CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH
3.2.1. Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản
Công nghiệp chế biến thủy sản là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Do tỉnh có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho ngành công nghiệp này, tập trung vào sản xuất các sản phẩm chủ yếu như: chế biến cá filê, tôm đông lạnh, … Đây là giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của tỉnh Trà Vinh và thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương tăng trưởng, đồng thời cũng là giải pháp để giải quyết được các vấn đề xã hội như ổn định việc làm và các vấn đề an ninh, chính trị của địa phương. Các giải pháp cụ thể là:
(1) Quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung:
a. Tiếp tục thực hiện và rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nuôi trồng thủy sản phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã - hội của từng
địa phương, từng vùng, quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến phải gắn liền với vùng nguyên liệu nuôi trồng, vùng nguyên liệu khai thác.
b. Tiếp tục hình thành các vùng sản xuất thủy sản tập trung quy mô lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như:
- Tập trung nuôi trồng thủy sản như tôm, cua,… nước lợ ở huyện Cầu Ngang, huyện Duyên Hải, các cồn, cù lao các huyện ven biển trong tỉnh; nuôi cá da trơn, tôm càng xanh ở sông Cần Chông, vùng ven sông Hậu, sông Tiền ở huyện Tiểu Cần, huyện Cầu Kè, huyện Càng Long để sản xuất ra nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu.
c. Việc quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với việc xây dựng cơ sở chế biến công nghiệp phải đáp ứng yêu cầu:
- Có điều kiện sinh thái thích hợp với sinh trưởng cây trồng, vật nuôi; diện tích, sản lượng phải đáp ứng đủ cho các nhà máy hoạt động liên tục trong thời gian chế biến quy định. Chọn lọc giống tốt cho sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt theo nhu cầu thị trường xuất khẩu và chế biến.
- Tổ chức thực hiện tốt chính sách thu mua nguyên liệu theo Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với hợp tác xã sản xuất hoặc giữa doanh nghiệp chế biến với các hộ ngư dân vùng trực tiếp sản xuất tránh trình trạng qua tay các thương buôn để chèn ép nông hộ sản xuất và dùng các hình thức kỹ sảo bóp méo chất lượng, giá cả gây rối loại thị trường hàng thủy sản. Tạo mối liên hệ giữa nông dân, ngư dân và công nhân nhà máy, giữa nuôi trồng, đánh bắt và chế biến trong các tổ chức hợp tác, nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các bên, khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy để họ có trách nhiệm về sản phẩm hạn chế trình trạng người sản xuất sản xuất ra nguyên liệu không đạt chất lượng phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
(2) Tiếp tục đổi mới về tổ chức quản lý trong chế biến thủy sản:
- Nghiên cứu việc chuyển đổi các cơ sở chế biến gắn liền với sản xuất nguyên liệu và thị trường thành một tổ chức quản lý. Phát triển các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác nhau để liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến như công ty cổ phần, xí nghiệp hợp tác, hiệp hội...
- Củng cố, tăng cường lực lượng và cơ sở vật chất cho bộ máy quản lý chế biến thủy sản tại các tỉnh, xây dựng các khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá, các vùng làm nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, tư vấn, thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, huấn luyện đào tạo. Cả tỉnh có 1-2 trung tâm.
- Các địa phương có kế hoạch cụ thể về công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, thông qua chương trình chế biến thủy sản, xây dựng các khu công nghiệp chế biến tập trung để tận dụng cơ sở hạ tầng, tiết kiệm đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm... Từ đó hình thành các liên hiệp sản xuất hoặc các Tổng công ty sản xuất, kinh doanh thực sự có mối quan hệ hữu cơ và đem lại hiệu quả.
(3) Xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề phục vụ sơ chế, tinh chế thủy sản.
(4) Huy động mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia chế biến thủy sản. Cần đề ra chính sách để các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các Tổng công ty Nhà nước, phát triển đầu tư về các vùng nông thôn nhằm phát triển ngành chế biến thủy sản.
(5) Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm.
- Đối với nuôi trồng thủy sản: thu hút mạnh đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người nuôi. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp.
Kiện toàn hệ thống thú y thủy sản ở các địa phương đủ sức để kiểm soát dịch bệnh.
- Đối với khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tổ chức các mô hình dịch vụ khai thác trên biển theo hướng khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, mua gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ...
(6) Một số giải pháp khác
- Phát huy vai trò của các hiệp hội, ngành hàng trong việc khai thác các thị trường mới; điều hòa sản xuất, kinh doanh giữa các thành viên, tránh gây khủng hoảng thừa, thiếu, sốt giá.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thông qua việc cung cấp đầy đủ, kịp thời cho nông dân, ngư dân, các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng những thông tin về thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh ở các nước và các tổ chức quốc tế. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập quan hệ, tìm hiểu thị trường, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ và đào tạo với các đối tác nước ngoài.