêu chí dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tiêu chí thiết chế pháp lý và hoàn thiện tốt hơn các tiêu chí còn lại để tạo môi trường đầu tư tốt hơn tạo điều kiện để huy động mọi nguồn lực đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Riêng đào tạo lao động sẽ trình bày trong mục 3.2.5. Phần dưới này sẽ trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện một loạt các chính sách.
Thực hiện tốt các định hướng và mục tiêu phân bổ nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, trong phân bổ nguồn lực cần phải bám sát chặt chẻ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tập trung dồn sức nguồn lực phân bổ cho các dự án thực sự bức xúc, phát huy ngay hiệu quả phục vụ cho nhu cầu lâu dài cho phát triển kinh tế của địa phương, cắt giảm những dự án đầu tư chưa phát huy ngay hiệu quả ở hiện tại khi nguồn lực chưa đảm bảo, để đầu tư giai đoạn sau. Trước hết là phải rà soát, bám sát tình hình triển khai các quy hoạch để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Hàng năm, dựa trên kết quả tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch cần có những đánh giá khả năng thực hiện các định hướng và mục tiêu đã đặt ra để có sự điều chỉnh quy hoạch vào 2015 và định hướng tiếp cho thời kỳ 2020-2030. Cần phải nghiêm túc bám sát thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch, hàng năm có đánh giá tình hình thực hiện để có định hướng điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch thiếu căn cứ và tùy tiện.
Cải cách thủ tục hành chính là khâu đầu tiên giúp cho giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong đó bao gồm:
và các văn bản dưới luật về tổ chức bộ máy nhà nước; Luật cán bộ, công chức và các Nghị định để cụ thể hóa Luật cán bộ, công chức… quán triệt thực hiện tốt trong bộ máy hành chính của tỉnh.
Về bộ máy hành chính tiếp tục cắt giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan quản lý nhà nước, tiếp tục đẩy nhanh thủ tuc hành chính được cải cách theo hướng "một cửa, một cửa liên thông", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính. Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiến hà, tham những của các công chức hành chính trong khi giải quyết các công việc của công dân. Đây là điểm căn bản nhất của cải cách hành chính góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền.
Một vấn đề đang được quan tâm trong cải cách hành chính ở Việt Nam là vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước. Phân cấp thực chất là việc chuyển dần các công việc, quyền lực, nguồn lực do chính quyền Trung ương nắm giữ cho chính quyền địa phương các cấp một cách lâu dài, ổn định bằng các văn bản luật, dưới luật, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương. Trong xu hướng phân cấp bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương sẽ tập trung vào việc xây dựng chính sách, bảo đảm sự thống nhất về thể chế, việc giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia, còn những việc thuộc phạm vi địa phương được phân cấp về địa phương quản lý, giải quyết. Như vậy, vấn đề phân cấp gắn với vấn đề dân chủ, mà dân chủ là cốt lõi của nhà nước pháp quyền, không có dân chủ thì không có nhà nước pháp quyền, không mở rộng quyền chủ động sáng tạo của chính quyền và nhân dân địa phương thì không có nhà nước pháp quyền. Bởi vì chỉ có thể thông qua những thiết chế dân chủ, phát huy tính dân chủ, sáng tạo của chính quyền, nhân dân địa phương mới có thể tạo lập được môi trường thuận lợi để nhân dân các địa phương kiểm soát được hoạt động của nhà nước.
Tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn ISO để đánh gía, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức. Trong số các tiêu chí đánh giá về cơ quan hành chính có các tiêu chí đáng lưu ý gắn với nhà nước pháp quyền: tính hợp pháp của nội dung các quyết định; tính đúng đắn về thời hạn theo quy định của pháp luật của các quyết định; tính đúng đắn về thủ tục giải quyết các công việc. Thực tiễn việc áp dung các tiêu chuẩn ISO vào hoạt động hành chính đã mang lại những kết quả đáng kể: việc giải quyết các công việc của dân đơn giản, nhanh gọn, đúng pháp luật, đúng thời hạn, đúng thủ tục.
Tóm lại việc cải cách hành chính ở Trà Vinh trong thời gian tới cần phải đi theo hướng làm cho bộ máy hành chính ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn, nhanh gọn và tiết kiệm nhất, dần dần từng bước chuyển nền hành chính sang cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, là người đánh gía khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính.
Chính sách đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá, khan hiếm và là tài nguyên đặc biệt, là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp vì vậy cần có quan điểm sử dụng tiết kiệm hợp lý đất đai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo đảm duy trì độ màu mỡ cũng như giá trị sử dụng của nó ngày càng được nâng cao.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, điều quan trọng là áp dụng đúng đắn luật đất đai với những nội dung cơ bản là tiếp tục hoàn chỉnh giao đất về đến hộ gia đình. Cần thực hiện một số việc sau:
Rà soát lại kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2011-2015) và thời kỳ 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 để cặp nhật, điều chỉnh, bổ sung lại cho
phù hợp với tình hình sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh trong thời kỳ, trên cơ sở đó để tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả của từng loại đất.
Tỉnh phấn đấu hoàn chỉnh việc giao đất cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình, nhằm ổn định lâu dài và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thực hiện tốt chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng theo pháp luật. Đảm bảo 100% diện tích đất sản xuất và xây dựng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ sử dụng.
Giải quyết tốt mối quan hệ đất đai và nâng cao đời sống của đồng bào thiểu số trên địa bàn. Đất đai ở Trà Vinh không đơn thuần là hiện tượng kinh tế, là sở hữu sử dụng tư liệu sản xuất mà còn là hiện tượng xã hội nếu không quan tâm giải quyết sẽ nảy sinh các vấn đề không hay về quan hệ tộc người trên địa bàn, đồng thời đó chính là nguy cơ tạo nên xung đột ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, và phát triển kinh tế - xã hội, đến quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh… Giải quyết tốt vấn đề đất đai là ngăn chặn được các nguyên nhân trực tiếp về kinh tế để dẫn đến các nguyên nhân về chính trị xã hội như quan hệ chùa, nhà thờ, quan hệ dân tộc...
Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp:
- Khuyến khích phát triển kinh tế nông hộ và trang trại: Khuyến khích nông hộ đầu tư phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trạng nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, vốn, tay nghề, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng, có chất lượng và giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.
- Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã: Khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, gắn kinh tế hợp tác với tổ nhân dân tự quản. Khuyến khích các hợp tác xã nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phát triển thành các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
- Các thành phần kinh tế tham gia vào khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu nông sản… ký hợp đồng dài hạn với hộ nông dân, các hợp tác xã để cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm để tạo mối liên kết chặt chẽ lâu dài giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Tăng cường công tác tiếp thị và tạo thị trường tiêu thụ lâu dài và ổn định.
- Đưa khoa học - công nghệ vào phát triển nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã để dủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận chiến lược thị trường, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về thị trường.
- Xây dựng các trung tâm thương mại, chợ đầu mối nông sản ở cấp huyện và các trung tâm tiểu vùng, giúp các xã xây dựng mới hoặc mở rộng chợ, nhằm tạo điều kiện tốt cho tiêu thụ nông sản.