6. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Giọng điệu trữ tình chiêm nghiệm, suy tư, triết lý
Như đã nói ở trên, với cấu trúc đa tầng, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện tham vọng bao quát nhiều mảng hiện thực đời sống, từ những hiện thực trần trụi phô bày hiển hiện đến những góc tối ẩn khuất là tâm tưởng, bản năng, vô thức con người. Chính vì thế, cùng tồn tại song song, xen kẽ của hai kiểu giọng điệu nói trên, ở tiểu thuyết của nhà văn này người đọc còn bắt gặp một kiểu giọng điệu khác, cũng là một “tông giọng” làm nên sắc thái tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: giọng trữ tình, chiêm nghiệm, suy tư, triết lý.
Giọng điệu trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương như một sự tương ứng với những mảng văn bản được trần thuật bởi thứ ngôn ngữ giàu chất thơ. Bởi vậy giọng điệu này thường xuất hiện ở những đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên hay miêu tả tâm trạng của nhân vật. Có thể nhận thấy giọng trữ tình đã tạo ra một dòng mạch riêng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tạo ra những đoạn văn mượt mà, giàu chất thơ: “Những
tận chóp đồi. Hương chè nhả ra chát đặc” [vô thanh 1]; “Chiều mùa hạ. Trời vàng rực ẩn sau lớp rừng bị cháy tơ tướp đang cố gắng hồi sức. Những cơn gió hiếm hoi lóp ngóp bò lên từ lòng đất làm vô số tàn tro và lá khô bay loạn xạ khắp làng” [chương 2]. Bên
cạnh những phiến đoạn hiện thực đầy ồn ã, bon chen thì lại có những đoạn đặc tả nội tâm đầy trữ tình, nhiều cảm xúc: “Suốt ngày ông quanh quẩn bên ghềnh đá. Ông nhìn
xuống chỗ vực xoáy chờ đợi thằng Tĩnh. Nhiều lần ông âm thầm ôm mặt khóc như đứa trẻ lạc mẹ. Ông tưởng tượng đến một lúc nào đó, thằng Tĩnh, thằng con duy nhất trong đời ông, sẽ trở về... Ông nhìn xung quanh, tất cả đều đục ngầu, đều cuồn cuộn, đều xoay tròn, vỡ nát” [vô thanh 2]. Giọng trữ tình là màu sắc chủ đạo của Trí nhớ suy tàn, bởi tiểu thuyết mang dáng dấp của bài thơ văn xuôi. Giọng điệu này được gọi ra bởi những câu văn, cách diễn đạt lạ lẫm, cách điệu, đầy chất thơ và chất chứa tâm trạng: “Bây giờ
em đang đi cạnh những làn sương mỏng, màu sắc khoan hòa nhã nhặn. Chạm vào sương là chạm vào bông, thứ bông tinh khiết hơn cả mây ngày nắng ráo. Thầm ước có một buổi nào đó thành phố chìm trong sương mù để xem mình sẽ đi tới đâu”; “Hà thành đang mùa hoa rụng. Còn lởn vởn đâu đó lời bày tỏ bâng quơ của Tuấn, cả bước chân bâng quơ không rõ tự thủa nào”. Nếu như giọng điệu trữ tình thường chứa nhiều cảm
xúc, đó là những lúc trần thuật đi sâu khơi mở nội tâm của nhân vật, thì có thể thấy, ở
Trí nhớ suy tàn, dù xuyên suốt một giọng điệu này nhưng gắn liền với chất trữ tình vẫn là một dáng vẻ bàng bạc, cảm xúc đấy nhưng vẫn thờ ơ, lãnh đạm, bày tỏ đấy nhưng vẫn giữ lại những phần sâu kín nhất cho riêng mình: “Hình như có em Vũ nói chuyện sôi nổi
hơn. Hình như những cử chỉ thân mật ân cần của Vũ đều do em gọi ra và chỉ cho riêng em. Hình như cuộc sống còn rất nhiều con đường và người đàn ông đầu tiên không phải là tất cả”; “Thời tiết chết trong sự sợ hãi, chết vĩnh viễn từ buổi trưa hôm ấy. Vô nghĩa cho tất cả những gì đã diễn ra dù rằng hi vọng chưa chấm dứt. Mong một cơn giông đến từ chân trời khác”; “Giờ một người đang ở trong nắng, cách xa gần hai nghìn cây số, ký ức tràn ngập mây, bao nhiêu ý nghĩ, với nỗi sợ hãi thấp thỏm vì độ cao”. Và đặc điểm
này lại chính là hơn lúc nào hết, nhà văn đã để cho giọng điệu câu văn tự gọi ra, tự khắc sâu chính cái hồn của nhân vật, cái chất của tiểu thuyết.
Trong 5 tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thì giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư, triết lý đậm đặc nhất trong Những đứa trẻ chết già, ở đó, giọng điệu này trở thành
một đối trọng với giọng khách quan sắc lạnh tạo ra hai kiểu hiện thực đan cài song song. Giọng điệu này tràn ngập trong mạch Vô thanh, biến mạch chuyện cũng đồng thời trở thành mạch tâm tưởng, ở đó nhân vật tự thấm thía về những nỗi buồn thân phận cũng như ngậm ngùi xót xa nhận ra những nghịch lý của cuộc đời:
“Thời gian là kẻ sát nhân tàn khốc” [31, tr.47];
“Con người theo ông nghĩ chỉ cảm thấy hạnh phúc khi biết rằng mọi thứ đều có
giới hạn” [31, tr.142];
“Cái chết bao giờ cũng là điều vĩ đại cuối cùng mà con người đạt đến. Bao
nhiêu ngàn năm nay con người cứ khao khát thanh thản, khao khát tự do, bình đẳng, khao khát cả nỗi cô đơn tĩnh mịch nữa. Những điều đó đều nằm trong cơ thể của cái chết” [31, tr.173].
“Tuổi thơ luôn luôn trở thành nạn nhân của sự vận động. Với một thời gian ngắn
ngủi của mình, làm sao tuổi thơ ông có thể chống chọi để không bị vùi lấp trước hàng ngàn vạn sự kiện cuộc đời (…) Trí nhớ cứu vớt con người nhưng đồng thời cũng hủy hoại họ” [31, tr.237]
Ông trong Vô thanh là người đã từng trải qua nhiều biến cố, bi kịch của cuộc đời. Hoàn cảnh ấy và ở cái độ tuổi đã nếm trải đủ để “thèm được trẻ lại”, con người ta thường hay chiêm nghiệm và suy tư về sự sống, về cái chết. Và hơn thế nữa đó là lúc con người khao khát được tìm lại chính mình, nhận thức rõ về bản thể. Bởi thế câu hỏi đầy triết lí quanh quất trong mạch Vô thanh đó chính là câu hỏi về hành trình tìm kiếm ý nghĩa của chính mình: “Ta đi đâu? Ta đang ra đi hay trở về?”.
Câu hỏi hay nỗi niềm trăn trở ấy một lần nữa lại vang lên trong dòng ý thức của Hoàn trong Người đi vắng: “Mình chẳng là gì cả, chẳng có gì cả, mình sẽ phải lênh
đênh mãi ngay cả khi không hít thở trên mặt đất này nữa…” [30, tr.64]. Không nhiều
biến cố để trải nghiệm, không đủ từng trải để thấu hiểu những triết lí, bản chất của đời sống, nhưng chính hiện thực trống trải và thiếu vắng đã thúc đẩy Hoàn đi tìm bản ngã, bản thể của mình trong những giấc mơ vô thức, bằng cách lần tìm, bằng sự cật vấn chính quá khứ của mình: “Mày có phải là tao ngày xưa không?”. Và không chỉ Hoàn, con người, sự vật, linh hồn trong thế giới Người đi vắng đều xót xa, trăn trở về cái bản thể “thiếu vắng” của mình thể hiện qua những dòng tự sự với giọng điệu suy tư:
“So với cái cây đời con người ta trở nên bẩn thỉu dị mọ quá (…) Con người gục
ngã quá nhanh còn cái cây thì bền bỉ ngay cả khi bước vào cái chết” [30, tr.95].
“Giá như mình cũng lồng được vào các đồ vật kia thì tuyệt”. Thắng nghĩ. Anh
nhìn kỹ, thật kỹ vào ô kính và nhận ra khuôn mặt mình. Nó cũng lồng vào các đồ vật, cũng bị xóa mờ, bị chia cắt. Duy chỉ có đôi mắt và cái mũi là còn rõ nét, nguyên vẹn. Thắng lại dừng lại. Thật buồn. Thật mệt mỏi” [30, tr.223].
Ở Trí nhớ suy tàn, giọng suy tư miên man dàn trải gắn với những tâm sự mông lung, mơ hồ của cô gái sắp bước vào tuổi 26 với những kí ức buồn: “Cuộc sống có vẻ
cồng kềnh lằng nhằng, nếu có thể sẽ cắt bỏ bớt đi cho nhẹ để tiến lên nhanh hơn, thoải mái hơn. Chẳng biết nên cắt bỏ cái gì?” [33, tr.67]
Khẩn trong Ngồi, dù luôn bị cuốn đi trong sự xô bồ, ồn ã của đời sống thực tại hay trong sự mê hoặc, huyền bí của những giấc mơ có hình bóng Kim, nhưng cũng có lúc nhân vật phải dừng lại để nhận diện lại cuộc sống mà mình đang sống, để suy ngẫm về cái ý nghĩa tồn tại của con người. Giọng điệu suy tư, chất vấn và đầy triết lí diễn tả những khoảng lặng ấy của nhân vật:
“Khẩn đau đớn nghĩ đến hình ảnh một búi lươn trong chậu, cứ nhằng nhíu, hỗn
độn quấn xiết lấy nhau cho tới khi một giọt nước sôi bất thần giội xuống. Tại sao lại vô nghĩa đến thế cơ chứ? Tại sao lại đem nhau ra mà phanh thây xé xác như những con vật như thế chứ?” [29, tr.89]
“Khẩn hình dung ra những kí tự kia là người và một kí tự bị xóa đi, biến mất thì
cuộc đời này lại dở dang thêm một chút, vô nghĩa thêm một chút. Ý nghĩ ấy thôi thúc Khẩn đánh tên mình vào sau đó tự xóa đi (…) Khẩn linh cảm khoảng trống ấy chứa đựng cái gì đó cao lớn sừng sững và lạnh lẽo (…) Xóa một cái tên thật đơn giản.” [29,
tr.114-115].
Chính âm hưởng của giọng điệu triết lí và chiêm nghiệm này cho thấy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng như các tác giả đương đại khác, dù luôn nỗ lực khai phá những hiện thực mới, những hình thức mới nhưng vẫn không thể đi ngoài quy luật muôn đời của tiểu thuyết, của văn chương: suy tư về số phận và bản ngã con người.
Tiểu kết
Ngôn ngữ là một trong những phương diện thể hiện rất rõ lối viết Nguyễn Bình Phương. Ở đó người đọc thấy một lối viết của những thái cực đối lập: một đằng là lớp ngôn từ trần trụi, thô nhám, mang đậm dấu ấn của đời sống đương đại, một đằng lại là lớp ngôn từ tinh tế, lạ hóa, giàu hình ảnh và đậm chất thơ. Đồng thời trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương đã mạnh dạn thử nghiệm những hình thức diễn ngôn trần thuật mới mẻ, đầy sáng tạo. Sự kết hợp của các kiểu diễn ngôn trần thuật với sự gia tăng của lời gián tiếp tự do không chỉ là sự thay đổi về hình thức trên bề mặt tự sự, chính sự kết hợp, xâm nhập, đan xen và giao hòa của nhiều chủ thể diễn ngôn trong một tự sự nhằm tái hiện lại một hiện thực không còn thuần nhất, trọn vẹn. Cùng với đó việc thể nghiệm nhiều giọng điệu trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương cũng như các tác giả đương đại đã khước từ giọng điệu đơn âm trong nền văn học truyền thống những năm chiến tranh, cũng đồng nghĩa, họ - những tác giả của làn sóng đổi mới đang nỗ lực hướng tới tính đa âm, đa thanh của tiểu thuyết nhằm tái hiện một cách đầy đủ hơn hiện thực đa tầng, phức tạp và ngổn ngang của thế giới hiện đại.
KẾT LUẬN
1. Xuất hiện trên văn đàn tiểu thuyết Việt Nam hiện đại chưa lâu, và vẫn được xưng danh là “nhà văn trẻ” song sức sáng tạo và “gia tài” văn chương mà Nguyễn Bình Phương sở hữu không phải người cầm bút nào cũng có được. Với 8 cuốn tiểu thuyết trong vòng 12 năm và mỗi tác phẩm ra đời đều tạo được sự chú ý, quan tâm của dư luận bởi sức cuốn hút khiến người đọc phải trăn trở để tìm cách lý giải, khám phá. Chọn cách tiếp cận từ lý thuyết tự sự học, luận văn thông qua những phân tích, đánh giá về nghệ thuật tự sự để khám phá thế giới tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Từ góc độ này có thể thấy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện những dấu hiệu đổi mới trên nhiều phương diện:
Điểm nổi bật trong nghệ thuật tự sự Nguyễn Bình Phương chính là cách tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật. Với việc sử dụng hình thức trần thuật đan xen, kết hợp giữa các ngôi kể thứ nhất và thứ ba cùng với đó là sự dịch chuyển điểm nhìn liên tục trên các cấp độ văn bản từ người kể chuyện sang nhân vật, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã tạo ra một cái nhìn đa diện, phức hợp, nhiều chiều về thế giới, ở đó hiện thực được tái hiện như một mê lộ, nhiều khúc quanh co, nhiều sự đứt gãy và có cả những mảng hiện thực nằm ngoài khả năng thức nhận của con người.
Hình ảnh đa diện của thế giới còn được tạo ra bởi một kết cấu tiểu thuyết đa tầng, lồng ghép, phân mảnh. Mỗi tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều là sự kết hợp đan cài, song hành, chồng chéo của nhiều mạch tự sự tạo ra cảm giác về một hiện thực không thuần nhất, trọn vẹn. Cùng với đó việc thu nạp vào tiểu thuyết những yếu tố bên ngoài tự sự và xóa nhòa ranh giới thể loại, ở phương diện kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện tham vọng vượt lên những khuôn khổ thể loại để bao quát, phản ánh những vấn đề phức hợp, bộn bề của hiện thực đương đại. Và với những thử nghiệm khám phá đời sống ở tầng sâu vô thức của con người thì việc sử dụng thời gian trần thuật phi tuyến tính, đồng hiện là sự lựa chọn tất yếu, ở đó, thời gian tâm lí trở thành một chiều kích mới của hiện thực nội tâm, hiện thực tâm tưởng. Từ đó tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương từng bước khai phá những mảng hiện thực sâu kín, tế vi, ẩn khuất nhất bên trong mỗi con người.
Ở phương diện ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng đã tạo ra những dấu ấn rất riêng. Đó là sự kết hợp của ngôn ngữ đời thường, thô nhám, trần trụi với ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm chất thơ; là sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu diễn ngôn trần thuật; đó còn là sự cộng hưởng của nhiều sắc thái giọng điệu, từ hài hước giễu nhại, đến khách quan sắc lạnh đến chiêm nghiệm, triết lí, suy tư. Những dụng công của nhà văn từ góc độ ngôn từ và giọng điệu là những nỗ lực nhằm tạo ra tính đa âm, đa thanh - một khuynh hướng tất yếu không chỉ riêng Nguyễn Bình Phương mà của hầu hết các nhà văn đương đại có ý thức đổi mới.
2. Từ những đặc điểm nghệ thuật tự sự có thể thấy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại, thể hiện một tinh thần “khước từ truyền thống”, sự nỗ lực cách tân, góp phần cùng nhiều tác giả đương đại khác như Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng, Vũ Đình Giang… định ra một hướng đi mới cho tiểu thuyết những năm gần đây, kéo gần khoảng cách giữa tiểu thuyết Việt Nam đương đại với văn học thế giới. Tuy nhiên đổi mới không có nghĩa là quay lưng hay cắt đứt với truyền thống. Những kỹ thuật tự sự mà Nguyễn Bình Phương thể nghiệm trong tiểu thuyết của anh không đơn thuần chỉ là một “trò chơi cấu trúc” mà chính từ những cách tân về hình thức ấy nhằm thể hiện một cảm quan mới về thế giới hiện đại - một thế giới không còn thuần nhất, trọn vẹn. Cái gạch nối giữa tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương với truyền thống là ở chỗ tiểu thuyết của nhà văn này vẫn tiếp tục đặt ra câu hỏi cho những vấn đề nhân sinh, hiện tồn trong cuộc sống của con người - đó là tinh thần của tiểu thuyết mọi thời. Mỗi tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mang một chủ đề, một màu sắc riêng nhưng vẫn có một tiếng nói xuyên suốt đó là hình ảnh những con người trong thế giới hiện đại với nhiều đổ vỡ, âu lo, bất an vẫn đang khắc khoải trên hành trình tìm kiếm bản thể, tìm kiếm ý nghĩa đích thực cho sự tồn tại của mình. Bởi vậy cũng có thể nói tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là “tiểu thuyết về chính cái trạng thái kiếm tìm ý nghĩa của đời sống” [41].
3. Có nhà nghiên cứu đã nhận định, Nguyễn Bình Phương là một trong số không nhiều nhà văn Việt Nam đương đại đã tạo ra được một thế giới tiểu thuyết rất riêng cho mình, đó là thế giới của những sự đối lập, của những thái cực khác nhau. Ở thế giới đó người đọc cảm nhận được một cái gì đó vừa rất quen thuộc lại vừa rất mới mẻ, xa lạ. Không thể không nhắc đến thi pháp huyền thoại đã phủ lên thế giới tiểu thuyết của anh một bầu không khí đặc biệt, kì ảo, bí ẩn, vừa có màu sắc tâm linh dẫn dụ lòng tin lại vừa