Phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thực phẩm chế biến

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 28)

phẩm từ thịt lợn ,hải sản và rau củ quả các loại. Mặt hàng này có ưu điểm là việc đóng gói bao bì và dễ dàng vận chuyển hơn các mặt hàng khác, nên chi phí xuất khẩu được tinh giảm đáng kể. Những năm qua, nhờ có việc đầu tư nhập công nghệ máy móc và dây chuyền hiện đại như công nghệ hút chân không trong bảo quản thực phẩm nhằm phục vụ yêu cầu sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm mà khối lượng và chất lượng của sản phẩm cũng tăng lên đáng kể . Nói tóm lại, cơ cấu các mặt hàng thực phẩm chế biến của Tổng công ty Thương mại Hà Nội rất đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại khác nhau với chất lượng cao, giá thành cạnh tranh và không ngừng gia tăng chất lượng sản phẩm trên thị trường thế giới.

2.1.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thực phẩm chếbiến . biến .

Hiện nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách kinh tế mở cửa hướng về xuất khẩu, lấy thị trường xuất khẩu thế giới làm cơ sở cho sản xuất kinh doanh. Tự do hoá thương mại đã và đang diễn ra khắp toàn cầu hình thành các quan hệ buôn bán giữa các nước không ngừng được mở rộng và tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng diễn ra một cách gay gắt hơn. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thế giới đòi hỏi phải nhạy bén, nắm chắc và kịp thời các thông tin thương mại, phải biết phát huy thế mạnh của mình, nắm chắc và kịp thời các thông tin thương mại, tạo được lợi thế cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh thì mới tự đem lại nhiều cơ hội thành công lâu dài. Mỗi doanh nghiệp cần phải biết tự chủ động đánh giá và lên phương án kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với xu hướng biến động

của thị trường. Sớm nắm được điều này, trong nhiều năm qua,Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã đề ra các quyết định, các biện pháp kinh doanh đúng hướng. Cho đến nay, thị trường xuất khẩu của Tổng công ty đã lên đến trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Vì thế, Tổng Công ty không những tạo thêm được nhiều bạn hàng mới, mà còn mở rộng và phát huy thêm nhiều mối quan hệ với các bạn hàng cũ tạo điều kiện cho quá trình hợp tác hữu nghị dài lâu. Tuy nhiên, phải công bằng mà nói, các mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty nói chung và hàng thực phẩm chế biến nói riêng cũng đang chịu tác động không nhỏ của nhiều đối thủ cạnh tranh trên thế giới, trong đó có Thái Lan, Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu tương đối mạnh. Tại các nước này đã xuất hiện các mặt hàng được sơ chế và chế biến bằng máy móc, thiết bị hiện đại nhưng do giá thành thuê nhân công đắt hơn ở nước ta nên sức cạnh tranh về giá bán của các mặt hàng này so với các mặt hàng thực phẩm chế biến ở nước ta là chưa cao .

Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước khác cũng tham gia xuất khẩu mặt hàng thực phẩm chế biến .Có thể kể đến các thương hiệu mặt hàng này như Hapromart của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội ( Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh ), Vissan của Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản Vissan ( Tp.Hồ Chí Minh ), Halong Canfoco của Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long ( Quảng Ninh ), AFC của Công ty Thực phẩm chế biến Á Châu ( Quảng Nam ), Bianfishco của Công ty Cổ phần thủy sản Bình An( Cần Thơ )...Vì nước ta có rất nhiều lợi thế trong sản xuất hàng thực phẩm chế biến nên khối lượng sản phẩm được sản xuất ra ngày một tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ngày càng cao trong tương lai. Đồng thời, có nền kinh tế thị trường tức là có sự cạnh tranh, nhất là trong kinh doanh. Bởi thế, hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu mặt hàng đầy

tiềm năng này. Đây là một tín hiệu đáng tự hào khi nước ta thực hiện nền kinh tế mở hội nhập sâu trong thương mại quốc tế .Đồng thời ,thực trạng này cũng đặt ra vô vàn thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có cơ chế , bước đi vững chắc hơn nữa khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ) .

Bảng 2.3 : Biểu thị lợi nhuận xuất khẩu và tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu thực phẩm chế biến của Tổng công ty Thương mại Hà Nội

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Lợi nhuận XK (tỷ đồng) 17 29,5 32 39,3

2 Tỷ suất lợi nhuận hàng xuất (%) 13,2 27,4 25,1 33

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giai đoạn 2008 – 2011 ( Tổng công ty Thương mại Hà Nội ) .

Qua bảng 2.3 trên, ta thấy được lợi nhuận xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến tăng qua các năm từ 2008 – 2012. Tuy không tăng đều nhau qua các năm nhưng nhìn chung kết quả lợi nhuận xuất khẩu rất khả quan. Cụ thể, lợi nhuận xuất khẩu thực phẩm chế biến năm 2008 là 17 tỷ đồng , năm 2008 là 29, 5 tỷ đồng và đến năm 2011 là 39,3 tỷ đồng. Còn về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu tuy có giảm từ 27,4 % năm 2009 xuống 25,1 % năm 2010 nhưng nói chung chỉ tiêu này vẫn tăng từ 13,2 % năm 2008 lên tới 33 % năm 2011, như vậy tăng hơn 2 lần. Cả hai chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu và tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu này đều phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Cả hai chỉ tiêu đều tăng chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao, đem lại thu nhập tương xứng cho cán bộ nhân viên của Tổng công ty Thương mại Hà Nội .

Thực phẩm chế biến là mặt hàng mà Việt Nam đang có nhiều lợi thế về nhiều mặt và có tiềm năng phát triển tốt .Thật vậy, năm 2011, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,89% và được đánh giá là năm khó khăn nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây, song nền kinh tế nước ta vẫn đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Khu vực này có mức tăng trưởng 5%, cao nhất trong những năm gần đây và đóng góp 11,15% GDP. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản năm 2011 tăng khá cả về lượng và giá trị, như xuất khẩu gạo đạt 7 triệu tấn, 3,6 tỷ USD; cà phê đạt 2,6 tỷ USD; hạt điều đạt gần 1,5 tỷ USD, ngành thuỷ hải sản đạt 6,7 tỷ USD, trong đó hải sản chế biến tăng 14,4 % so với năm 2010 ) ...Hiện nay, với những công nghệ chế biến và bảo quản mới trong quy trình chế biến thực phẩm thì thực phẩm chế biến đã an toàn và bổ dưỡng hơn trước rất nhiều. Trước tiên phải kể đến việc sử dụng công nghệ hút chân không trong bảo quản thực phẩm tiệt trùng như sữa, thịt, cá. Thực phẩm khi được đóng trong bao bì ở tình trạng chân không sẽ giữ lại được hết vitamin, vị tươi ngon và các khoáng chất vi lượng. Thực phẩm chế biến theo công nghệ mới hoàn toàn vô hại với người tiêu dùng, kể cả để trong một thời gian dài và vẫn đang trong thời hạn sử dụng.Do được chế biến và bảo quản sau khi đóng hộp nên có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như những lo ngại về vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay, có một xu hướng mới trên thị trường thực phẩm chế biến là các sản phẩm không có chất bảo quản hay bất kỳ yếu tố nhân tạo nào để đảm bảo hoàn toàn độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Tất cả các yếu tố này đều được thông tin rõ ràng trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng có khả năng lựa chọn chính xác nhất . Và có ba nhân tố cơ bản tác động đến mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm nội địa là chất lượng sản phẩm; hiệu quả của hoạt động phân phối ra thị trường và thương hiệu của sản phẩm, uy tín và truyền thống của nhà sản xuất.

Các nhà nhập khẩu ngoại hiện nay đang rất quan tâm đến những nhân tố này, đặc biệt là chất lượng sản phẩm vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng .

Hiệu quả kinh doanh của các mặt hàng thực phẩm chế biến tại một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá tốt .

• Về xuất khẩu thịt lợn đóng hộp : tại nước Nga, mức tiêu dùng thịt lợn bình quân đầu người khá cao, đạt 35,5 kg/năm, trong khi tại các nước phát triển khác thuộc khối EU là 40-45kg/năm. Mục tiêu đến năm 2020 phải đạt sản lượng 7,6 triệu tấn thịt lợn với gần 90 triệu đầu lợn. Tại Nga , 90% người dân dùng thịt lợn và tại EU con số này là 80 %.Trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, giá thịt lợn tại Nga đã tăng 39% đối với lợn hơi và 46% đối với lợn móc hàm . Các nước khác như: Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Ucraina và Hà Lan cũng gặp tình trạng tương tự . Do thị trường thịt nội địa của Nga và EU không có khả năng cạnh tranh nhiều, thậm chí không đáp ứng đủ nhu cầu nội địa vì hiệu quả kinh doanh kém, chi phí nhân công tốn kém và giá thành cao so với các thị trường khác.Sự tăng trưởng về nhu cầu thịt lợn chế biến và sự biến động của giá cả theo hướng gia tăng trên thị trường nội địa của các nước này đã khiến các nước này tính đến chuyện nhập khẩu thịt lợn từ các thị trường châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan...và cả từ châu Mỹ như Brazil .Tuy nhiên, thịt lợn vào Nga, do vẫn còn chịu sự điều tiết bởi hạn ngạch nhập khẩu, nhưng chắc chắn sẽ được nới lỏng hơn khi Nga sẽ là thành viên của WTO vào tháng 12 – 2012 tới. Còn các thị trường khác thì sản phẩm thịt lợn đóng hộp xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn trước do tâm lý của người tiêu dùng ngày càng e ngại vấn đề ô nhiểm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm .Phải nói rẳng nếu có đầu tư đúng hướng về vật nuôi, công nghệ chế biến thì cơ hội

tiếp cận và tiếp cận sâu vào thị trường thế giới vẫn trong tầm với của các nhà chăn nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu chế biến thịt lợn ở Việt Nam.

• Về xuất khẩu hải sản đóng hộp : Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu trên 295.000 tấn hải sản, trị giá khoảng trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt 455 triệu đô la, nhuyễn thể 489 triệu đô la, giáp xác khác ngoài tôm khoảng 112 triệu đô la và còn lại là các loại cá biển khác. Năm 2011 được coi là năm thành công của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vì cả khối lượng và giá trị xuất khẩu cá ngừ sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh.Trong hầu hết các loại cá ngừ xuất khẩu thì cá ngừ đóng hộp đạt khoảng 49.000 tấn, trị giá 158,5 triệu đô la, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ các loại.Loại cá này được xuất khẩu đi 94 thị trường với sự tham gia của 140 doanh nghiệp.Sở dĩ có sự tăng trưởng chính là do giá xuất khẩu trung bình cá ngừ cao, nhu cầu tiêu thụ tăng trong khi một số nước trên thế giới đang đề xuất cắt giảm hạn ngạch khai thác đối với một số loài cá ngừ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản cũng gặp không ít khó khăn về nguyên liệu, rào cản về thuế quan như việc xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật vẫn bị áp thuế nhập khẩu cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, dẫn đến giảm sức cạnh tranh hay rào cản về chất lượng như Úc, Nhật Bản và tăng cường kiểm tra thuỷ sản nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam. Dự báo xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong năm 2012 tiếp tục tăng và đạt giá trị khoảng 300 triệu đô la và riêng cá ngừ đóng hộp khoảng 55.000 tấn, chiếm khoảng 58 % tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ các loại với các thị trường tiềm năng và ổn định như Canađa, Mỹ, Nhật và Cộng hòa Séc. Xu hướng ngày càng ưa chuộng thuỷ sản nuôi và thuỷ sản khai thác bền vững cũng phần nào tác động đến nhu cầu của các nước phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hải sản phải ngày càng chú trọng đến nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu để

đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính và yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm .

• Về xuất khẩu dưa chuột bao tử, cà chua đóng hộp và các loại rau củ quả khác : Theo Hiệp hội rau hoa quả Việt Nam (VinaFruit) cho biết dự báo xuất khẩu rau quả sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân là 25 - 28%/năm và đạt kim ngạch khoảng 750 - 800 triệu USD vào năm 2012. Hiện nay, rau quả Việt Nam chủ yếu tập trung vào những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...và trong thời gian tới cần hướng tới các thị trường khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên Bang Nga, EU...để đa dạng hóa, tránh lệ thuộc trong xuất khẩu. Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường EU năm 2011 đạt 54,5 triệu USD, tăng 10,4% so với năm 2010. Nhiều chủng loại rau quả đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này như dưa chuột bao tử, cà chua đóng hộp, thanh long, xoài, hồng xiêm, dừa... Dự báo trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường EU sẽ tăng mạnh do nhu cầu tăng đối với các sản phẩm rau quả đặc trưng với hương vị mới lạ từ các nước nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... Trong hai năm 2010 và 2011 vừa qua đã có 88 loại rau quả tươi, khô và các dạng chế phẩm từ rau quả được xuất khẩu sang thị trường EU. Trong đó, đáng chú ý là 5 mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất là Dứa, Dưa chuột, Nấm các loại, Thanh long và Vải. Kim ngạch xuất khẩu của 5 mặt hàng này sang thị trường EU năm 2011 đạt 22,6 triệu USD, chiếm 61,5% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU. Dứa vẫn là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 41,8% so với năm 2008. Tiếp đến là dưa chuột với kim ngạch đạt 11,1 triệu USD, tăng 27,2% và tiếp đến là các mặt hàng còn lại. Hiện nay, dưa chuột bao tử đã có mặt ở hầu hết các thị trường các nước trên thế giới như : Ai Cập, Nga, Hungary, Romani, Hàn Quốc, Nhật Bản ... Có thể nói Việt Nam có tiềm năng xuất

khẩu rau, quả nhiệt đới,đặc biệt là rau quả đóng hộp và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới hầu như không hạn chế về số lượng. Tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn những yếu điểm mà điển hình là năng suất thấp, sản xuất phân tán, chưa giải quyết dứt điểm được khâu tạo giống, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả xuất khẩu cũng như khâu kiểm dịch và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các thị trường nhập khẩu...Cuối cùng ,vấn đề là làm sao mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm , nâng cao hiệu quả xuất khẩu rau quả thì cần phải đầu tư tương xứng cho các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả . Việc làm này sẽ gián tiếp thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm mới làm phong phú và đa dạng hóa các loại sản phẩm trong lĩnh vực này .

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w