2.2.2.1. Chính sách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm .
Kinh tế thế giới trong vài thập kỷ trở lại đây có sự biến đổi rõ rệt và không ngừng biến động. Nhu cầu của thị trường luôn biến động theo những biến đổi ấy. Đơn cử như việc giá cà phê trên thế giới tăng cao sẽ kéo theo những thay đổi chính sách xuất khẩu hay nhập khẩu của những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Không chỉ thế nó còn tác động đến một loạt các vấn đề khác trong xã hội như an ninh, y tế, giáo dục...Thế nên, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải học cách thích ứng với những sự thay đổi đó. Hiện nay, hầu như không có một doanh nghiệp nào thành công mà lại chỉ kinh doanh một loại sản phẩm nhất định. Theo cách này hay cách khác, thông thường các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều áp
dụng hai chính sách sản phẩm cơ bản là chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Chuyên môn hóa là để nâng cao chất lượng sản phẩm, còn đa dạng hóa sản phẩm chính là để thu hút các nhà nhập khẩu. Do đã định hướng được chiến lược kích thích xuất khẩu từ việc nâng cao tầm quan trọng của việc chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm, thời gian qua Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã đặc biệt quan tâm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với xu hướng biến động của thị trường, tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng, và cả với các nhà nhập khẩu nước ngoài .Chỉ riêng đối với hàng thực phẩm chế biến ,Tổng công ty đã chuyên môn hoá tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh và tiềm năng lớn như thịt lợn đóng hộp, hải sản đóng hộp, dưa chuột bao tử và cà chua đóng hộp. Ngoài ra, Tổng công ty còn tiến hành đa dạng hoá bằng cách giúp các cơ sở chế biến về các loại sản phẩm , kiểu dáng mới như thịt lợn xông khói, nem hải sản, xúc xích... để tung ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Chính sự năng động sáng tạo trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu mặt hàng thực phẩm chế biến theo hướng chuyên môn hóa và đa dạng hóa mà tình hình tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty ngày một nâng cao hơn nữa cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên thách thức không nhỏ mà Tổng công ty phải vượt qua là làm sao giữ và nâng cao được hiệu quả xuất khẩu hơn nữa để cạnh tranh với các doanh nghiệp tương đương khác .
2.2.2.2. Chính sách về giá cả .
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả bao giờ cũng là công cụ cạnh tranh sắc bén giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong những năm qua để kích thích xuất khẩu phát triển, Tổng công ty đã áp dụng các chính sách giá cả một cách linh hoạt như:
- Chính sách giá cả tuân theo thị trường: Chính sách này tạo cơ chế công bằng như nhau, thể hiện “cái bắt tay” hợp tác giữa các doanh nghiệp. Tổng công ty sẽ căn cứ vào giá bán của các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh sản phẩm nói chung và hàng thực phẩm chế biến nói riêng để định giá bán cho các sản phẩm của mình.Có như vậy thì khi có sự biến động về giá cả thị trường, Tổng công ty sẽ không bị “chèn ép” hụt hẫng ,đồng thời cũng tạo được tâm lý yên tâm cho khách hàng nước ngoài.
- Chính sách giá cả được chiết khấu tỉ lệ phần trăm theo số lượng , khối lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu : Nếu nhà nhập khẩu mua nhiều hơn mức thông thường thì Tổng công ty sẽ chiết khấu giá cả giảm xuống nhằm tạo sức cạnh tranh và vị thế trên thị trường. Chính sách này có nghĩa là tuỳ theo lượng hàng đặt mua mà Tổng công ty thực hiện chế độ chiết khấu khác nhau cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng .
- Chính sách định giá thấp hơn giá thị trường: Chính sách này thường được Tổng công ty áp dụng với các sản phẩm phục vụ trong thời gian ngắn như trong các dịp khuyến mại, khi có sản phẩm mới hay khai trương đại lý, chuỗi cửa hàng mới .Tổng công ty đã thực hiện chính sách này để cạnh tranh với các đối thủ hoặc khi muốn thâm nhập một thị trường mới. Một mặt, điều này giúp cho sản phẩm của Tổng công ty được tiêu thụ nhanh hơn nhưng mặt khác, Tổng công ty cũng rất khó nâng giá lên khi có sự biến động của các yếu tố đầu vào. Đây là một thực tế bất cập đòi hỏi Tổng công ty phải có biện pháp định giá linh loạt, mềm dẻo .
Mặc dầu vậy chính sách giá cả của Tổng công ty sẽ phát huy được vai trò và tính hiệu quả hơn nữa nếu Tổng công ty áp dụng thêm các chính sách giá theo vòng đời sản phẩm, theo sự phân đoạn thị trường và chiết khấu giảm giá cho từng sản phẩm khác nhau thì khác nhau.
2.2.2.3. Chính sách xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm ra nước ngoài .
Chính sách này thực chất là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại . Trong nhiều năm qua, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội luôn là lá cờ đầu trong các doanh nghiệp thương mại về các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch giữa các hợp tác xã, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tạo niềm tin cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Gần đây nhất, Tổng công ty đã tham gia hội chợ VIETPO 2012 ( hội chợ triển làm quốc tế hàng tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp, nông sản và thực phẩm chế biến 2012 ). Tham gia hội chợ VIETPO lần này Tổng công ty Thương mại Hà Nội có 2 gian hàng giới thiệu các sản phẩm thực phẩm chế biến đóng gói của hệ thỗng chuỗi siêu thị HaproFood và mì Kuksu - sản phẩm của nhà máy rượu Hapro . Tổng công ty hy vọng rằng qua VIETPO , khách hàng, và nhất là đối tác nước ngoài sẽ biết đến nhiều hơn về thương hiệu, về các ngành hàng, sản phẩm của Tổng công ty và các đơn vị thành viên khác .Qua đó cũng tạo được mối quan hệ hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài .
2.2.3. Nội dung hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu thực phẩm chếbiến của Tổng công ty trong thời gian qua .