0
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG KINH TẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH (LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ) (Trang 102 -102 )

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH

3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao trí tuệ nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn, có chính sách hỗ trợ đào tạo, sử dụng nhân tài là chìa khóa cho phát triển. Nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nhiều ngành nghề mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Điều này đòi hỏi phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực từ lứa tuổi mầm non và thực hiện tốt chính sách quy hoạch nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng toàn diện về dân số và lao động, trước hết cần quan tâm sức khoẻ cộng đồng, giảm nhanh tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Từng bước đảm bảo các điều kiện giải trí, sinh hoạt văn hóa cho nhân dân.

- Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn. Vấn đề dân tộc là một vấn đề chính trị, xã hội ở địa phương, do phong tục tập quán chỉ thích lao động chân tay, không thích học hành cao, làm thuê, làm mướn, làm bao nhiêu tiêu sài bấy nhiêu không tích lũy nên cái nghèo cứ bám mãi. Nên việc nâng cao dân trí là vấn đề nan giải của địa phương trong thời gian qua và là của cả nước, đặc biệt là đối với người dân tộc Khmer, nhằm thực hiện tốt mối quan hệ tộc người để thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là giải pháp rất quan trọng không chỉ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà còn để đảm bảo mối quan hệ tộc người phát triển tốt đẹp lâu dài và bền vững.

Để dần dần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn để có nhiều lao động đủ trình độ sản xuất kinh doanh, mở rộng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề tại chỗ, ở các đơn vị, nhà máy, xí

nghiệp... đến năm 2015 có 90% lao động trong độ tuổi có việc làm và 2020 là 95% và năm 2015 có 45% lao động đào tạo so với tổng số lao động và dự kiến đến năm 2020 khoảng 55% số lao động ở được đào tạo nghề bao gồm các hình thức học tập trung, tập huấn, hội nghị đầu bờ trình diễn mô hình.

Tỉnh cần có chính sách biện pháp khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nhất là nhu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ. Muốn giải quyết được việc này trước mắt cần phát triển trung tâm dạy nghề ngắn hạn, hoặc có kế hoạch đào tạo tay nghề cho người lao động tại chỗ và từ các trung tâm đào tạo ở tỉnh hoặc các hình thức liên doanh và các hình thức khác phù hợp với các đối tượng lao động.

Đặc biệt tỉnh cần đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ đồng bào dân tộc Khmer ở tất cả các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó giúp cho họ có được nhiều hiểu biết hơn về phát triển kinh tế để tuyên truyền, vận động cho các người khác tích cực cùng tham gia vào phát triển kinh tế địa phương.

Tỉnh cần có biện pháp và chính sách hợp lý thu hút lực lượng lao động về địa phương. Ưu tiên cho con em người nghèo, vùng dân tộc, vùng xa, vùng sâu. Có biện pháp và cơ chế cụ thể để thu hút học sinh, sinh viên là con em của tỉnh sau khi học xong trở về địa phương mình làm việc, bằng những chế độ đãi ngộ thỏa đáng, như tiền lương, phụ cấp…

Sắp xếp, bố trí việc làm thuận lợi cho mọi đối tượng, đặc biệt cần lưu ý lực lượng bộ đội xuất ngũ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ và lực lượng có đào tạo sau khi học nghề xong.

Phát triển giáo dục hướng đến phát triển toàn diện con người, nâng cao dân trí, tạo lập đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời thỏa mãn nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.

Phân bố và phát triển hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành qủa của hệ thống hiện có sử dụng thiết thực và hiệu quả. Thực hiện ngày càng tốt hơn các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực vào phát triển giáo dục, đa dạng các nguồn vốn đầu tư, đa dạng các mô hình, lồng ghép các nguồn vốn một cách có hiệu quả.

Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu của hệ thống giáo dục. Đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở các ngành học và các bậc học.

Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy nhanh tiến trình phổ cập trung học cơ sở và ngăn chặn tình trạng tái mù chữ. Từng bước phổ cập trung học phổ thông ở các thành phố, huyện có điều kiện.

Tăng cường đào tạo cao đẳng, đại học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Phát triển dạy nghề với nhiều hình thức để thanh niên đến tuổi lao động được đào tạo tốt một nghề tham gia vào phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển các ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của địa phương, coi trọng đào tạo lao động có kỹ thuật. Điều chỉnh ngành nghề đào tạo nhằm tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng, ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Nâng

cấp, mở rộng quy mô các Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp và hoàn thiện các Khoa Trường Đại học Trà Vinh.

Bảo đảm dịch vụ Y tế

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị, tổ chức tốt mạng lưới khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến xã phường, đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, phát triển chuyên khoa tại tuyến tỉnh và y tế phổ cập đối với y tế cơ sở.

Kết hợp y tế chuyên sâu, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.

Hoàn thiện hệ thống y tế trên cơ sở quan tâm đầu tư nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động y tế cơ sở, nâng cấp hệ thống khám chữa bệnh và y tế dự phòng.

Thực hiện tốt công tác dân số kế họach hóa gia đình. Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế họach hóa gia đình đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có mức sinh cao từng bước giảm tỷ lệ tăng tự nhiên.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch từ cộng đồng dân cư. Đặc biệt quan tâm phát triển y tế ấp, khóm.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; phổ biến, giáo dục người dân tự giác thực hiện phòng bệnh là chính.

Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh, mạng lưới y tế dự phòng, y học cổ truyền để thực hiện được các mục tiêu cụ thể đã đề ra.

Phát triển nguồn nhân lực y tế để đảm bảo cung cấp đủ nhân lực y tế, nhất là đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo theo cơ cấu chuyên môn;

Huy động các nguồn tài chính để đầu tư cho phát triển y tế, đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành y tế trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh xã

hội hóa để huy động các thành phần kinh tế đầu tư vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Quy hoạch quỹ đất để bảo đảm diện tích cho việc phát triển các công trình y tế.

Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ y dược và bảo vệ môi trường; bảo đảm cung cấp các thiết bị y tế, thuốc, dịch truyền… cho các cơ sở y tế.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước một cách toàn diện về các hoạt động y tế. Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, các dự án phát triển y tế của tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính trong các cơ sở y tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ công tác khám, chữa bệnh ở tất cả các tuyến y tế, trong đó có việc thực hiện phân cấp đầy đủ cho các tuyến y tế để chủ động trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân kịp thời, thuận lợi.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, từng bước xây dựng các phác đồ điều trị có hiệu quả thiết thực cho những bệnh thường gặp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG KINH TẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH (LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ) (Trang 102 -102 )

×