g. Chất lượng tăng trưởng về môi trường
1.3.2. Môi trường chính sách địa phương
Thực tế đang hình thành câu hỏi tại sao một số nước rất giàu trong khi các nước khác rất nghèo. Câu trả lời là những khác biệt về tích lũy vốn, tốc độ tăng trưởng dân số, thay đổi công nghệ và sự cải cách. Nhưng đây là những nhân tố trực tiếp hay trước mắt tạo tăng trưởng chứ không phải những nhân tố cơ bản. Lý do gì khiến các nước tích lũy vốn nhanh hơn hay đổi mới nhiều hơn? Đã có những kết luận rằng những khác biệt về thể chế đã giải thích lý do Tây Đức giàu hơn Đông Đức. Phần này sẽ trình bày thêm một nhân tố rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, đó là môi trường chính sách của địa phương. Thể chế có thể coi là “luật chơi”, hay qui định, điều luật, tập quán, mô thức hành vi và mối quan hệ cấu thành sự tương tác xã hội. Những luật chơi này có thể là chính thức hay không chính thức. Trong thể chế thì chính sách, luật lệ của chính phủ và chính quyền là yếu tố cơ bản. Chính sách có thể đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, nhưng ta không thể chắc chắn. Chính sách là một đầu ra hơn là đầu vào cho tăng trưởng. Nói cách khác thể chế là nội sinh đối với quá trình tăng trưởng. Thể chế tốt hơn có làm tăng tốc
độ đầu tư và thay đổi công nghệ không? Một lần nữa, khó biết được thay đổi thể chế có tạo ra những điều tốt này hay nó xảy ra như một phần của quá trình tích lũy vốn và thay đổi công nghệ. Có khả năng còn các yếu tố khác (khí hậu, thương mại quốc tế) tạo ra tăng trưởng và thay đổi thể chế.
Một số nghiên cứu kết luận rằng tài nguyên thiên nhiên hữu dụng thông qua chính sách của chính phủ. Một khi chúng ta tính đến những khác biệt về chính sách, thì tài nguyên thiên nhiên quan trọng hơn tài nguyên thiên nhiên và sự mở cửa thương mại đối với phát triển kinh tế. Sự mở cửa thương mại tương tác với chính sách và do đó không thể xem là ngoại sinh. Càng mở cửa thì càng dẫn đến những thể chế tốt hơn, và thể chế tốt hơn dẫn đến thương mại nhiều hơn. Ý nghĩa chính sách của những nghiên cứu này là gì? hoàn toàn không rõ ràng. Chúng ta biết rằng thể chế là quan trọng, và việc bảo vệ quyền sở hữu khuyến khích tăng trưởng. Bằng chứng thực nghiệm tỏ ra rất thuyết phục theo hướng này.
Chính sách của các địa phương phụ thuộc vào chính sách chung của quốc gia nhưng vẫn có những chính sách riêng của họ. Chẳng hạn chính sách phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay thương mại, chính sách ưu đãi các nhà đầu tư, cải cách hành chính…. của huyện trong lĩnh vực kinh tế. Còn có những chính sách xã hội như xóa nhà tạm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, chăm sóc người có công cách mạng, y tế, dân số, giáo dục …
Chính sách của chính chính phủ tốt hay không tốt thể hiện qua môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của một địa phương bao gồm rất nhiều yếu tố tạo thành. Một môi trường kinh doanh của địa phương tốt sẽ làm cho các hoạt động của doanh nghiệp và các hộ gia đình tiết kiệm, hiệu quả và nhanh chóng nhờ vậy mà nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế đây là nguyên nhân lý giải tại sao tỉnh thành đó
lại tốt hơn các tỉnh thành khác về sự phát tiển năng động của khu vực kinh tế dân doanh, sự bứt phá trong tăng trưởng kinh tế.
Để lượng hóa nhân tố này, người ta đã xây dựng nên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) dựa trên 10 tiêu chí quan trọng gồm: tiêu chí chính sách phát triển kinh tế tư nhân; tính minh bạch; đào tạo lao động; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo; chi phí thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước; thiết chế pháp lý; ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước; chi phí không chính thức; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; chi phí gia nhập thị trường. PCI phản ánh được thực trạng điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh, các điểm mạnh điểm yếu, cũng như xác định được chính quyền nào có chất lượng điều hành kinh tế tốt và các doanh nghiệp hài lòng. Từ đó chính quyền tỉnh sẽ nhận biết được môi trường kinh doanh của mình hiện đang còn những yếu kém gì cần phải khắc phục để đáp ứng yều cầu của doanh nghiệp và tỉnh trở nên cạnh tranh hơn so với các tỉnh thành khác của Việt Nam.