Xu hướng dài hạn, tính ổn định của tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh (Luận văn thạc sĩ kinh tế) (Trang 38)

Xu hướng dài hạn của tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đường xu hướng thay đổi của tỷ lệ tăng GDP và GDP/ng của nền kinh tế. Điều này thể hiện trên hình 2.2 trong đó trục bên trái thể hiện tỷ lệ tăng trưởng (%) và trục phải thể hiện mức GDP/ng đơn vị tính là triệu đồng theo giá 1994.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/ng

(Nguồn: Niêm giám thống kê, báo cáo thực hiện Nghị quyết 2006- 2011, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2012 của UBND tỉnh Trà Vinh)

Từ số liệu phân tích trên hình 2.2 cho thấy rằng từ 2006 tới 2012, tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn dương và biến thiên liên tục, tuy nhiên đường xu hướng đi xuống trong dài hạn đã được thể hiện qua độ dốc tăng trưởng GDP. Những điểm thấp nhất rơi vào năm 2008, 2009, sau đó đi lên và đi xuống vào

năm 2012 tương ứng với những cú sốc của nền kinh tế Việt Nam kéo dài phải gánh chịu từ bên trong và bên ngoài (suy thoái kinh tế thế giới). Xu hướng này cũng thể hiện trên đường xu hướng tăng trưởng GDP của Việt Nam thời kỳ này trong hình 2.1. Tăng trưởng GDP của tỉnh Trà Vinh luôn bị ảnh hưởng và biến động mạnh so với Việt Nam.

Hình 2.1. Cũng mô tả xu hướng sự biến động tăng trưởng GDP tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng từ xu hướng biến động của ngành công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp, xu hướng tăng trưởng GDP tỉnh Trà Vinh cùng xu hướng với tăng trưởng GDP Việt Nam. Trong cả hai thời điểm xuất hiện cú sốc thì tăng trưởng của các ngành điều chịu ảnh hưởng chung nhưng ngành nông nghiệp là ngành có xu hướng giảm mạnh và chịu ảnh hưởng kéo dài nhất. Điều này có thể xuất phát từ sản phẩm của ngành nông nghiệp do bị ảnh hưởng bởi giá cả của thị trường khá nhiều hoặc do sản lượng sản xuất ngành này bị giảm mạnh (phần này sản phân tích kỹ ở phần sau), đó là lý do ngành này có xu hướng giảm mạnh. Khi ngành này bị ảnh hưởng nó sẽ tác động kéo theo ngành công nghiệp chế biến và ngành dịch vụ trong nông nghiệp bị ảnh hưởng cùng chiều và ngành công nghiệp chế biến bị ảnh hưởng nó lại tác động trở lại ngành nông nghiệp và dịch vụ cung cấp đầu vào cho nó từ 2 ngành này.

Hình 2.2. Cho ta thấy rằng xu hướng tăng trưởng đi xuống trong thời kỳ 2006 - 2012 của thu nhập trên đầu người (GDP/ng) cũng khá rõ. Sở dĩ có điều này vì GDP/ng còn phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số (tỷ lệ tăng GDP/ng bằng tỷ lệ tăng GDP trừ đi tỷ lệ tăng dân số) và do đó biến động dân số cũng sẽ ảnh hưởng tới xu hướng tăng GDP/ng. Tuy độ dốc của đường xu hướng tăng trưởng thu nhập trên đầu người dốc hơn so với đường xu hướng tăng trưởng GDP nhưng rõ ràng mức GDP/ng vẫn gia tăng từ mức 4,98 triệu đồng/người năm 2006 đã tăng lên 9,33 triệu đồng năm 2012. Đây chính là sự

gia tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ vì đây là mức tăng GDP/ng theo giá năm 1994 và thể hiện sự gia tăng mức sống của người dân. Mức thu nhập này thấp hơn bằng mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam.

Bảng 2.1: Hệ số biến thiên của tăng trưởng GDP và các ngành tỉnh Trà Vinh Hệ số biến thiên tăng trưởng GDP Việt Nam Hệ số biến thiên tăng trưởng GDP Trà Vinh Hệ số biến thiên tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp Hệ số biến thiên tăng trưởng GDP ngành công nghiệp - xây dựng Hệ số biến thiên tăng trưởng GDP ngành dịch vụ 0,17 0,16 2,64 0,21 0,17

(Nguồn: Số liệu tính toán Niêm giám thống kê, báo cáo thực hiện Nghị quyết 2006-2011, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2012 của UBND tỉnh Trà Vinh và http://gso.gov.vn./...)

Để thêm thông tin cho việc xem xét xu hướng dài hạn và tính ổn định của tăng trưởng kinh tế chúng ta sẽ xem xét mức độ biến thiên của tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện ở trên bảng 2.1. Hệ độ biến thiên tăng trưởng GDP của tỉnh Trà Vinh thấp hơn độ biến thiên tăng trưởng của Việt Nam. Tăng trưởng Trà Vinh cao gấp 1,7 lần so với của Việt Nam nhưng mức biến thiên thấp hơn, đều này chứng minh rằng tăng trưởng tỉnh Trà Vinh ổn định hơn tăng trưởng của Việt Nam, đều này cũng là dĩ nhiên bởi vì quy mô nền kinh tế của Trà Vinh rất nhỏ so với nền kinh tế Việt Nam. Hệ số này ngành nông nghiệp là lớn nhất và cao hơn nhiều so với các ngành đều đó có nghĩa là ngành nông nghiệp phát triển không ổn định và rất nhạy khi kinh tế biến động; kế đó là ngành công nghiệp - xây dựng, điều này cũng phù hợp với phân tích trên, và nó phản ánh đúng xu thế và ảnh hưởng tới mức chung. Hệ số này của tăng trưởng GDP/ng là 0,41 cao hơn tăng trưởng GDP vì còn cộng hưởng cả biến động dân số, vì tốc độ tăng dân số ngày càng tăng mà đây lại là biến số lớn ở tỉnh Trà Vinh.

Từ phân tích trên cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trà Vinh có xu hướng đi xuống nhưng vẫn ổn định ở mức cao trước những biến động

kinh tế thế giới. Ngành nông nghiệp là ngành không ổn định nhất rất nhạy ảnh hưởng bỡi kinh tế bị biến động, tiếp đó là ngành công nghiệp - xây dựng. Điều này có thể khẳng định rằng ngành nông nghiệp Trà Vinh là ngành dễ bị ảnh hưởng bỡi giá cả của thị trường và suy thoái kinh tế. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải coi trọng hơn tới tính ổn định phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh (Luận văn thạc sĩ kinh tế) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w