6. Bố cục của luận văn
4.1.4. Chương trình phát triển vùng biên của Trung Quố c chiến lược
lược “Hưng biên phú dân”
Cũng như Việt Nam, Chính phủ Trung Quốc đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế ở vùng biên. Tuy nhiên, nếu Việt Nam xây dựng một loạt chính sách nhỏ lẻ, đôi khi chồng chéo hoặc không liên kết tạo thành một chiến lược phát triển ở vùng biên lâu dài thì Trung Quốc đã phát triển một hệ thống quan điểm có tính lý luận và thực tiễn. Từ đó xây dựng chính sách phát triển vùng biên, lấy tư tưởng “Hưng biên phú dân” làm nền tảng. “Hưng biên phú dân” ra đời đã trở thành một chương trình hành động cụ thể quan trọng nhất của chiến lược “Đại khai phá miền Tây”.
Các mục tiêu chính mà chương trình “Hưng biên phú dân” đưa ra bao gồm: tranh thủ trong khoảng thời gian 10 năm, làm cho cơ sở vật chất hạ tầng
ở vùng biên có được sự cải thiện đáng kể, khiến cho mức sống của cư dân được nâng cao, các mặt kinh tế và xã hội đều có bước tiến bộ. Cuối cùng đạt được mục tiêu: phú dân, hưng biên, cường quốc, mục lân. Triển khai ba phương diện chủ yếu gồm: hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng cơ chế tăng trưởng kinh tế cấp huyện và tăng cường khả năng tự phát huy năng lực của bản thân, nâng cao mức sống của người dân.
Chiến lược “Hưng biên phú dân” được triển khai từ năm 1998 đã biến các vùng hoang vu ở biên giới Trung Quốc và cả khu vực sâu hơn thành các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa, cần nhiều lao động phổ thông. Sự dư thừa lao động trong thời kỳ nông nhàn ở các hộ gia đình vùng biên giới nước ta, trong đó có người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đã đáp ứng được sự thiếu hụt nhân công cho các vùng sản xuất nông sản hàng hóa của Trung Quốc. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động làm thuê ở Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở Tân Thanh.
4.2. Tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của ngƣời Tày ở Tân Thanh