0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỰC PHẨM CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (Trang 55 -55 )

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỰC PHẨM CHẾ

3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn hàng xuất khẩu.

Hiện nay, ngoài bốn ngành hàng chính là thủ công mỹ nghệ, nông sản, may mặc và thực phẩm chế biến với hàng trăm mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên, đối với hàng thực phẩm chế biến, nhiều sản phẩm mới chỉ qua khâu sơ chế nên hiệu quả kinh doanh chưa cao, còn nhiều hạn chế. Do vậy, xu thế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay tiến tới đẩy mạnh các mặt hàng chế biến sâu, chế biến tinh, đòi hỏi chất lượng hàng hoá xuất khẩu phải cao. Chính vì vậy, Tổng công ty Thương mại Hà Nội cần phải nâng cao dần chất lượng các sản phẩm mà cung cấp cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm Tổng công ty trên thị trường quốc tế. Thực tế cho thấy, sản phẩm của doanh nghiệp chịu sự tác động và cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau trên thế giới, trong đó có nhiều nước có trình độ khoa học công nghệ và nền sản xuất phát triển rất cao. Bởi thế, Tổng công ty phải tạo ra và duy trì được uy tín với khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm, từ đó tạo dựng niềm tin từ phía đối tác nước ngoài của doanh nghiệp.

Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác thu mua và tạo nguồn hàng để xuất khẩu của Tổng công ty là công tác rất quan trọng. Không giống như các loại mặt hàng khác, các loại thực phẩm như thịt, hải sản thì Tổng công ty chủ yếu thu mua ở phía Nam, còn rau củ quả thì chủ yếu thu mua ở các tỉnh phía Bắc. Do vậy cần tiến hành công tác thu mua và tạo nguồn tiến hành một cách rộng khắp từ Bắc đến Nam để đủ lượng hàng với các mối quan hệ kinh doanh từ trước, kịp thời nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hoá phục vụ xuất khẩu.Tổng công ty cần chọn lựa và sử dụng thêm nhiều kênh mua hàng với các đầu mối, nhằm tạo ra nhiều nguồn hàng ổn định với mặt hàng xuất khẩu đa dạng, tìm ra những vùng có thế mạnh trong việc chăn nuôi, trồng trọt mới . Đồng thời Tổng công ty cũng phải ngày càng

phải chú trọng tới việc nghiên cứu, tìm hiểu các mặt hàng mới, về nguồn hàng thực phẩm cung cấp phục vụ xuất khâủ đó. Nói tóm lại, nâng cao chất lượng sản phẩm chính là nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần hướng đến để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu trong tương lai .

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỰC PHẨM CHẾ BIẾN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI (Trang 55 -55 )

×