KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh (Luận văn thạc sĩ kinh tế) (Trang 32)

g. Chất lượng tăng trưởng về môi trường

1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Ở Việt Nam, hầu như những tỉnh thành phát triển đều đã và đang tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng. Việc tổng kết kinh nghiệm trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Chú trọng tăng trưởng theo chiều sâu

Các tỉnh thành nêu trên cũng rất chú trọng đến việc nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất. Một ví dụ điển hình là thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng cũng như một số tỉnh khác đã không chấp nhận các dự án đầu tư có trình độ công nghệ thấp và ô nhiễm môi trường. Hay để giúp doanh nghiệp đổi mới thiết bị sản xuất, thay thế thiết bị nhập khẩu, Uỷ ban nhân dân thành phố đã có Chỉ thị về việc triển khai chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu”, tiếp sau đó là chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế chế tạo thiết bị thay thế nhập khẩu với chi phí thấp”.

Thành phố Hồ Chí Minh còn có chính sách hỗ trợ lãi vay từ 50 đến 100% đối với các dự án đầu tư sản xuất hoặc ứng dụng công nghệ sản xuất mới theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao và tính chất đột phá. Nhờ những chính sách khuyến khích, ngành công nghiệp đã dịch chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu, tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh có xu hướng tăng dần.

Thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành những chính sách ưu đãi đổi mới khoa học công nghệ. Ngoài những ưu đãi về thuế thu nhập theo Nghị định 119/NĐ-CP của Chính phủ thì thành phố Đà Nẵng có một số chính sách riêng như: ưu đãi về tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; miễn thuế thu nhập cho hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu khoa học công nghệ mà trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu và những ưu đãi khác về tín dụng.

- Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội

Các tỉnh thành đều rất chú trọng vào giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo bằng nhiều chương trình thiết thực. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 2008, qua 16 năm thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 1992), đã có trên 200.000 lượt hộ nghèo vay trực tiếp hơn 7,2 tỷ đồng để vươn lên thoát nghèo và làm ăn khá giả. Đầu năm 2009, Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được đổi tên thành “Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá”. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất đang tăng dần lên cùng với quá trình phát triển tuy nhiên nó vẫn được duy trì ở mức hợp lý, năm 2008 là 6,37 lần. Thành phố Đà Nẵng năm 2012 ước tính tỷ lệ hộ nghèo là 5,8% (theo chuẩn nghèo của thành phố) và mức chênh lệch thu nhập là 6,1 lần. Tỉnh Đồng Nai hiện nay có tỷ lệ hộ nghèo là 6,52% và mức chênh lệch thu nhập là 6,5. Không dừng ở đó, các tỉnh thành còn tập trung vào cải thiện điều kiện sống cho người nghèo.

Ngoài ra mục tiêu việc làm cũng được các địa phương chú ý bằng nhiều chính sách khác nhau. Tuy nhiên, có trú trọng hơn tới chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; Vấn đề môi trường đang là vấn đề đặt ra nhiều thách thức cho quá trình tăng trưởng kinh tế của các tỉnh. Được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là những vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn Đồng Nai. Chất thải công nghiệp không được xử lý đã làm cho các dòng sông trên địa bàn trở thành những “dòng sông chết”, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất nông - ngư nghiệp. Tại thành phố Hồ Chí Minh, do mật độ dân số quá đông nên rác thải sinh hoạt cùng với chất thải do các khu Công nghiệp phát triển lân cận (Đồng Nai, Bình Dương) và ngay cả trên địa bàn cũng làm môi trường sống bị ô nhiễm. Nguyên nhân của vấn

đề này là do vấn đề môi trường đã không được quan tâm thích đáng ngay từ đầu. Trước những hậu quả đã xẩy ra, các tỉnh thành này đang tích cực khắc phục bằng cách kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề xã thải của các doanh nghiệp, xử phạt và quy trách nhiệm đền bù thiệt hại cho các đơn vị liên quan. Tuy nhiên, khi những tài nguyên như nguồn nước, không khí đã bị ô nhiễm nghiêm trọng thì việc khôi phục lại rất khó khăn, tốn kém và cần rất nhiều thời gian. Riêng với thành phố Đà Nẵng đã sớm có ý thức trong việc gìn giữ bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển nhằm mục tiêu trở thành “Thành phố môi trường” vào 2020. Đà Nẵng đã có những cân nhắc giữa mục tiêu phát triển lâu dài và hiện tại để lựa chọn những dự án đầu tư thích hợp.

Hoàn thiện môi trường kinh doanh; Các tỉnh thành có tăng trưởng kinh tế cao bền vững đều chú trọng tới hoàn thiện môi trường kinh doanh. Ở Việt Nam điều này đã được thể hiện rõ như biểu đồ sau:

(Nguồn: http://www.pcivietnam.org/reports.php và số liệu Bộ KK&ĐT)

Bài học kinh nghiệm từ các trường hợp trên đó là bảo vệ môi trường phải đi cùng chứ không phải đi sau tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Chất lượng kinh tế của tỉnh Trà Vinh (Luận văn thạc sĩ kinh tế) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w