6. Bố cục của luận văn
3.1.3. Sinh kế từ rừng
Đối với cư dân miền núi, rừng có vai trò rất quan trọng bởi vì rừng, đất rừng có những đóng góp to lớn tới cả sinh kế và phúc lợi của họ như tạo thu nhập, cung cấp lương thực thiết yếu, giảm nhẹ những thiệt hại khi mùa màng thất bát, khi không có công ăn việc làm hay khi gặp những khó khăn khác [51, tr.17]. Còn theo tác giả Jin Sato, người dân sống dựa vào rừng ở hai khía cạnh. Thứ nhất là phụ thuộc về thu nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập họ có được từ bán các sản phẩm rừng. Thứ hai là sự phụ thuộc về sinh
kế, được tính toán bằng các loại sản phẩm rừng sử dụng hàng ngày. Như vậy, rừng là một trong những nguồn thu nhập và sinh kế của họ [51, tr.35]. Người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh cũng là một trường hợp như vậy.
Từ những năm 1990 trở đi, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn và của huyện Văn Lãng, chính sách giao đất, giao rừng (chương trình 327) đã được thực hiện trên địa bàn xã Tân Thanh. Chương trình 327 hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, được thành lập theo NĐ 327/CT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành năm 1992. Mục tiêu của chương trình là khuyến khích việc trồng và bảo vệ rừng, nâng cao mức sống của người dân địa phương. Hưởng lợi từ chính sách trên, các hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đều được chính quyền xã giao diện tích đất lâm nghiệp cùng với diện tích rừng để quản lí, sản xuất và cải tạo. Tuy nhiên, đất đai được chia theo đất cha ông để lại cho mỗi hộ gia đình nên có hộ nhiều, hộ ít đất. Rừng và đất rừng có chủ sẽ góp phần quản lí và bảo vệ rừng bền vững hơn. Có đất lâm nghiệp, bà con thôn Bản Thẩu đã tiến hành trồng bạch đàn, keo, dẻ, trám, hồi...là những loại cây thích hợp với chất đất ở đây. Qua phỏng vấn sâu ông Hoàng Văn Hoàn - trưởng thôn Bản Thẩu được biết, trong những năm gần đây, do thay đổi thời tiết nên cây hồi vốn được coi là một trong những cây đặc sản của vùng thì nay năng suất thu hoạch giảm, khi cây lớn thường bị sâu bọ và không sai hoa, quả. Cây trồng chính trên đồi rừng của các gia đình trong thôn hiện nay là bạch đàn. Trồng bạch đàn khoảng 5 - 6 năm mới cho thu hoạch một lần, đồng bào lấy gỗ về để làm dáo, làm hoành trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu giấy, ván ép. Thời điểm năm 2011, giá 1 cây gỗ bạch đàn là 100 nghìn đồng/cây. Thấy được lợi ích kinh tế như vậy nên hầu như các hộ trong thôn Bản Thẩu đều dành những mảnh rừng của mình cho trồng bạch đàn. Có gia đình trồng được khoảng hơn 10.000 cây.
Ngoài việc lên rừng thu hái lâm thổ sản, lấy củi, rau, măng, nấm.. phục vụ thường xuyên cho đời sống hàng ngày thì người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã
Tân Thanh còn có một công việc tạo ra nguồn thu nhập đó là đốt than để bán. Qua phỏng vấn ông Hoàng Văn Điền - người dân thôn Bản Thẩu được biết về cách làm than như sau: Ban đầu, đồng bào chặt các cây củi dài khoảng 1m và xếp chồng lên nhau theo từng khối (trung bình cứ 1 khối sẽ cho ra 1 lò than) và phải đi chặt từ 2 - 3 ngày mới được số củi cần làm. Sau khi xếp củi xong, họ lấy lá cây xanh phủ hết lên toàn bộ đống củi, tiếp đó là phủ thêm xung quanh một lớp đất bên ngoài và làm một lỗ thông hơi. Đất phải được đắp kín, dày khoảng 1 gang tay để không cho gió lùa vào. Công việc này cũng phải huy động các thành viên trong gia đình cùng đi làm. Khi đã chuẩn bị xong những công đoạn đó thì đồng bào mới tiến hành đốt âm ỉ trong khoảng 1 tuần cho cháy hết củi. Việc đốt củi này được tiến hành ngay tại cánh rừng của gia đình và hàng ngày phải thường xuyên có người trông than nếu không than sẽ bị cháy thành tro. Những năm gần đây, đa số các hộ dân trong thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đều làm than. Họ mang than đi bán ngay tại cửa khẩu Tân Thanh, có những người mang sang cả Trung Quốc bán2. Gía thành một cân than dao động từ 10.000 - 15.000 đồng, đồng bào bán theo bao, mỗi bao than khoảng 30 kg. Than được người dân mua về chủ yếu để nướng đồ ăn hay sưởi ấm vào mùa đông. Tuy nhiên, việc làm than chỉ được tiến hành vào khoảng tháng 10, tháng 11, trong thời gian nông nhàn. Mặt khác, đây cũng là lúc mùa đông, thời tiết giá rét, nhu cầu tiêu thụ sẽ cao. Ông Hoàng Văn Điền cho biết “Bán than mang lại thu nhập nhưng lại gây ra phá rừng và việc đốt than cũng có mùa nên nguồn thu nhập này cũng không phải là thường xuyên”.
3.2.Các hình thức sinh kế mới