TRƯỞNG CỦA TỈNH TRÀ VINH
Phần trên đã trình bày cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế, phần này sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể tình hình tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trà Vinh. Tiếp theo sẽ xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng kinh tế.
2.1. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH TỈNH TRÀ VINH
Phần này tập trung vào xem xét chất lượng tăng trưởng theo những tiêu chí về kinh tế như đã trình bày ở chương một. Trên cơ sở đó chỉ ra được những điểm mạnh và yếu cùng những nguyên nhân của nó. Đây là những cơ sở cần thiết cho việc đề xuất giải pháp của nghiên cứu.
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng của các khu vực và GDP
(Nguồn: Niêm giám thống kê, báo cáo thực hiện Nghị quyết 2006- 2011, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2012 của UBND tỉnh Trà Vinh và http://gso.gov.vn./...)
Hình 2.1. Mô tả tốc độ tăng trưởng của GDP và giá trị gia tăng của các ngành ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong thời kỳ 2006-2012, GDP của tỉnh duy trì mức tăng trưởng kinh tế dương, tốc độ tăng trưởng từng đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 02 con số, chỉ có năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái thế giới toàn cầu đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của tỉnh nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,53%, năm cao nhất là 2007 tốc độ tăng trưởng đạt được 13,67%. Tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 2006-2010 là 12,05% thời kỳ 2006-2012 đạt 11,74% cao gấp 1,7 lần của Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng trên chủ yếu là do ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tốc độ tăng trưởng của 02 ngành này luôn nằm trên tốc độ trưởng chung của nền kinh tế. Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, hầu hết các năm luôn nằm trên tốc độ tăng trưởng các ngành, có tốc độ tăng trưởng ổn định và cao hơn mức chung và quyết định tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh. Tiếp theo là ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng và biến động hơn, có tốc độ tăng trưởng thấp hơn ngành dịch vụ nhưng cũng luôn nằm trên tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh, là ngành thứ 2 quyết định tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh. Ngành nông nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và luôn luôn nằm dưới mức tăng trưởng chung, là ngành tăng trưởng không ổn định và kéo dài nhất so với hai ngành còn lại, đặc biệt trong thời gian qua do tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái làm ảnh hưởng mạnh đến ngành nông nghiệp của địa phương, tốc độ tăng trưởng ngành này rất thấp trrong giai đoạn và không có năm nào đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 02 con số và thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nước, tăng trưởng ngành này không được cải thiện mà còn giảm liên tục qua các năm và thậm chí không tăng trưởng mà còn bị suy thoái trong năm 2011, 2012. Tốc độ phát triển ngành nông nghiệp này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển của kinh tế của tỉnh, vì do kinh tế của tỉnh phần lớn ngành nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng rất lớn trong thành phần kinh tế.
Với tốc độ tăng trưởng trên của quy mô nền kinh tế cũng như của các ngành kinh tế, nếu tỉnh không có các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế thì kinh tế của tỉnh càng ngày càng bị tụt hậu so với các tỉnh lân cận, cũng như các tỉnh trong cả nước. Trong 7 qua, GDP thực của tỉnh Trà Vinh năm 2012 so với 2005 có tăng 2,17 lần. Với quy mô này GDP của Trà Vinh vẫn còn đang đứng ở vị trí cuối cùng (chỉ đứng trước tỉnh Hậu Giang) so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Trong cùng khoảng thời gian đó, ngành nông nghiệp tăng gấp 1,1 lần, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 4,04 lần và ngành dịch vụ hơn 4,39 lần. Như vậy, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế địa phương trong thời gian tới thì ngành công nghiệp-xây dựng có vai trò rất lớn trong nền kinh tế và muốn nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế phải chú ý tới ngành này.
Tóm lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua từ năm 2006-2012 tăng tương đối nhanh và quy mô không ngừng mở rộng. Tuy chưa phản ánh nhiều về chất lượng nhưng cũng có những dấu hiệu khá tích cực. Từ những phân tích này kết hợp với những đánh giá ở mục trên có thể khẳng định rằng trong thời gian tới tăng trưởng nhanh ngành công nghiệp và ổn định trong dài hạn mới bảo đảm và thúc đẩy cho sự tăng trưởng ổn định và bền vững của các ngành khác. Điều đó đòi hỏi phải lựa chọn đúng ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời phải có giải pháp đúng đắn thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp ở địa phương cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành này, đặc biệt là ngành nông nghiệp mà địa phương có lợi thế như ngành nuôi trồng thủy sản. Ngành công nghiệp đó chính là ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
2.1.2. Tình hình chất lượng tăng trưởng giác độ kinh tế
Phần này sẽ xem xét cụ thể chất lượng tăng trưởng kinh tế trên các chỉ tiêu như xu hướng, tính độ ổn định và khả năng chịu đựng những cú sốc, sự bền vững của các yếu tố cũng như cấu thành tạo ra tăng trưởng kinh tế, khả năng huy động và hiệu quả các nguồn lực, năng suất lao động…