Khả năng huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh (Luận văn thạc sĩ kinh tế) (Trang 68)

b. Tài nguyên

2.2.3. Khả năng huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nguồn lực được huy động vào nền kinh tế. Phần này chúng ta sẽ xem xét các nguồn lực của tỉnh được huy động như thế nào, tiềm năng khai thác chúng còn không để cho thời kỳ tiếp theo.

Vốn sản xuất có vai trò quyết định trong việc tạo ra sản lượng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn này được hình thành từ kết quả đầu tư và do đó nó phụ thuộc vào việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế.

Do điều kiện tự nhiên nguồn tài nguyên quý, hiếm hạn chế của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vốn luôn giữ vai trò lớn trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ tích lũy trong nền kinh tế cũng như của các ngành như hình 2.9. Tỷ lệ tích lũy năm dưới 50% thấp hơn nhiều tỷ lệ tích lũy của cả nước. Tích lũy từ khu vực công nghiệp- xây dựng là cao nhất và nông nghiệp là thấp nhất. Với xu hướng này cho thấy khả khả năng tích lũy thấp cũng nói lên một điều là tiềm năng về vốn của tỉnh còn nhiều và chưa được huy động vào nền kinh tế. Cần có những chính sách và cơ chế thích hợp để khơi thông nguồn lực này đưa chúng vào hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh nếu không chúng sẽ tự động dịch chuyền tới nơi khác.

- Huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế:

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2006-2010, 2007-2011 của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh)

Trong tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh thì nguồn huy động từ địa phương có tỷ trọng giảm dần từ 80% năm 2006 xuống còn 72% năm 2011, nguồn vốn của trung ương tăng dần tỷ trọng từ 20% năm 2006 lên 28% năm 2011. Nguồn nội lực của tỉnh đã được huy động và khai thác gần như gần như triệt để nên không còn nhiều tiềm năng cho khai thác phát triển. Nhìn vào cơ cấu vốn theo hình thức sở hữu thì tỷ trọng nguồn vốn của nhà nước có xu hướng không tăng trong thời kỳ và chỉ chiếm gần 1/2 tổng số vốn đầu tư trong khi khu vực ngoài nhà nước chiếm trên 1/2. Điều này cũng cho thấy rằng các chính sách của tỉnh trong thời gian qua đã tạo được điều môi trường đầu tư tốt cho các doanh nghiệp và người dân yên tâm đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian tới tỉnh cần phải có môt số chính sách đột để huy động các doanh nghiệp, các nhà đầu tư từ phía ngoài tỉnh để đầu tư dài hạn phát triển sản xuất kinh doanh ở địa phương qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2006 2007 2008 2009 2010 2011Tổng (tỷ đồng ) 3.876 4.420 4.904 5.600 6.750 7.800 Tổng (tỷ đồng ) 3.876 4.420 4.904 5.600 6.750 7.800

1. Phân theo cấp quản lý

1.1. Trung ương (%) 19,76 16,95 26,04 21,43 20,00 28,21 1.2. Địa phương (%) 80,24 83,05 73,96 78,57 80,00 71,79

2. Phân theo cấu thành

2.1.Vốn đầu tư XDCB (%) 66,80 66,78 66,86 66,6 72,77 78,36

2.2. Vốn đầu tư khác (%) 33,20 33,22 33,14 33,4 27,23 21,64

3. Phân theo nguồn vốn

3.1 Vốn khu vực Nhà nước (%) 38,36 40,27 47,90 46,70 45,33 46,67

3.2.Vốn ngoài Nhà nước (%) 61,64 59,73 52,10 53,30 54,67 53,33

(Nguồn: Báo cáo thực hiện Nghị quyết 2006-2010 và báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2011)

Đa số nguồn vốn được huy động theo cấu thành đầu tư tập trung vào xây dựng cơ bản hình thành vốn sản xuất có xu hướng tăng lên từ 67% năm 2006 lên trên 78% năm 2011 và xu hướng này cần được duy trì để bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Như vậy tiềm năng về vốn từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh Trà Vinh cho tăng trưởng kinh tế còn không lớn. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn này là không cao, cho nên tỉnh cần có giải pháp để huy động các nguồn lực ngoài tỉnh của các doanh nghiệp ngoài tỉnh, đồng thời cũng có chính sách tốt hơn để khai thông huy động tiềm năng trong tỉnh để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Huy động và sử dụng lao động:

(Nguồn: Quy hoạch nguồn nhân lực tỉnh Trà Vinh đến năm 2020)

Tỉnh Trà Vinh hiện nay có khoảng trên 1,012 triệu người trong đó 66,36% trong độ tuổi lao động. Như vậy phần lớn dân số trẻ và trong độ tuổi lao động và tỷ lệ dân số phụ thuộc thấp. Dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Trà Vinh đến năm 2010 biết chữ đạt 92,35%, và tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ mới đạt 27,45% năm 2010 cao hơn chỉ tỉnh.

Tình hình huy động lao động để sử dụng trong nền kinh tế như hình 2.10. Mô tả tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động tăng lên từ gần 57,59% năm 2006 lên 68,9% năm 2012, tuy nhiên còn thấp so với mức chung của cả nước. Như vậy, tỉnh vẫn còn 1 bộ phận lao động chưa tham gia lực lượng lao động hiện đang đi học, làm nội trợ và không muốn làm việc.

Số lượng lao động được huy động làm việc trong nền kinh tế tăng từ hơn 567.665 người năm 2006 lên 588.380 người năm 2011 bình quân thời kỳ 2006-2011 tăng 1,01%. Lao động phần lớn được huy động cho sản xuất nông nghiệp, cho dù tỷ lệ lao động cho khu vực này đã giảm từ 69,07% năm 2006 xuống còn 53,71% năm 2011 nhưng vẫn khá cao so với cả nước và đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trong lao động cho công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm hơn 17,65% và dịch vụ hơn 28,64%.

Như vậy tiềm năng lao động cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trà Vinh còn nhiều và có thể huy động vào hoạt động kinh tế thúc đẩy tăng trưởng nhưng cần có chính sách thu hút động viên nguồn lực này một cách hợp lý và góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn. Tuy nhiên cần phải chú trọng hơn việc nâng cao chất lượng lao động thông qua phát triển giáo dục đào tạo mới bảo đảm sự phát triển bền vững.

- Huy động Đất đai:

Bảng 2.10: Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Trà Vinh

2010 2011 Diện tích % Diện tích % Tổng diện tích tự nhiên 234.115,53 100 234.115,53 100 1. Đất nông nghiệp 185.868,71 79,39 185.165,06 79,09 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 149.029,89 63,66 148.410,07 63,39 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 108.308,46 46,26 107.849,49 46,07 1.1.1.1 Đất lúa nước 98.081,36 41,89 97.558,09 41,67 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 40.721,43 17,39 40.560,58 17,33 1.2. Đất lâm nghiệp 6.745,48 2,88 6.683,87 2,85 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 29.685,06 12,68 29.669,90 12,67

1.4. Đất làm muối 196,35 0,08 195,13 0,08

2. Đất phi nông nghiệp 47.345,85 20,22 48.076,63 20,54

2.1. Đất ở 4.412,59 1,88 4.471,49 1,91

2.1.1. Đất ở tại nông thôn 3.845,73 1,64 3.892,26 1,66 2.1.2. Đất ở tại đô thị 566,86 0,24 579,23 0,25 2.2. Đất chuyên dùng 12.880,20 5,5 13.549,24 5,79

3. Đất chưa sử dụng 900,97 0,37 873,84 0,37

(Nguồn: Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Trà Vinh đến năm 2020)

Trong việc sử dụng đất thì đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng giảm dần, đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần. Điều này đồng nghĩa với việc đất đai sẽ được khai thác để phục vụ cho nhu cầu của con

người về chổ ở cùng với tốc độ tăng dân số và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, do đó diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng diện tích ngày giảm. Tuy nhiên cũng thất việc gia tăng diện tích quá nhanh và đã đạt tới giới hạn về quy mô diện tích nên muốn duy trì tính bền vững cần phải khai thác theo chiều sâu trên cơ sở đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Bên cạnh đó việc huy động diện tích đất cho hoạt động phi nông nghiệp tăng nhanh trong những năm qua trong năm 2005 diện tích đất phi nông nghiệp là 21.913,2 ha tăng lên 47.345,85 ha năm 2010 và 48.076,63 ha năm 2011, tăng 26.163,43 ha so năm 2005, trong đó đất dùng để ở tăng 861,89 ha. Việc huy động đất đai cho mục tiêu đô thị hóa và công nghiệp hóa là xu thế tất yếu.

Việc huy động đất đai cho các mục tiêu sử dụng trên đặc biệt là đất cho nông nghiệp thực tế trong thời gian qua diện tích đã giảm, chẳng hạn năm 2005 diện tích đất nông nghiệp năm 2005 là 201.660,01 ha, năm 2010 diện tích đất nông nghiệp còn 185.868,71 ha và năm 2011 chỉ còn 185.165,06 ha giảm chỉ còn 16.494,95 ha; Trong đó diện tích đất trồng lúa nước là 112.930,78 ha năm 2005 giảm còn 98.081,36 ha năm 2010 và chỉ còn 97.558,09 ha vào năm 2011, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 29.185,99 năm 2005 tăng lên 29.685,06 ha năm 2010 và giảm giảm còn 29.669,90 năm 2011, diện tích đất trồng cây lâu năm 2005 là 38.229 ha tăng lên 40.721,43 năm 2010 và giảm còn 40.560,58 năm 2011, diện tích đất trồng rừng phòng hộ năm 2005 là 6.952,85 ha giảm còn là 6.745,48 ha năm 2010 thì năm 2011 chỉ còn khoảng 6.683,87 ha.

Việc khai thác huy động sử dụng đất vào hoạt động kinh tế trong những năm qua đang theo xu hướng khai thác theo chiều rộng và đã gặp giới hạn về diện tích nên việc tăng trưởng theo chiều rộng không thể duy trì nữa mà phải

chuyển dần tăng trưởng theo chiều sâu.

Một phần của tài liệu Chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh (Luận văn thạc sĩ kinh tế) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w