Trần thuật từ ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Trần thuật từ ngôi thứ nhất

Như đã nói ở trên, việc phân chia trần thuật theo ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ở đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong các tiểu thuyết đã nói ở trên có xuất hiện của người kể chuyện ngôi thứ nhất tuy nhiên chỉ là xen kẽ và chiếm dung lượng ít hơn so với ngôi kể thứ 3. Chúng tôi tách riêng Trí nhớ suy tàn ra khỏi hệ thống trên bởi lẽ đây là tiểu thuyết duy nhất trong số 5 sáng tác của Nguyễn Bình Phương mà chúng tôi đề cập chỉ sử dụng một ngôi kể trong toàn truyện là ngôi kể thứ 1.

Trí nhớ suy tàn có thể được coi như một cuốn nhật kí của nhân vật chính là người con gái không rõ tên, chuẩn bị bước sang tuổi 26, luôn chìm đắm trong kỷ niệm, hồi ức sâu đậm về mối tình đầu đã qua và đang sống trong những ngày “suy tàn của trí nhớ”. Khác biệt hẳn với các tiểu thuyết trước và sau đó của Nguyễn Bình Phương, ở Trí

nhớ suy tàn chỉ có duy nhất một người kể chuyện đó là người kể chuyện ngôi thứ nhất, tự xưng là “em” và cũng với điểm nhìn trần thuật duy nhất: điểm nhìn bên trong nhân vật. Không dành nhiều sự lựa chọn đối với lối trần thuật từ ngôi thứ nhất, nhưng khi đã chọn sử dụng lối trần thuật này thì Nguyễn Bình Phương lại cũng có một lối đi riêng - đúng như chính phong cách mà anh đã tạo ra từ những tiểu thuyết trước đó. Thông thường với hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất thì cách dùng phổ biến vẫn là qua đại từ nhân xưng “tôi” nhưng ở đây Nguyễn Bình Phương lại chọn đại từ “em”. Ở đây từ “em” tạo ra một sự lấp lửng giữa ba ngôi: ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Vẫn có thể dùng “em” để chỉ một đối tượng nào đấy nói chung khi không đề cập đến tên cụ thể, khi đó tự sự được kể từ ngôi thứ ba; hay từ “em” vẫn dễ làm người ta liên tưởng đến một cuộc đối thoại, và nhân vật xưng “em” để nhấn mạnh đến vai vế của mình với người đối diện, khi đó tự sự lại được kể từ ngôi thứ hai. Tuy nhiên, với hình thức tiểu thuyết - nhật ký, ở Trí nhớ suy tàn từ “em” vẫn mang màu sắc đậm nét nhất của cái tôi trong ngôi thứ nhất. Việc lựa chọn đại từ cho ngôi kể này, trước hết đã là một dụng ý, chính sự “lấp lửng” trong đại từ nhân xưng khiến tiểu thuyết ngay từ trang đầu tiên đã trở nên mờ nhòe, thiếu sự xác định rõ ràng, tính chất “trò chơi” cũng được khơi mào khi tiểu thuyết bắt đầu thách thức, gợi mở sự khám phá nơi người đọc từ đây. Và đó dường như cũng là lối viết quen thuộc của Nguyễn Bình Phương, làm mới trên cái cũ, cách tân từ chính truyền thống.

Trí nhớ suy tàn là dòng độc thoại miên man, là dòng ý thức chảy trôi bất tận, không đầu không cuối của người con gái xưng “em”. Thời gian sự kiện của tiểu thuyết thực tế chỉ kéo dài trong vài tháng, từ mấy tháng trước cho đến sinh nhật tròn 26 tuổi của nhân vật chính. Và cũng trong ngần đấy thời gian, “em” sống trong một trạng thái trôi vô định, những dấu ấn của thực tại ít ỏi xen lẫn, trôi tuột trong dòng chảy mạnh mẽ của kí ức, của hoài niệm, của những tâm trạng không gọi được thành tên. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường đặt điểm nhìn ở những nhân vật “không bình thường”, những con người dị biệt, đó có thể là một người ở cõi âm như Ông trong Những đứa trẻ chết già, có thể là một người trong trạng thái hôn mê như Hoàn trong Người đi vắng, một kẻ điên như Tính trong Thoạt kỳ thủy, và đến Trí nhớ suy tàn điểm nhìn tiếp tục được trao cho một người đang “suy tàn về trí nhớ”. Đặt điểm nhìn trần thuật ở cô gái

thường xuyên mất ý niệm về thực tại, đời sống, không gian, thời gian, hiện thực trong

Trí nhớ suy tàn bởi thế trở nên mông lung, mờ ảo, xa xôi, khó xác định. Hiện thực ở đấy chỉ còn tiếng nói mờ ảo của ký ức, đang nhòe đi, đứt quãng, khi nhớ, khi quên, khi chắc, khi không chắc, lúc đoán, lúc tưởng, “trí nhớ ấy rọi vào đời sống hàng ngày của Hà Nội, chiếu lên những khuôn mặt của hai người tình có tên Vũ, Tuấn, của những giao hữu thân sơ như cô bạn gái có tên "chủ hiệu cầm đồ", ông họ Trịnh với biệt danh "hai mươi bẩy vết thương" hay bà già độc thân hàng xóm, hoặc những người như Hoài, Huyền, Quẩy... Ðó là những chân dung được ký ức ghi lại, khi tỏ, khi mờ, tất cả tạo nên một không gian Hà Nội của trí nhớ, phi thời gian, vừa thơ mộng, vừa hiện thực” [23].

Dùng đại từ nhân xưng “em” - như đã nói ở trên - rất quen thuộc trong các cuộc đối thoại, ngôi kể này khi được ám chỉ cho ngôi thứ nhất, trong một câu chuyện mang tính chất một cuốn nhật kí, khiến người đọc có cảm giác tiểu thuyết là một cuộc đối thoại, ở đó nhân vật đang đối thoại, tâm sự với chính mình. Từ điểm nhìn đó, người đọc tiểu thuyết như đang đọc chính dòng tâm tư, đọc từng ý nghĩ, từng băn khoăn, trăn trở, từng cảm xúc, tâm trạng đang diễn ra bên trong thế giới nội tâm nhân vật. Khoảng cách giữa nhân vật và người đọc ở đây, bởi thế gần hơn bao giờ hết. Không luôn cật vấn về sự tồn tại của mình trong cõi đời như người đàn ông cô độc trong Những đứa trẻ chết già, không thường trực những ám ảnh đầy lo sợ, bất an như thế giới người trong Người đi vắng, cũng không phải là thứ vô thức dữ dội đầy hoảng loạn như những người điên trong Thoạt kỳ thủy, nhân vật “em” trong Trí nhớ suy tàn lại là cô gái nặng lòng và đa cảm, sự luyến tiếc khôn nguôi của mối tình đầu đã trôi vào quá vãng đã đẩy cô vào một tình thế dùng dằng, níu kéo giữa quá khứ và thực tại. Trong trạng thái vô định, hoài niệm, ký ức thì đang ngày một suy tàn, thực tại thì ngột ngạt, chán chường, “em” rơi vào vòng xoáy của sự vô phương hướng, thiếu điểm tựa, và cô cứ trôi đi theo dòng chảy đó cho đến lúc quyết định ra đi với hi vọng tìm một sự đổi thay. Nhưng chuyến đi của cô chưa biết nơi đến, chưa biết thời điểm dừng, với lời hẹn quay về cũng mơ hồ, xa xôi - lại cũng bất định như chính cuộc sống mà “em” đang sống. Có thể nói, với hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, tiểu thuyết đã diễn tả, đã khám phá đến tận cùng đáy sâu nội tâm nhân vật. “Em” cũng là một hiện thân của con người trong cuộc sống hiện đại, cũng như

Ông, như Thắng, như Hoàn, như Tính, Hiền và tiếp sau đó là những Khẩn, Nhung, Thúy… vẫn đang trên hành trình đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình.

Tiểu kết

Ở trên chúng tôi đã đi vào khảo sát, tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật qua 5 tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Bình Phương. Qua đó có thể nhận thấy điểm xuyên suốt trong các tiểu thuyết của nhà văn trẻ này, đó là ý thức cách tân, làm mới nghệ thuật tiểu thuyết đương đại, mà cụ thể ở đây là ở phương diện người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật. Đặc điểm chung, thống nhất trong các tiểu thuyết nói trên đó là việc sử dụng hình thức trần thuật đan xen, kết hợp giữa các ngôi kể thứ nhất và thứ ba cùng với đó là sự dịch chuyển điểm nhìn liên tục trên các cấp độ văn bản từ người kể chuyện sang nhân vật. Việc khước từ điểm nhìn toàn tri với người kể chuyện không đáng tin cậy; gia tăng điểm nhìn, ngôi kể ấy tạo ra cho tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhiều góc quay, nhiều cách nhìn đa diện về cuộc sống và tương ứng với đó tiểu thuyết mang đến người đọc tâm thế bất tín nhận thức. Rằng tiểu thuyết giờ đây còn có những mảng hiện thực là mảnh đất của tưởng tượng, huyền ảo, những hiện thực ẩn sâu dưới tầng tầng lớp lớp những sự kiện, biến cố mà con người chưa thể nắm bắt và lý giải. Cũng chính ở đây, bằng cách này, “Nguyễn Bình Phương đã tạo cho mình một lối đi vô cùng rộng rãi để đến với hiện thực” [14].

Bên cạnh đó, trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, sự phối hợp liên tục giữa ngôi kể thứ nhất và thứ ba vừa đảm bảo được tính khách quan của hiện thực lại vừa có thể đi sâu khai phá thế giới nội tâm nhân vật. Cùng với đó, việc đặt điểm nhìn nhân vật ở những nhân vật đặc biệt, “dị biệt”, phần nhiều mang tính vô thức, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã lật tẩy toàn bộ bản chất con người vốn bị lý trí thường ngày che giấu, hé lộ đời sống tinh thần sâu kín, đầy ẩn mật bên trong của con người. Có thể khẳng định, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương “bắt đầu từ điểm nhìn” đã góp một tiếng nói khai phá về tâm thế con người trong xã hội đương đại. Và bởi thế, vấn đề điểm nhìn cũng chính là cách thể hiện quan niệm của tác giả về con người trong thời hiện tại. Điều đó cho thấy, những cách tân về hình thức, những nỗ lực tìm kiếm cách thể hiện mới cho tiểu thuyết, nói đến cùng, cũng không xa rời với việc nhà văn muốn gửi gắm một ý niệm về cuộc đời và con người.

CHƢƠNG 2: KẾT CẤU VÀ THỜI GIAN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 2.1. Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng

Theo Từ điển thuật ngữ văn học khái niệm kết cấu được định nghĩa là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm (…) không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bề ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm (…) bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [39, tr.131]. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng

cho rằng kết cấu là “sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật (…) bao gồm việc phân bố các nhân vật (hệ thống các hình tượng), các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện), các phương thức trần thuật (kỹ thuật trần thuật như là sự thay đổi các điểm nhìn đối với cái được miêu tả), chi tiết hoá các khung cảnh, hành vi, cảm xúc (kết cấu chi tiết), các thủ pháp văn phong (kết cấu ngôn từ), các truyện kể đan xen với các đoạn ngoại đề trữ tình (kết cấu các yếu tố ngoài cốt truyện)” [1, tr.170]. Như vậy có thể thấy kết cấu tác phẩm không chỉ đơn thuần là sự tổ chức về mặt ngữ pháp trên bề mặt bố cục mà nó còn là sự nối kết của những thành tố bên trong cấu thành tự sự trong đó có các phương thức trần thuật. Đây là điều mà càng ngày dưới ánh sáng của lý thuyết trần thuật học người ta càng nhận thấy tính chất quan trọng của nó trong nội hàm kết cấu cũng chính là trong việc tổ chức cấu thành nên tác phẩm tự sự.

Nói một cách nôm na, nếu nghệ thuật tự sự là cách kể một câu chuyện hư cấu, người kể chuyện và điểm nhìn làm rõ vấn đề ai là người kể và xuất phát từ điểm nhìn của ai, thì có thể hiểu kết cấu trả lời cho câu hỏi câu chuyện được kể đó được sắp xếp, sắp đặt theo trật tự nào, cách thức liên kết ra sao (tất nhiên sự sắp xếp ở đây như đã nói ở trên không chỉ mang nghĩa là trên bề mặt bố cục mà còn ở tầng sâu các lớp ý nghĩa của tự sự). Thống nhất với quan điểm của các nhà nghiên cứu, ở phần này chúng tôi muốn làm rõ những đặc điểm khái quát của kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương -

những đặc điểm cho thấy tính chất cách tân mới mẻ trong nghệ thuật tự sự của làn sóng đổi mới tiểu thuyết đương đại Việt Nam.

2.1.1. Kết cấu đa tầng, xoắn kép

Kết cấu tiểu thuyết những năm gần đây đã có những thay đổi khá lớn. Thi pháp tự sự truyền thống vì coi trọng nhiều hơn yếu tố cốt truyện nên các nhà văn trước đây quan tâm đến việc chuyển tải nội dung gì nhiều hơn là chuyển tải như thế nào, bằng cách nào. Dù ở mỗi thời kỳ cốt truyện tự sự có thể thay đổi và ngày càng trở nên phong phú đa dạng hơn về mặt nội dung (vì vận động theo đời sống xã hội) song trong tiểu thuyết từ thời kì đổi mới trở về trước người đọc vẫn quen thuộc với những cách tổ chức cốt truyện cũ, diễn biến theo trật tự thời gian tuyến tính, trật tự nhân quả, không có sự phức tạp trong cách dựng truyện. Bởi vậy người đọc truyền thống sẽ ít nhiều lạ lẫm, bất ngờ (và thích thú) với tiểu thuyết từ sau đổi mới và đặc biệt là tiểu thuyết vài năm gần đây bởi cách xây dựng kết cấu mới lạ và độc đáo mang tính chất đa tầng, lồng ghép, xoắn kép. Có thể nhận thấy rất rõ đặc điểm này thể hiện trong sáng tác của Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Thuận. Nguyễn Bình Phương cũng là một trong những tác giả như vậy. Hầu hết các tiểu thuyết của anh đều được xây dựng theo kiểu kết cấu này.

Chúng tôi đã làm một bảng thống kê các mạch truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương:

Tiểu thuyết Mạch truyện

Những đứa trẻ chết già

Mạch truyện 1: Câu chuyện truy tìm và tranh giành kho báu của hai dòng họ ở cõi trần

Mạch truyện 2: Câu chuyện của người đàn ông trên chuyến xe trâu trở về làng cũ ở cõi âm

Người đi vắng

Mạch truyện 1: Câu chuyện của những con người trong xã hội thời hiện tại

Mạch truyện 2: Câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn đầu thế kỷ XX

Thoạt kỳ thủy

Mạch truyện 1: Hành trình của con cú bị bắn trôi trên sông

Mạch truyện 2: Câu chuyện cuộc đời của Tính cùng cuộc sống ở làng Phan

Ngồi

Mạch truyện 1: Câu chuyện của những con người trong xã hội thực tại

Mạch truyện 2: Câu chuyện nửa như giấc mơ, nửa như hoài niệm, diễn ra trong dòng ý thức của Khẩn gắn với hình ảnh của Kim

Theo bảng thống kê trên có thể thấy 4/5 tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được đề cập đến trong luận văn này được cấu trúc bằng những mạch truyện đa tầng, đan xen, xoắn kép. So với các nhà tiểu thuyết trước 1975 Nguyễn Bình Phương đã tìm cách tung phá mọi đường biên để tạo ra sự bứt phá đặc biệt cho cấu trúc tự sự tiểu thuyết.

Trong số các tiểu thuyết nói trên Những đứa trẻ chết già xem ra lại là tiểu thuyết có bố cục rõ ràng và rành mạch nhất. Tiểu thuyết gồm hai mạch truyện chạy song song từ đầu đến cuối tác phẩm: 10 Chương và 9 Vô thanh. Câu chuyện trong các Chương diễn ra trong cõi đời thực tại, cuộc sống của những con người ở làng Phan, trong đó nổi bật hơn cả là hành trình toan tính và tranh giành kho báu của đại gia đình Trường hấp với ông Trình. Còn Vô thanh lại là câu chuyện thuộc về cõi âm của 4 người đàn ông trên hành trình trở về làng cũ, trên một chuyến xe trâu. Cả 2 mạch của truyện cứ song hành, nối đuôi nhau xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm tưởng như không hề có điểm chung. Chính sự phân biệt rõ ràng và cân đối đến mức “đáng ngờ” ở tiểu thuyết này cuối cùng lại là một thách thức đối với nhãn quan của người đọc truyền thống.

So với Những đứa trẻ chết già thì vấn đề kết cấu trong Người đi vắng dường

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)