Đa rạng hóa mặt hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 56)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỰC PHẨM CHẾ

3.3.4. Đa rạng hóa mặt hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Có thể nói rằng, khi thương mại hội nhập với kinh tế khu vực, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy kinh doanh đa ngành hàng mang lại lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro nên đã đi theo hướng này. Chủ yếu do từng loại sản phẩm thường bị cạnh tranh quyết liệt, nếu có nhiều sản phẩm khác cùng hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ có tránh được sức ép cạnh tranh từ nhiều phía. Chính vì thế, đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm trong kinh doanh hiện nay là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh, tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường .

Riêng đối với thực phẩm chế biến, ngoài các mặt hàng chủ lực truyền thống, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cần có định hướng đa dạng hóa sản phẩm nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hơn nữa bằng cách sản xuất, chế biến để xuất khẩu thêm các sản phẩm như mì, rong biển, tôm, cua, thịt bò…, đa dạng hóa các món ăn chế biến sẵn như nem hải sản, xúc xích, lạp xưởng…Còn đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, ngoài một số thị trường truyền thống như khối EU, Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc như trên, hiện nay công tác hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường, Tổng công ty đã triển khai chương trình đối ngoại định kỳ, trọng tâm hướng tới các khu vực thị trường trọng điểm mới và tiềm năng như các nước thuộc Đông Âu cũ, các nước châu Á hiện đang là đối tác thương mại xuất nhập khẩu lớn, các nước Tây Nam Á - Phi Châu, Nam Mỹ và một số thị trường mới như Hàn Quốc, Singapore, Triều Tiên, My-an-ma, In-đô-nê-xi-a...

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w