6. Bố cục của luận văn
2.2.5. Chợ phiên và trao đổi
Vào cuối thế kỷ XVIII, Ngô Thì Sĩ được bổ làm đốc trấn Lạng Sơn. Sau khi đi tuần thú biên cương, trên đường trở về, ông cho binh lính tập trận ở đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua thị trấn Na Sầm (huyện Văn Lãng) và cho bạt đá khắc bia đề chữ ghi nhớ lần tuần thú này. Khi đó, nơi đây còn rất hoang sơ, chưa trở thành tụ điểm kinh tế - xã hội.
Giai đoạn 1884 - 1945, thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ lên đất nước ta, trong đó có châu lỵ Thoát Lãng, nay là thị trấn Na Sầm. Với vị trí là một phố chợ miền núi, kinh tế đã có những bước tiến triển đáng kể so với lịch sử lâu dài trước đó. Nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, phố sá mới trở thành “nơi chợ búa ồn ào huyên náo, phức tạp”. Na Sầm được coi là sầm uất nhất so với các châu lỵ khác trong tỉnh Lạng Sơn vào giai đoạn 1936 - 1937 và trở thành đầu mối giao thông thuận tiện, có đường. sắt, đường bộ, đường sông chạy qua, nhiều đường mòn từ miền xuôi lên và sang biên giới Việt -Trung. Vào thời kỳ này, xã Tân Thanh cũng như thị trấn Na Sầm đã có thể giao lưu kinh tế với các địa phương khác ở đồng bằng Bắc Bộ: bằng đường sắt qua Đồng Đăng về Hà Nội; với Cao Bằng bằng đường ô tô qua Thất Khê, Đông Khê; với Thái Nguyên bằng đường ngựa; với Long Châu, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) xuôi theo đường sông Kỳ Cùng. Trước đó, thực dân Pháp đã mở quốc lộ số 4 từ Móng Cái đến Lạng Sơn, Cao Bằng chạy qua thị trấn Na Sầm, sửa và mở rộng quốc lộ số 1 từ Hà Nội đi Mục Nam Quan (nay là Hữu Nghị Quan) qua Kỳ Lừa, Đồng Đăng. Từ thị trấn Na Sầm về các thôn bản và các xã tuy chỉ là những con đường hẹp nhưng được tu sửa thường xuyên để người, ngựa đi lại tương đối dễ dàng.Việc vận chuyển sản phẩm ở nông thôn ra thị trấn chủ yếu bằng sức người, ngựa thồ và dùng quang gánh, vác là phổ biến.
Qua phỏng vấn sâu các gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh được biết xưa kia việc trao đổi, mua bán chủ yếu được diễn ra ở chợ Na Sầm và Đồng Đăng - là hai chợ phiên chính và lớn nhất trong vùng Văn Lãng (từ năm 1976 Đồng Đăng cắt về huyện Cao Lộc). Bên cạnh đó, người Tày ở thôn Bản Thẩu còn đi chợ Ái Hẩu – một chợ thuộc chi nhánh của Bằng Tường (Trung Quốc), cách trung tâm thôn khoảng 6 km. Chợ Na Sầm được họp theo phiên, cứ 5 ngày một phiên như các ngày 5, 10, 15...Việc trao đổi, mua bán diễn ra khá nhộn nhịp với sự hiện diện của nhiều loại hàng hóa mà
người Tày ở Tân Thanh mang ra trao đổi như thóc gạo, gà, vịt, trứng, rau quả, cá, một số sản phẩm là nghề thủ công gia đình như vải vóc, đồ mây tre đan, đồ gỗ, đường, mật mía. Theo đó, là các loại thổ sản thu hái được từ môi trường tự nhiên như măng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong rừng, thuốc nam...Người Tày ở Tân Thanh đến chợ không chỉ cung cấp trâu bò, cày kéo cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ mà còn chuyển về miền xuôi một số sản vật như hồng, quýt, mận, thuốc lá sợi vàng, mật ong, củ nâu... Ngược lại, một số sản phẩm như gạo, muối ăn, cá khô, nước mắm và các dụng cụ sản xuất bằng gang, sắt, đồ dùng gia đình bằng đúc đồng của vùng đồng bằng Bắc Bộ đã được bán hoặc trao đổi ngày càng tăng ở Na Sầm. Từ năm 1910, vải của Trung Quốc bắt đầu cạnh tranh thực sự với vải của Pháp. Một số mặt hàng tiêu dùng khác, nhất là dụng cụ gia đình bằng sứ thô, hàng hóa Trung Quốc chiếm vị trí hơn hẳn. Cuộc cạnh tranh buôn bán này đã tạo điều kiện cho việc buôn bán tại Lạng Sơn nói chung, Na Sầm nói riêng mở rộng quy mô cả với Trung Quốc và Pháp. Khối lượng hàng hóa ngày càng lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam và theo con đường tiểu ngạch được chuyển vào Na Sầm thường xuyên. Sầm uất nhất ở Na Sầm thời kỳ này là Khu Ga và Khu Chợ Háng Slẹc (Bản Tích) với các dãy nhà kho chứa hàng hóa lớn, hàng ngày có tới mấy chục phu khuân vác, bốc xếp hàng hóa. Việc chế biến thịt trâu bò sấy khô đóng hòm và vịt quay đóng hộp đã phát triển và nổi tiếng một thời [7, tr.102]. Bên cạnh đó là các cửa hàng ăn uống, quán trọ và cả sòng bạc. Việc mua bán xuất hiện song hành hai hình thức: trao đổi bằng tiền và trao đổi bằng hiện vật, việc dùng cân ki lô trong mua bán cũng đã rất phổ biến.
Trước đây, khoảng cách từ thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đến chợ Na Sầm khá xa, khoảng 15 km. Thời kỳ đó do thiếu phương tiện vận tải cơ giới nên việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn và tốn không ít thời gian, công sức. Để kịp đến họp chợ, đồng bào Tày ở
thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh phải đi từ lúc trời chưa sáng, bởi thế việc tính độ dài trên đoạn đường không phải bằng đơn vị cây số mà được tính bằng số bó đuốc cần dùng để thắp sáng khi đi trên đoạn đường đó. Một số người sống quá xa nơi họp chợ buộc phải đến chợ từ buổi chiều hôm trước. Trong hoàn cảnh như vậy, nhiều người tranh thủ mang hàng ra bán bớt, hình thành phiên chợ phụ gọi là áp phiên. Chợ phiên ở miền núi có một đặc điểm khác biệt so với chợ ở đồng bằng. Nó không chỉ là nơi trao đổi mua bán mà còn là dịp để người ta gặp gỡ, giao lưu hay tâm sự với nhau.
Tiểu kết chƣơng 2
Tân Thanh là một xã biên giới vùng cao của huyện Văn Lãng, dựa vào những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý thuận lợi, cận kề với đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với Trung Quốc nên các hình thức sinh kế truyền thống của người Tày ở đây rất đa dạng và phong phú.
Sống trong môi trường sinh thái vùng thung lũng, canh tác ruộng nước được coi như hoạt động kinh tế chính của người Tày ở Tân Thanh, bên cạnh đó đồng bào còn làm thêm nương rẫy, làm vườn, trồng cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như hồi, trẩu, thuốc lá. Ngoài trồng trọt, đồng bào còn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chăn nuôi là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế nông nghiệp của người Tày, tuy vậy chưa bao giờ nó trở thành một ngành kinh tế chính mà chỉ mang tính hỗ trợ cho trồng trọt. Cơ cấu ngành nghề thủ công của người Tày ở Tân Thanh khá phong phú, tuy nhiên những sản phẩm thủ công chỉ đủ để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và đời sống nội tại, chưa xuất hiện việc sản xuất hàng hóa với quy mô đáng kể. Phân công lao động trong hoạt động thủ công nghiệp hoàn toàn mang tính tự nhiên, theo giới, chưa đạt đến trình độ sản xuất làng nghề hoặc đội ngũ thợ thủ công lành nghề. Do nền kinh tế còn dựa nhiều vào thiên nhiên nên việc khai thác các nguồn lợi sẵn có trong tự nhiên là một hoạt động khá quan trọng. Nếu như trồng trọt giải quyết nhu cầu về lương thực thì hái lượm và săn bắt cơ bản đáp ứng được nhu
cầu về rau và thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Việc trao đổi, mua bán thời kỳ này khá phát triển, chủ yếu được diễn ra ở chợ Na Sầm và Đồng Đăng.
Nhìn chung, sinh kế truyền thống của người Tày ở Tân Thanh còn mang tính chất tự cấp, tự túc. Đồng bào đã biết tận dụng được thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên sẵn có, đồng thời cũng thể hiện được những thích ứng của tộc người với môi trường sinh thái thung lũng.
Chương 3
BIẾN ĐỔI TRONG PHƢƠNG THỨC MƢU SINH CỦA NGƢỜI TÀY Ở TÂN THANH TỪ
ĐỔI MỚI (NĂM 1986) ĐẾN NAY 3.1. Sự chuyển đổi sinh kế truyền thống
3.1.1. Trong trồng trọt
Vào những năm 60, sau nhiều đợt cải tiến quản lý, thị trấn Na Sầm có 14 Hợp tác xã và tổ hợp nông nghiệp. Ở Tân Thanh lúc này là thời kỳ Hợp tác liên thôn, cứ ba thôn hợp lại thành một hợp tác xã, đồng bào đi làm tính công (chẳng hạn như sáng làm 5 điểm và chiều làm 5 điểm thành 1 công). Tất cả sản phẩm lương thực cũng đều được tính theo công làm. Mặc dù được thành lập dựa trên nguyên tắc bình quân ruộng đất, đóng góp tài sản nhưng hệ thống hợp tác xã đã gây ra sự phân hóa giữa các thôn tùy theo diện tích đất ruộng trên nhân khẩu. Trong hợp tác xã, đồng bào Tày đã bước đầu áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh lúa nước, tăng diện tích tưới tiêu, xây dựng hệ thống thủy lợi, sử dụng phân hóa học...
Năm 1970, các hợp tác xã cấp thôn bản được hợp nhất thành một hợp tác xã toàn xã. Cấp độ quản lý mới vượt quá năng lực quản lý của cán bộ hợp tác xã đã làm nảy sinh nhiều vấn đề như tệ quan liêu và mất dần tính linh hoạt khiến cho một bộ phận xã viên ngày càng chán nản, kinh tế tập thể Hợp tác xã đã bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (tháng 2 năm 1979), tình hình nông nghiệp cũng bị xáo trộn, nhiều Hợp tác xã tan vỡ. Do vậy, đến năm 1984 số hợp tác xã nông nghiệp ở đây giảm xuống còn 7 hợp tác xã và số hộ xã viên chỉ chiếm khoảng 26% tổng số hộ nông dân. Dù các hợp tác xã đã áp dụng thành công một số tiến bộ kỹ thuật trước khi được sáp nhập nhưng năng suất lúa vẫn sụt giảm xuống mức 2 tấn/ha/vụ do khâu cung ứng vật tư không kịp thời và bấp bênh. Tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ khai hoang đất ruộng làm cho diện tích đất ruộng theo đầu người
giảm. Gía trị công điểm cho ngày công lao động trong sản xuất lúa nước cũng giảm dần và công việc tập thể không còn đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của gia đình xã viên nữa. Thêm nữa, tập quán phát nương làm rẫy bị cấm gắt gao với các khoản tiền phạt lớn. Hậu quả của chính sách này là một cuộc khủng hoảng lương thực kéo dài vào cuối những năm 70 đối với người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh. Để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực rộng khắp, Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 100 vào năm 1981. Theo chính sách này, ruộng được chia cho các gia đình theo số nhân khẩu. Các gia đình phải nộp một phần sản lượng cho hợp tác xã tùy theo diện tích và chất lượng ruộng của họ và được giữ phần còn lại sau khi đã nộp khoán. Sau khi thực hiện khoán 100 đã chứng kiến sự phân hóa nông hộ sâu sắc trong phạm vi thôn Bản Thẩu. Đất ruộng được chia theo số khẩu của gia đình dù trong tuổi lao động hay ngoài tuổi lao động. Cho nên, những gia đình nào có nhiều nhân lực thì có thể hoàn thành công việc bắt buộc trên đồng ruộng nhanh hơn và tham gia vào các hoạt động khác như làm nương rẫy. Ngược lại, những hộ có ít lao động lại rất khó khăn mới hoàn thành đủ các công việc và nếu không đạt được mức khoán thì bị phạt.
Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) đến nay, nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đây chính là giai đoạn mà Đảng bộ và nhân dân xã Tân Thanh quán triệt và triển khai đường lối, chính sách Đổi mới được cụ thể hóa trong các văn kiện, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, của Đại hội Đảng bộ huyện Văn Lãng và đặc biệt là của Đảng bộ xã Tân Thanh với những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm là ổn định tình hình kinh tế - xã hội; giải phóng các năng lực sản xuất; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; thúc đẩy sản xuất phát triển và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.
Những hạn chế mà Chỉ thị 100 bộc lộ đã buộc Nhà nước phải ban hành Nghị quyết 10 vào năm 1988 kéo theo sự giải thể của các hợp tác xã. Người dân tự đảm nhiệm các hoạt động trồng trọt, kể cả cung ứng vật tư lẫn thủy lợi. Đất ruộng vẫn do Nhà nước quản lý, được giao hoặc bán lại cho nông dân dựa trên số nhân khẩu của mỗi hộ. Các hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh được tự do sử dụng số nông sản thu được theo ý mình và đã trở thành một đơn vị sản xuất độc lập. Nghị quyết 10 đã giúp người dân chủ động, tích cực trong sản xuất dẫn đến thúc đẩy tăng sản lượng lúa nước.
Việc huy động các nguồn lực đầu tư cuả Nhà nước từng bước được đẩy mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông - lâm nghiệp ngày càng được tăng cường. Vào thời gian này, công trình thủy điện Na Sầm là một trong số ít các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được khởi công xây dựng. Thay cho nhà máy nhiệt điện có khả năng phục vụ hạn chế, nhà máy thủy điện Na Sầm tuy nhỏ nhưng đã cung cấp điện phục vụ thường xuyên cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ở đây, trong đó có người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh. Phong trào cải tạo đồng ruộng và thâm canh tăng vụ diễn ra trong toàn xã.
Thay đổi cơ cấu cây trồng
Nét nổi bật trong hoạt động trồng trọt của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới đến nay là sự phát triển nhanh chóng, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vừa đảm bảo nhu cầu lương thực, vừa tạo ra sản phẩm hàng hóa. Nếu như trước đây, việc cấy lúa hay trồng ngô chỉ tập trung vào 1 giống, năm này cấy lúa gì thì họ chọn những giống tốt nhất để lại cho năm sau cấy nên năng suất thấp, nhiều khi bị thoái hóa, biến đổi gen. Hiện nay, với sự thay đổi tư duy, người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đã biết ứng dụng các giống lúa và hoa màu mới cho năng suất cao vào canh tác, loại nào phù hợp với chất đất nào thì mới gieo cấy. Bên cạnh kết hợp kỹ thuật canh tác truyền thống như xen canh, luân
canh, gối vụ, dẫn thủy nhập điền...thì những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp như giống cây trồng, công cụ sản xuất, phân bón vi sinh và hóa học, phương pháp bảo vệ thực vật được tăng cường. Sau khi thực hiện cơ chế Khoán 10, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Lãng là đơn vị trực tiếp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ gia đình nông dân thông qua cán bộ khuyến nông cuả huyện. Lúa là cây lương thực được chú trọng trong việc lựa chọn giống của người Tày ở Tân Thanh vì là cây lương thực chính cung cấp chủ yếu nguồn lúa gạo để đảm bảo đời sống hàng ngày. Qua phỏng vấn sâu người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh được biết hiện nay đồng bào chủ yếu trồng giống lúa 108, 203, Khang dân, Bao thai. Từ khoảng đầu những năm 90 đồng bào đã sử dụng các giống lúa lai như LS1, NƯ 838 và giống ngô lai cao sản như NK54, NK 66, NK67... Đất trồng ngô thích hợp với đất cát, xen canh thêm đậu đũa, khoai lang, đỗ xanh, vừng. Ngô được trồng 1 vụ trong năm, từ tháng 2 đến tháng 7 cho thu hoạch. Sản phẩm từ ngô chủ yếu để chăn nuôi, nếu thu được nhiều mới mang đi bán.
Sắn: thích hợp với đất đồi, được trồng từ tháng 2, đến tháng 9, 10 mới cho thu hoạch. Trước đây là giống sắn củ đỏ nhưng hiện nay đồng bào dùng