Nội dung hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến của Tổng công ty trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 40)

2.2.3.1.Về công tác nghiên cứu thị trường :

Trong những năm gần đây, từ ý thức được vai trò của công tác nghiên cứu thị trường đến áp dụng chiến lược con người và thị trường, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã không ngừng phát huy hiệu quả hoạt động của mình trong công tác này. Từ định hướng tập trung xây dựng thị trường nước ngoài

để xuất khẩu thực phẩm chế biến, Tổng công ty đã tích cực quảng bá thương hiệu Hapro của mình, luôn coi công tác xúc tiến thương mại là khâu then chốt quyết định thành công, tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo, trưng bày sản phẩm tại các nước: Nga, Nhật, Tây Ban Nha, Đức, Singapo, Mỹ... Trung bình mỗi năm Tổng công ty cử trên 20 đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường, tổng chi phí cho công tác xúc tiến thương mại hàng năm lên tói 6 tỷ đồng. Nhờ tích cực đầu tư và quảng bá thương hiệu rộng rãi, hiện nay, Tổng công ty đã có quan hệ giao dịch với trên 60 nước, trực tiếp khảo sát thị trường 30 nước, giao dịch với trên 25 nghìn khách hàng và có quan hệ kinh doanh với trên một nghìn khách hàng quốc tế. Do đó, đã tạo thế cho thị trường xuất khẩu của Tổng công ty ổn định vững chắc. Đến nay, trung bình mỗi năm, Tổng công ty xuất khẩu trên 2.000 container các loại hàng hóa với kim ngạch xuất khẩu trên 26 triệu USD. Để có được những thành quả trên chính là nhờ việc Tổng công ty đã tập trung nghiên cứu thị trường về các biện pháp phát triển thị trường như: Hỗ trợ vốn, xây dựng mối quan hệ lâu dài trên nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm, cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng gánh vác khó khăn. Riêng về công tác nghiên cứu thị trường đối với mặt hàng thực phẩm chế biến, năm 2010 Tổng công ty đã cử cán bộ chuyên trách sang Nga, Tây Ban Nha...để thăm dò và tập trung khai thác thị trường thịt lợn đông lạnh đóng hộp và hải sản đóng hộp .Kết quả hoàn toàn khả quan khi nhu cầu nội địa về hai mặt hàng trên của các nước này là tương đối lớn. Cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu rất triển vọng đối với Tổng công ty. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực thì công tác nghiên cứu thị trường của Tổng công ty còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa được thực hiện một cách triệt để, đồng bộ như:

- Phòng nghiên cứu thị trường của Tổng công ty tuy có đội ngũ chuyên viên khá đông đảo nhưng chưa có sự chuyên môn hoá sâu và trình độ nhân viên không đồng đều ở các bộ phận .

- Việc tổ chức tham gia hội chợ triển lãm của Tổng công ty tuy tần suất tham gia khá nhiều nhưng lại chỉ thiên về một vài loại sản phẩm nào đó mà chưa có sự đa dạng hóa trong quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho đối tác nước ngoài biết đến . Nội dung tham dự chưa được chuẩn bị chu đáo về mặt kết cấu cũng như cách thức thực hiện, do vậy mà chưa thu hút được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến từ phía khách hàng, phía đối tác cho hoạt động của Tổng công ty .

2.2.3.2. Về công tác dự báo thị trường .

.Những năm vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã chuyển sang giai đoạn cần phải nâng cấp từ cơ chế thị trường nội bộ thành cơ chế “Liên kết nội bộ” trên cơ sở tôn trọng cơ chế thị trường. Khi có sự thay đổi cơ chế thị trường như vậy thì cần tập trung vào công tác dự báo thị trường cả thị trường nội địa và thị trường ngoài nước, lưu ý đến việc thăm hỏi khách hàng thường xuyên và định kỳ nhằm nghiên cứu phát huy nguồn lực khách hàng đồng thời phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và khả năng đối ngoại, nhất là đối với các đồng chí đứng đầu các đơn vị. Công tác dự báo thị trường tiến hành dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm và ý kiến chủ quan của lãnh đạo Tổng công ty về xu hướng biến động của thị trường. Phát huy vai trò của người đứng đầu, đồng thời cần dành nhiều thời gian đầu tư cho mối quan hệ của mình và của Tổng công ty. Muốn vậy cần thoát khỏi suy nghĩ kinh nghiệm truyền thống và dần hướng vào tư duy đổi mới, sáng tạo có vậy mới tiến kịp xu thế phát triển của nền kinh tế trong tình hình hiện nay. Từ các cơ sở trên Tổng công ty đã tiến hành công tác phân tích định tính xu hướng tăng trưởng của khối lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu và lập kế hoạch xuất khẩu sản phẩm cho năm tiếp theo. Tuy vậy, công tác này cũng gặp một số khó khăn nhất định :

- Do công tác này chỉ dự báo về mặt định tính , chưa có công cụ định lượng một cách cụ thể nên chưa thể lường trước được các nhân tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến thị trường trong tương lai .

- Công tác dự báo thị trường của Tổng công ty chưa đưa ra được phương hướng phát triển các sản phẩm chủ lực hay các khách hàng tiềm năng, để từ đó đưa ra các kế hoạch phù hợp .

- Riêng đối với thực phẩm chế biến thì công tác dự báo thị trường còn nhiều bất cập : như giá xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Đối với chất lượng thịt lợn hay hải sản còn phải phụ thuộc vào tình hình thời tiết, dịch bệnh hay nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi. Hay như sản lượng rau củ quả phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, mùa vụ, tình hình sâu bệnh, dịch bệnh và loại đất trồng. Do không thể lường trước được những biến động trên nên công tác dự báo thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến nói chung và công tác dự báo thị trường xuất khẩu các sản phẩm khác của Tổng công ty sẽ còn khó khăn trong thời gian tới. Chính vì vậy ,cần phải đẩy mạnh các giải pháp động bộ khác nữa mới tìm ra hướng đi đúng nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội .

2.2.3.3. Về công tác mở rộng hệ thống kênh phân phối và xúc tiến bán hàng . Trên gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ ở hầu hết các châu lục, đa phần các sản phẩm của Tổng công ty được tiêu thụ theo hệ thống kênh phân phối. Các sản phẩm của Tổng công ty được bán cho các đối tác ở các nước tức là theo kênh gián tiếp là chủ yếu. Ở các kênh gián tiếp, các nhà nhập khẩu nước ngoài đa số là các Công ty thương mại và các cá nhân có điều kiện về tài chính. Với việc sử dụng kênh phân phối này Tổng công ty có khả năng xuất khẩu được khối lượng lớn, tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm chi phí trung gian cho các bên và chuyên môn hoá từng khâu trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Nếu xét một cách tổng thể thì xu hướng tổ chức kênh phân phối gián

tiếp đang được sử dụng ngày càng rộng rãi và được khuyến khích phát triển ở các doanh nghiệp xuất khẩu khác .

Đối với công tác xúc tiến thương mại, ngoài tham dự VIETPO, đầu tháng 4 -2012 vừa rồi, Tổng công ty Thương mại Hà Nội cũng tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 22 - VIETNAM EXPO 2012 và một số hoạt động khác như Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu, Hội thảo về Chính sách Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hội thảo Phát triển kinh doanh tại thị trường Hồng Kông.... Đây là các hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng của ngành thương mại Việt Nam nhằm góp phần định hướng phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Các chương trình và sự kiện trên đã đóng vai trò là cầu nối để quảng bá và giới thiệu sản phẩm, ngành hàng sản xuất và xuất khẩu của Tổng công ty và các đơn vị thành viên, tiếp đón và làm việc được nhiều đoàn khách; giao lưu thương mại và tìm kiếm các đối tác và các thị trường xuất khẩu trong tương lai nhằm góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam .

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 40)