Buôn bán, dịch vụ

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn (Trang 83)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.Buôn bán, dịch vụ

Bản Thẩu là một trong hai thôn của xã Tân Thanh bị Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu. Sau khi bị mất đất nông nghiệp, Ban Quản lý thương mại Tân Thanh đã phân chia cho mỗi hộ trong thôn một ô làm ki ốt bán hàng ngay gần cửa khẩu, mỗi năm phải nộp gần 4 triệu tiền thuế chỗ ngồi. Vì thế, hiện nay bên cạnh làm nông nghiệp và đi làm thuê/ cửu vạn thì người Tày ở thôn Bản Thẩu còn đi bán hàng tại chợ cửa khẩu. Các mặt hàng chủ yếu vẫn là quần áo, giày dép, điện tử...Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ trong thôn do không quen với thương trường nên họ đã không trực tiếp bán hàng mà cho thuê ki ốt để lấy tiền. Trong năm 2010, thôn Bản Thẩu có 60 hộ có ki ốt cho thuê ở chợ cửa khẩu. Gía thuê ki ốt thời điểm đó là 40 - 50 triệu/năm tùy từng lô ở mặt đường hay ở bên trong. Ngoài việc có ki ốt cho thuê, theo khảo sát của tôi, người Tày ở thôn Bản Thẩu còn có một loại hình dịch vụ nữa là cho thuê nhà trọ. Đây cũng là một loại hình sinh kế khá đặc

trưng ở vùng cửa khẩu Tân Thanh này. Do tận dụng được vị trí địa lý gần khu vực cửa khẩu - nơi thu hút rất nhiều cư dân ở trong tỉnh cũng như tỉnh khác đến làm ăn, những hộ có nhiều đất đai ở trong thôn đã xây những dãy nhà trọ cho những người ở dưới xuôi lên thuê. Ông Hoàng Văn Hoàn cho biết “Trong năm 2011 vừa qua, có khoảng gần 30 hộ người Tày cho thuê nhà trọ. Ngay cả chính nhà tôi cũng có nhà trọ cho thuê”.. Đối tượng thuê nhà chủ yếu là những người dưới xuôi lên làm ăn, đông nhất là các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Thái Nguyên...Nhà trọ được xây thành dãy, mỗi gian khoảng 20 m2 với giá trung bình từ 300 - 500 nghìn đồng/tháng. Ông Hoàn cũng cho biết thêm, có nhiều nhà trọ trong thôn được xây rất rộng, nhiều tầng, tùy theo đặc điểm gần mặt đường hay trong ngõ, diện tích rộng hay hẹp cũng có những giá khác nhau. Những gian nhà khang trang thì có giá từ 800 nghìn đến 1 triệu/tháng. Cũng có người thuê một căn hộ tầng 2 với giá 50 triệu/năm. Có người do xác định buôn bán ở đây lâu dài cũng mua được nhà trong thôn.

Trong thôn Bản Thẩu hiện nay cũng xuất hiện một số dịch vụ khác của đồng bào như mở nhà hàng cơm phở, tiệm giải khát, máy ảnh, cửa hàng photocopy, dịch vụ cho thuê xe, một số công ty nhỏ được thành lập. Tuy nhiên, những dịch vụ này cũng còn rất ít, hạn chế, rải rác vài cửa hàng và chủ yếu thuộc về phần đông hộ gia đình có nguồn vốn lớn và có kinh nghiệm trong kinh doanh. Khác với các hộ người Tày sống chủ yếu bằng nông nghiệp và đi làm thuê thì việc tham gia vào những hoạt động dịch vụ mới này đã góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình người Tày ở đây.

Tiểu kết chƣơng 3

Hoạt động sinh kế của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh từ Đổi mới (năm 1986) đến nay rất đa dạng và phong phú. Trong đó, vừa có sự đổi mới về sinh kế truyền thống lại vừa biết tận dụng lợi thế của vùng biên nên người Tày ở đây đã mạnh dạn tiếp cận các nguồn sinh kế mới để tăng thu nhập.

Những đổi mới trong sinh kế truyền thống dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng gắn với trồng rừng. Nhờ đó, làm cho diện tích và năng suất cây trồng tăng, an ninh lương thực được đảm bảo.

Từ khi mở cửa biên giới Việt - Trung đến nay, đặc biệt là khi Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh được thành lập từ đầu những năm 90, một số phương thức mưu sinh mới đã xuất hiện ở thôn Bản Thẩu. Đó là lao động làm thuê với các hình thức như làm thuê trong các vùng nội địa của Trung Quốc; cửu vạn, bốc vác hàng tại cửa khẩu; bán hàng thuê cho các chủ hàng người Trung Quốc và người Việt. Dù nguy hiểm và vất vả nhưng đội ngũ đi làm thuê ở trong thôn ngày một nhiều lên vì nó là cách mưu sinh nhanh chóng nhất mà con người ở đây có thể làm được và phải đối diện để đổi lấy sự sống khi nào họ chưa tìm ra được hướng đi mới cho cuộc đời.

Bên cạnh đó, một số hoạt động buôn bán, dịch vụ cũng đã xuất hiện ở trong thôn như cho thuê ki ốt bán hàng; cho thuê nhà trọ; mở nhà hàng ăn uống...Thu nhập từ các hoạt động này đã có những đóng góp đáng kể cho kinh tế hộ gia đình, giúp giải quyết được một phần nhu cầu chi tiêu trong thời buổi giá cả thị trường đắt đỏ hiện nay.

Chương 4

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI SINH KỀ CỦA NGƢỜI TÀY Ở XÃ TÂN THANH

4.1.Những yếu tố tác động

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn (Trang 83)